Tài liệu ôn thi tốt nghiệp - Trường THPT Thường Tân

Câu 1: Hoàn cảnh, yêu cầu và những nội dung của Hội nghị Ianta?

Đầu năm 1945, khi chiến tranh thế giới thứ II, chuẩn bị kết thúc trong nội bộ các nước Đồng minh nảy sinh ra một số vấn đề:

1- Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít

2- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh

3- Phân chia thành quả giữa các nuớc thắng trận

Trong bối cảnh đó tháng 2 – 1945, Hội nghị Ianta được tổ chức với sự tham dự của Sớcsin( Anh), Xtalin( LX),Rurơven( Mĩ).

Hội nghị đưa ra những quyết định sau đây:

 1 - Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và Nhật, mau chóng kết thúc chiến tranh.Liên Xô sẽ tham chiến tại phương Đông khi chiến tranh kết thúc ở Châu Âu

 2 – Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình, an ninh thế giới

 3 - Thoả thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng tại Châu Á và Châu Âu.

 Chú ý lấy một số dẫn chứng ở Đức, Triều Tiên, Đông Âu, Tây Âu

Câu 2: Qúa trình ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động , các cơ quan của LHQ, vai trò của LHQ trong việc gìn giữ hoà bình anh ninh thế giới?

Qúa trình ra đời: Từ ngày 25 – 4 –> 26 – 6 – 1945, hội nghị quốc tế tại Xan Phranxicô với sự tham gia của đại biểu 50 nước để thông qua bản Hiến chương và thành lập LHQ( Ngày 24 – 10 Hiến chương có hiệu lực)

Mục đích: Nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết dân tộc

Nguyên tắc hoạt động:

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước

- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình

- Chung sống hoà bình trên nguyên tắc của 5 cường quốc lớn Anh ; Pháp; Trung Quốc; Mĩ; Liên Xô.

 

doc29 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp - Trường THPT Thường Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 thứ hai 1966 – 1967: Với lực lượng 98 vạn quân ( Mĩ và đồng minh chiếm gần một nửa), chúng mở tới 895 cuộc hành quân lớn nhỏ trong đó có ba cuộc hành quân then chốt nhằm vào miền Đông Nam Bộ. Trong mùa khô thứ hai ta tiêu diệt151,000( trong đó có 68000 Mĩ và 5500 chư hầu) bắn rơi 1231 máy bay 
- Hầu khắp các vùng nông thôn đô thị lớn phong trào đấu tranh chính trị tiếp tục nổ ra mạnh mẽ, đòi Mĩ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ của các tầng lớp học sinh, sinh viên, binh sĩ và các tầng lớp lao động khác
- Đến cuối 1967, Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam có cơ quan thường trú tại các nước XHCN. Cương lĩnh của Mặt trận được 41 nuớc, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực công nhận
* Tổng tiến công và nổi dây Mậu Thân 1968
- Buớc vào mùa xuân 1968, xuất phát từ việc so sánh lực lượng, đồng thời lợi dụng mâu thuẫn của Mĩ trong mùa bầu cử tổng thống chúng ta quyết định mở cuộc tiến công và nổi dây trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị lớn
- Mục đích nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Mĩ , quân đồng minh, đánh đòn mạnh vào chính quyền Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhândân, buộc Mĩ đàm phán rút quân về nuớc
- Diễn biến: Tổng tiến công và nổi dây Mậu Thân chia làm ba đợt
	+ Đợt 1: Từ 30 – 1 đến 25 tháng 2
	+ Đợt 2: Tháng 5 và 6
	+ Đợt 3: Tháng 8 và 9 năm 1968. Quân ta đã đồng loạt nổi dậy 4 trên 6 đô thị lớn, 37 trên tổng số 44 tỉnhTại Sài Gòn chúng ta đã đánh chiếm các cơ quan quan trọng như: Đài phát thanh, Đại sứ quán, Dinh Độc Lập, Bộ Tư Lệnh
- Mặc dù còn hạn chế song Tổng tiến công và nổi dậy đã giáng đòn mạnh, làm lung lay ý chí xâm lược của quân đội Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố “ Phi Mĩ hóa” tức thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ”, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và ngồi vào bàn đàm phán với chúng ta tại Pa - ri
Câu 34: Chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh và “ Đông Dương hóa chiến tranh”
* Hoàn cảnh: Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ buộc phải chuyển sang một loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới “ Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương thực hiện chiến lược “ Đông Dương hóa chiến tranh”
* Khái niệm: “ Việt Nam hóa chiến tranh” là lọai hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy
* Âm mưu cơ bản của “ Việt Nam hóa chiến tranh” và “ Đông Dương hóa chiến tranh” là dùng ngừơi Việt đánh người Việt, người Đông Dương đánh người Đông Dương
* Thủ đoạn: 
+ Quân Mĩ rút dần khỏi miền Nam, đồng thời là quá trình tăng quân ngụy Sài Gòn
	+ Quân ngụy Sài Gòn được sử dụng như là lực lượng xung kích trong các cuộc lấn chiếm, bình định và xâm lược Lào, Campuchia
	+ Mĩ còn lợi dụng mâu thuẫn trong các nước XHCN lớn nhằm cô lập cuộc chiến của nhân dân ta
* Quân dân miền Nam chiến đấu chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” phối hợp với Lào, Campuchia chống chiến luợc “ Đông Dương hóa chiến tranh” 
- Ngày 6 – 6 – 1969, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập, đó là chính phủ hợp pháp của quân và dân Miền Nam. Tuy nhiên giữa lúc cuộc kháng chiến đang bước vào giai đoạn gay go thì Hồ Chủ Tịch qua đời đó là tổn thất lớn lao của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta,nhưng với ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược nhân dân hai miền đã biến thương đau thành hành động để đi tới thắng lợi cuối cùng
- Trong hai năm 1970 – 1971, nhân dân ta cùng với Lào, Campuchia đã giànhnhững thắng lợi trên mặt trên quân sự và chính trị
	+ Trong hai ngày 24 và 25 – 4 – 1970, Hội nghị cấp cao ba nước được triệu tập biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống quân xâm lược
	+ Từ ngày 30 – 4 đến ngày 30 - 6 – 1970, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn Mĩ – ngụy loại khỏi cuộc chiến 17.000 tên giải phóng một vùng đất đai rộng lớn với 4,5 triệu dân
	+ Từ ngày 12 – 2 đến 23 – 3 – 1971, cùng với quân Lào đập tan cuộc hành quân mang tên Lam Sơn 719 của 4,5 vạn Mĩ – Ngụy loại khỏi cuộc chiến 22.000 tên địch buộc chúng phải rút khỏi đường 9 Nam Lào giữ vững hành lang chiến lược của chiến trường Đông Dương
- Trong khi đó khắp các đô thị Miền Nam cuộc đấu tranh của các tầng lớp tiếp tục nổ ra. Tại các vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi quần chúng nổi dậy chống bình định, phá ấp chiến lược. Đến đầu năm 1971, cách mạng giành quyền làm chủ 3.600 ấp với 3 triệu dân, cấp cho người dân 1,6 triệu ha đất
* Cuộc Tiến công chiến lược 1972
- Ngày 30 – 3 – 1972, quân ta mở cuộc tiến công vào Quảng Trị lấy Quảng Trị làm hướng chính rồi phát triển ra toàn miền. Đến cuối tháng 6 – 1972, quân ta chọc thủng ba phòng tuyến lớn là Quảng Trị, Tây Nguyên, Miền Đông Nam Bộ, giải phóng những vùng dất đai rộng lớn
- Cuộc Tiến công chiến lược 1972, giáng một đòn mạnh vào chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” buộc Mĩ phải tuyên bố “ Mĩ hóa” trở lại chiến tranh tức thừa nhân sự thất bại của “ Việt Nam hóa chiến tranh” 
Câu 35: Giải phóng Miền Nam
* Chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam
Cuối 1974 – đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng , Bộ Chính trị, Trung Ương đề ra kế hoạch giải phóng Miền Nam trong hai năm 1975 – 1976. Đồng thời cũng nhấn mạnh cả năm 1975, là thời cơ và chỉ rõ “ Nếu thời cơ tới vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng Miền Nam trong năm 1975”.Cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để giảm bớt thiệt hại về người và của cho nhân dân, cũng như đảm bảo tới mức tối đa cho các công trình văn hóa và kinh tế
* Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975
- Chiến dịch Tây Nguyên ( 4 – 3 đến 24 – 3 – 1975)
Tây Nguyên là địa bàn quan trọng cả ta và địch đều cố nắm giữ, nhưng do nhận định sai hướng tấn công do vậy địch chỉ bố trí tại đây một lực lượng mỏng. Ngày 4 – 3 – 1975, chúng ta đánh nghi binh tại Công tum và Plâycu. Ngày 10 tháng 3 năm 1975, ta tấn công Buôn Mê Thuột , sau khi mất Buôn Mê Thuột, ngày 12 – 3 địch tổ chức phản công nhưng không thành. Sau hiai đòn bất ngờ,hàng ngũ của địch tại Tây Nguyên rối loạn 
Ngày 14 – 3, Thiệu cho quân rút khỏi Tây Nguyên về giữ duyên hải miền Trung, tận dụng thời cơ chúng ta tiếp tục truy kích chúng trên đường rút chạy, ngày 24 – 3 – 1975, toàn bộ Tây Nguyên với 60 vạn dân được giải phóng.
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đưa cuộc kháng chiến chống mĩ của ta san một giai đoạn mới: Từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn Miền Nam
- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng( 21 – 3 => 29 – 3)
Nhận thấy thời cơ chiến lược đã tới ngay khi chiến dịch Tây Nguyên đang diễn ra Bộ chính trị đã quyết định kịp thời giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn Miền Nam mà trận tiếp theo là Huế - Đà Nẵng
Phát hiện chúng co cụm tại Huế, ngày 21 – 3 chúng ta đánh thẳng vào căn cứ địch, chặn các đường rút chạy của chúng hình thành thế bao vây trong thành phố. Ngày 25 – 3, quân ta tiến vào cố đô Huế, ngày hôm sau 26 – 3 chúng ta hòan toàn giải phóng Huế và Thừa Thiên Huế
Đà Nẵng căn cứ lớn thứ hai của Mĩ tại Miền Nam rơi vào thế cô lập sau khi ta giải phóng Huế. Hơn 10 vạn quân địch dồn về đây, hỗn loạn mất khả năng chiến đấu. Sáng 29 – 3 quân ta từ phía Bắc, Tây, Nam tiến thẳng vào nội thành, 3h chiều thành phố hoàn toàn giải phóng
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng kết thúc đã đẩy Mĩ – Ngụy tới nguy cơ diệt vong, Bộ chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn Miền Na trước mùa mưa năm 1975
- Chiến dịch Hồ Chí Minh ( 26 – 4 – 30 – 4)
Sau khi giải phóng Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng Bộ chính trị, TW Đảng nhận định giải phóng hoàn toàn Miền Nam trước mùa mưa 1975, và trận chiến cuối cùng vào Sài Gòn mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh” . Trước khi tấn công Sài Gòn chúng ta tấn công giải phóng Xuân Lộc, Phan Rang những căn cứ phòng thủ từ xa của địch
Ngày 26 – 4 – 1975, quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân từ các vòng ngoài vượt qua tuyến phòng thủ tiến vào chiếm các cơ quan đầu não của địch.
10h – 45 phút, xe tăng và bộ binh của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11h 30 phút ngày 30 – 4 – 1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc toàn thắng. Sau khi giải phóng Sài Gòn các địa phương khác tại Nam Bộ đứng lên tự giải phóng đến ngày 2 – 5 – 1975, Miền Nam hòan toàn giải phóng
Câu 36: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử 
- Nguyên nhân thăng lợi: 
Cuộc kháng chiến thắng lợi nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn tiến hành đồng thời cách mạng XHCN ở Miền Bắc và cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam, kết hợp tốt các mặt trận chính trị - quân sự - binh vận – ngoại giao
Nhân dân ta có lòng yêu nước , đoàn kết nhất trí trên dưới một lòng, lao động cần cù vì một mục tiêu giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước. Hậu phương Miền Bắc không ngừng lớn mạnh đáp ứng kịp thời sức người sức của cho Miền Nam chiến thắng
Có được chiến thắng đó cũng là nhờ sự đoàn kết nhất trí của ba nước Việt – Lào – Campuchia trong việc chống lại một kẻ thù chung. Đó còn là sự giúp đỡ nhiệt tình về vật chất, tinh thần của các nước XHCN và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới
- Ý nghĩa lịch sử:
Cuộc kháng chiến thắng lợi kết thúc 21 năm chống Mĩ, 30 năm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân đế quốc trên đất nước ta từ 1858
Thắng lợi của cuộc kháng chiến mở ra một kỉ nguyên mới: Kỉ nguyên độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội
Thắng lợi của nhân dân ta và thất baị của Mĩ đã ảnh hưởng mạnh tới nội tình của nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ mạnh cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thê giới
Thắng lợi đó mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trang chói lọi nhất, một biểu tượng về sự toàn thắng của chủ nghĩa aanh hùng cách mạng và trí tuệ loài người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại nhất của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và thời đại sâu sắc

File đính kèm:

  • docONTHI TOT NGHIEP2008 - 2009.doc