Sinh hoạt Chuyên đề: Giá trị nhân đạo trong Văn học Việt Nam sau 1975 - Vũ Thị Lan Hương

l CẤU TRÚC:

PHẦN MỞ ĐẦU

 1. Lí do chọn đề tài

 2. Phạm vi, đối tượng, mục đích của chuyên đề

PHẦN NỘI DUNG

A. Nội dung chính

 1.Những nét khái quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay

 2. Giá trị nhân đạo trong văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay

 2.1. Nhân đạo và những biểu hiện của nó trong văn học

 2.2 Nhân đạo trong văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay

B. Ứng dụng trong thực tế giảng dạy

PHẦN KẾT LUẬN

 

ppt35 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sinh hoạt Chuyên đề: Giá trị nhân đạo trong Văn học Việt Nam sau 1975 - Vũ Thị Lan Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
i tôi phải được tôn trọng và đảm bảo trong sản xuất và trong đời sống tinh thần. Đó là vấn đề thời sự của đất nước ta những năm 80 của thế kỉ XX, những năm đầu của công cuộc đổi mới, nhưng tư tưởng và tình cảm của các nhân vật tích cực trong việc hình thành nhân cách, thói quen độc lập suy nghĩ, khao khát tìm tòi, sáng tạo là hành trang cần thiết để các em vững bước vào đời.	Trong truyện ngắn Bến quê, ngòi bút của Nguyễn Minh Châu hướng vào đời sống thế sự nhân sinh thường ngày, với những chi tiết sinh hoạt đời thường, có khi nhỏ nhặt, để phát hiện những chiều sâu của đời sống với bao nhiêu quy luật và nghịch lí, qua đó nhắc nhở mọi người đừng vô tình mà phải biết gắn bó, trân trọng vẻ đẹp của quê hương xứ sở, vì những cái đó là máu thịt, là tâm hồn của chúng ta. Phải biết nâng niu trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị của cuộc sống, quê hương. Con đò của tâm hồn nương tựa vào gia đình, vào quê hương, ấy là đậu vào “bến quê”đó. Đây là một khám phá mới của nhà văn mang ý nghĩa nhân bản của con người. 	Bằng những lời nói chân tình giản dị mang đậm màu sắc dân tộc Y Phương đã nhấn mạnh đến sự gắn bó tinh thần giữa cuộc sống con người và quê hương qua bài thơ Nói với con. Chẳng có gì quý giá thiêng liêng bằng tình quê, chẳng ai có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn chân thành bằng người dân quê mình. Cha đã truyền ngọn lửa tình yêu cho đời con, thắp sáng tâm hồn con bằng việc nói cho con hiểu về con người và mảnh đất trên đá, trong thung, lên thác xuống ghềnh.	ánh trăng của Nguyễn Duy là một lời tâm sự bình dị nhưng lại mang triết lí sâu xa về mối quan hệ giữa con người với dân tộc, với những gì gọi là quá khứ. Bài thơ đã để lại một khoảng đáng nhớ, đáng yêu trong lòng người đọc. Từ một câu chuyện kể về tình cảm giữa con người và vầng trăng tri kỉ, bài thơ gợi cho người đọc liên tưởng tới những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh hết sức sâu sắc. Vầng trăng biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình thuỷ chung, độ lượng. Vầng trăng là biểu tượng sáng ngời, đẹp đẽ của quê hương đất nước, của lẽ sống tình nghĩa thuỷ chung son sắt. Nhà thơ không chỉ trách ta hờ hững với quá khứ, với những điều thiêng liêng nhất mà còn nhắn chúng ta sống nghĩa tình, thuỷ chung để không phải hối hận vì có lúc đã vô tình quên lãng, bội bạc. 	Sống thuỷ chung, có trách nhiệm với quê hương đất nước nhưng con người cũng phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, gia đình mình. Đó là điều mà Khánh Hoài muốn gửi gắm tới chúng ta qua truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê. Cuộc chia tay cảm động của hai em Thành và Thủy trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: tình cảm gia đình, hạnh phúc gia đình là đáng quý và quan trọng, vì thế mọi người cố gắng bảo vệ giữ gìn, không vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên trong sáng ấy, làm tan vỡ gia đình. Tuổi thơ không biết và không bao giờ muốn chia li. Đọc truyện ngắn này, người đọc - nhất là lớp trẻ chúng ta- hiểu và suy ngẫm được nhiều điều về nỗi đắng cay trong cuộc đời và những tình người đằm thắm, nhân hậu, nhất là tình anh em ruột thịt. 	Các nhà văn, nhà thơ với những phong cách khác nhau đã hướng người đọc vào cuộc sống hàng ngày, đi sâu khám phá những tình cảm mang tính nhân bản của con người. Đó chính là tình cảm với quê hương, đất nước, với con cái, với gia đình Cuộc sống tuy có nhiều vất vả, lo toan nhưng con người không được phép quên đi những tình cảm ấy. Đây là tiếng nói nhân văn cao cả của văn học Việt Nam thời kỳ này.	2.2.3. Đề cao ý thức cá nhân hướng tới sự hoàn thiện của nhân cách	Hướng tới con người, khám phá con người ở nhiều mặt, trong nhiều mối quan hệ cũng là vì mục đích giúp con người soi lại mình, nhìn lại bản thân mình. Trở lại với bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy, ta thấy ánh trăng nói được nhiều điều. Trăng tròn đầy tình nghĩa nhưng đáng tiếc thay cái tình đáng quý ấy lại bị con người thờ ơ, xa lánh. Nhưng dù thế nào trăng vẫn vị tha, cao thượng. Chính điều đó đã giúp con người nhận ra “độ lệch”của nhân cách mình, khiến con người phải giật mình. Cái giật mình trong khổ thơ thể hiện sự bừng tỉnh đáng quý cần có để làm người. Giờ đây, con người đã tìm được đường trở về với chính mình, tìm lại được những tháng ngày tình nghĩa đã vô tình quên lãng. 	Thành công của Nguyễn Duy là mượn cái giật mình của nhân vật trữ tình để rung lên hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở mọi người, nhất là thế hệ của ông không được quên đi quá khứ, cần có trách nhiệm với quá khứ. ánh trăng như một lời sám hối, một lời tự thú, ăn năn. Chỉ người có lương tâm, lương tri mới biết sám hối. Biết sám hối để tự hoàn thiện nhân cách, tự vươn lên hướng tâm hồn về ánh sáng và cái cao cả. Người lính năm xưa đã nhìn lại quá khứ, soi mình trong hiện tại để đấu tranh loại bỏ sự vô tình, vô nghĩa của bản thân, hướng tới sự cao cả, tốt đẹp. ánh trăng là bức thông điệp giàu ý nghĩa nhân sinh mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi tới cho bạn đọc. 	Trong cuộc sống hằng ngày, con người gặp biết bao điều cám dỗ. Nhưng với những gì tốt đẹp vốn có, ta vẫn có thể tránh được những điều vòng vèo, chùng chình, những cám dỗ để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị và bền vững của cuộc sống. Đó là một triết lí nhân sinh sâu sắc về đường đời và mục tiêu cuộc sống mà nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê đã chiêm nghiệm được. Truyện ngắn chứa đựng những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương. Điều đặc biệt là những suy nghĩ, trải nghiệm ấy được Nguyễn Minh Châu chuyển hoá vào đời sống nội tâm nhân vật, với diễn biến của tâm trạng dưới sự tác động của hoàn cảnh. Chợt vang lên bên tai ta lời nhắc khẽ: “xin hãy tạm ngừng một chút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn để tự suy nghĩ về chính mình.”Nghệ thuật đích thực bao giờ cũng có tác dụng nhân đạo hoá con người, làm con người gần nhau hơn và thanh sạch hoá hồn người. Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh) có sức lay, sức gợi sâu xa bởi nó có giá trị như thế. Với cách viết nhẹ nhàng, Tạ Duy Anh đã sáng tạo một tác phẩm chan chứa tình thương, đó là lòng yêu quý anh trai của đứa em gái Kiều Phương - họa sĩ tí hon, tác giả bức tranh “Anh trai tôi”, bức tranh giải nhất trong cuộc thi vẽ quốc tế. Trước bức tranh của em gái, nhân vật người anh cảm thấy ngỡ ngàng, hãnh diện để rồi xấu hổ. Đó là cái xấu hổ cần thiết để làm người. Chú như đang lớn lên về mặt tâm hồn. Thật đáng yêu và đáng trọng biết bao! Nghệ thuật đích thực là nghệ thuật hướng tới, Chân, Thiện Mỹ. Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đã cho ta được cảm nhận đó.Biết sống đẹp biết vươn lên để làm một con người chân chính là điều mà Nguyễn Duy, Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh muốn nói với chúng ta. Bài học về tình thương, về lòng độ lượng về sự phục thiện hướng về đạo lí để hoàn chỉnh nhân cách mà ta tìm thấy qua hình ảnh ánh trăng, nhân vật Nhĩ, nhân vật người anh mang tính nhân văn cao đẹp. Dưới ánh sáng của lương tâm và đạo lí, nhân cách của mỗi chúng ta được hoàn thiện dần, hướng tới lương tâm và đạo lí cao cả, hướng tới cái Chân, Thiện, Mỹ trong xã hội.B. ứng dụng trong thực tiễn giảng dạyNhư trên đã trình bày, chuyên đề nàychủ yếu phục vụ việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Để thực hiện tốt chuyên đề tôi giao bài trước cho học sinh từ 1 đến 2 tuần và yêu cầu các em suy nghĩ, tìm hiểu kĩ vấn đề từ đó tập hợp tư liệu phục vụ chuyên đềKhi tiến hành bồi dưỡng trên lớp, trước hết tôi nêu tên chuyên đề sau đó yêu cầu học sinh thảo luận trình bày phần chuẩn bị ở nhà theo các bước làm bài. trong quá trình thảo luận tôi chú ý lắng nghe để nhận xét rồi chốt lại vấn đề theo định hướng đúng đắnBước 1: Tìm hiểu đề, tìm ýTìm hiểu đề:- Kiểu bài: nghị luận tổng hợp- Vấn đề nghị luận: giá trị nhân đạo trong văn học- Phạm vi tư liệu: Một số tác phẩm văn học từ sau 1975 đến nay (đã học trong chương trình THCS)Tìm ý:- GV hướng dẫn học sinh tìm hệ thống luận điểm cho chuyên đề (dựa vào khả năng khái quát tổng hợp kiến thức qua quá trình nghiên cứu). Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng cần phải nêu được một số ý cơ bản như đã trình bày ở phần nội dung chuyên đề- Hướng dẫn học sinh tìm luận cứ. Luận cứ phải tiêu biểu, toàn diện, bám sát các văn bản đã học- Xác định cách lập luận cho từng nội dungBước 2: Lập dàn ý- GV hướng dẫn HS lập dàn bài theo 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Cho HS thảo luận rút ra dàn bài chung- Đối chiếu với dàn bài của cô giáo và bổ sung những phần còn thiếu- Trong quá trình hình thành dàn bài, giáo viên chú ý theo dõi, tham gia thảo luận với HS, tránh áp đặt để phát huy tính sáng tạo cho các emBước 3: Viết bài- Hướng dẫn HS cách lập luận hợp lí, sử dụng linh hoạt và thành thạo các thao tác lập luận- Hướng dẫn cách phân tích dẫn chứng- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, đặc biệt cần rèn khả năng tư duy sáng tạo, cách tổng hợp khái quát vấn đề- Hướng dẫn cách viết đoạn văn, khuyến khích viết đoạn Tổng - Phân - HợpBước 4: Đọc lại và sửa chữa- Cho HS trao đổi bài sửa lỗi cho nhau, có thể tự chấm bài và nhận xét cách diễn đạt, cách dùng từ đặt câu- Để các em hiểu kĩ và hiểu sâu vấn đề tôi tách nội dung chuyên đề thành những đề nhỏPhần Kết luậnTìm hiểu một số tác phẩm văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay ta thấy tinh thần nhân đạo được thể hiện trong cảm hứng nhân bản. Các nhà văn đã đi sâu khám phá những nét đẹp của con người trong những cái dung dị hằng ngày. Đó là những vẻ đẹp hết sức đơn sơ, bình dị, mang tính truyền thống của con người Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, họ còn mang những nét đẹp của con người hiện đại. Vì được đặt trong nhiều mối quan hệ của cuộc đời nên con người của thời đại mới có thêm những chiều sâu suy nghĩ. Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam được nâng ngang tầm thời đại. Với nhiều phong cách khác nhau, các nhà văn thời kỳ này đã đem đến cho văn học một tiếng nói mới, tiếng nói nhân bản, nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, văn học thời kỳ này phát triển trong một giai đoạn mà xã hội Việt Nam có nhiều biến động phức tạp. Vì thế, nên chăng cần có một cái nhìn thấu đáo, triệt để và toàn diện để khám phá nội dung và những đóng góp của nó cho nền văn học nước nhà.

File đính kèm:

  • pptchuyen_de.ppt
Bài giảng liên quan