Tập Huấn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Giáo Dục Công Dân Trung Học Cơ Sở

KHỞI ĐỘNG

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN SẼ DÀNH CHO CÁC ANH CHỊ 20 PHÚT ĐỂ:

KHỞI ĐỘNG, LÀM QUEN VÀ HÌNH THÀNH CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH LỚP TRONG SUỐT KHOÁ HỌC

 

ppt126 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập Huấn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Giáo Dục Công Dân Trung Học Cơ Sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hòng, chống tệ nạn xã hội)b) Các bước để xây dựng một tình huống- Bước 1 : Xác định nội dung kiểm tra cần bài tập tình huống - Bước 2: Thu thập thông tin liên quan để viết tình huống- Bước 3 : Viết tình huống1/ Phác thảo tình huống2/ Sửa chữa tình huống3/ Sử dụng thử, hoặc hỏi ý kiến đồng nghiệp4/ Hoàn thiện tình huống* Yêu cầu sư phạm	+ Tình huống phải sát hợp với nội dung bài học, mục đích kiểm tra đánh giá. + Tình huống phải hấp dẫn và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh+ Tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của học sinh+ Tình huống cần có độ dài vừa phải+ Tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết. 5.2. Quy trình biên soạn bộ đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Bước 1 : Xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra Bước 2 : Thiết lập bảng 2 chiều - tiêu chí kĩ thuật cho đề kiểm tra (thiết lập bảng 2 chiều đối với đề kiểm tra 45 phút trở lên)a) Lập một bảng có 2 chiều, trong đó, một chiều thể hiện nội dung, một chiều thể hiện các mức độ nhận thức cần kiểm tra.b) Viết các chuẩn cần kiểm tra ứng với mỗi mức độ nhận thức, mỗi nội dung tương ứng trong từng ô của bảng.c) Xác định số điểm cho từng nội dung kiến thức và từng mức độ nhận thức cần kiểm tra.d) Xác định số lượng, hình thức cho các câu hỏi trong mỗi ô của bảng hai chiều.	30% câu hỏi trắc nghiệm khách quan, 70% là câu hỏi tự luận và bài tập tình huống.Bước 3 : Thiết kế câu hỏi theo bảng hai chiều	Căn cứ vào bảng hai chiều, giáo viên thiết kế câu hỏi cho đề kiểm tra. Cần xác định rõ nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo qua từng câu hỏi và toàn bộ câu hỏi trong đề kiểm tra. Các câu hỏi phải được biên soạn sao cho đánh giá được chính xác mức độ đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.	Bước 4 : Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm	Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được thực hiện trên cơ sở bám sát bảng hai chiều. Điểm toàn bài kiểm tra học kì tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm. Điểm của các câu trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (theo quan hệ tỉ lệ thuận).Lưu ý : Sau khi có kết quả bài kiểm tra của học sinh, người ra đề cần rà soát lại đề một lần nữa, chỉnh sửa những điểm chưa hợp lí để những lần kiểm tra sau đạt chất lượng cao hơn.5.3. Gợi ý đánh giá kết quả thực hành của học sinh	- Để đánh giá được kết quả học tập của học sinh về các mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ, giáo viên cần sử dụng đa dạng các phương pháp khác nhau với nhiều kết quả học tập cụ thể của học sinh. Có nghĩa là : Ngoài kết quả của bài kiểm tra, giáo viên cần đánh giá thông qua các sản phẩm hoạt động của học sinh như : sản phẩm sưu tầm tư liệu, bài thu hoạch cá nhân, bản kế hoạch ; đánh giá thông qua hoạt động nhóm (đóng vai, lao động công ích...) ; khuyến khích học sinh tự đánh giá. Để đánh giá thông qua hoạt động của học sinh, cần lưu ý :- Ở THCS có các dạng thực hành như : điều tra thực trạng, sưu tầm tư liệu, bài thu hoạch cá nhân, lập kế hoạch, thực hiện dự án, sáng tác (thơ, truyện ngắn, vẽ tranh, sáng tác tiểu phẩm)... - Để có thể đánh giá được kết quả thực hành của học sinh, giáo viên có thể tiến hành như sau :+ Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm tại lớp, hoặc báo cáo trước lớp.+ Tạo điều kiện cho các em khác trong lớp được phản hồi ý kiến, nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của bạn.+ Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh bằng nhận xét, hoặc cho điểm và công khai kết quả.- Điểm thực hành nên đưa vào điểm 15 phút.Thang đánh giá SingaporeCâu chuyện Chiếc bình nứtThực hành ra đề kiểm tra môn GDCD - Lập bảng hai chiều (ma trận) - Làm đề - Làm đáp án, hướng dẫn chấmMột ví dụ về ma trận đề 45 phút HKI lớp 8 Nội dung chủ đề (mục tiêu)Các cấp độ tư duyNhận biếtThông hiểuVận dụngA. Hiểu các phẩm chất: Lao động tự giác, lao động sáng tạo, giữ chữ tín và tự lập để xác định biểu hiện của các phẩm chất đó.Câu 1TN (1đ)B. Dựa vào kiến thức đã học để xác định đúng thế nào là học hỏi văn hoá của dân tộc khácCâu 2TN (0,5đ)C. Hiểu thế nào là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.Câu 3TN (0,5đ)D. Hiểu thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh để xác định được biểu hiện trái với tình bạn trong sáng lành mạnh.Câu 4TN (0,5đ)E. Hiểu thế nào là không tôn trọng người khác.Câu 5TN (0,5đ)F. Nhận biết thế nào là tông trọng người khác, nhận xét mức độ tôn trọng người khác của bản thân hoặc bạn bè trong lớp.Câu 1TL(1đ)Câu 1TN (1đ) Nội dung chủ đề (mục tiêu)Các cấp độ tư duyNhận biếtThông hiểuVận dụngG. Biết thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, nêu những việc bản thân có thể làm để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cưCâu 2TL (1đ)Câu 2TL (1đ)H. Vận dụng kiến thức để giải quyết 1 tình huống về tự lập trong cuộc sốngCâu 3TL (3đ)Tổng số câu262Tổng số điểm244Tỉ lệ20%40%40%Một ví dụ về ma trận đề 45 phút HKI lớp 8Một ví dụ về đề kỉêm tra 45 phút HKI lớp 8I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)Câu 1: (1 điểm) 	Hãy nõi mỗi ô ở cột trái (A) với một ô ở cột phải (B) sao cho phù hợp nhất:A - Biểu hiệnB - Phẩm chất đạo đứca/ Sản phẩm luôn đảm bảo yêu cầu về chất lượng 1. Lao động tự giác b/ Vượt qua khó khăn, thử thách tự làm lấy việc của mình.2. Lao động sáng tạo c/ Tự học đúng giờ. 3. Giữ chữ tín d/ Tìm ra cách giải bài tập mới.4. Tự lập đ/ Tích cực trong lao độnge/ Luôn đảm bảo hợp đồng với những khách hàng quan trọng.Một ví dụ về đề kỉêm tra 45 phút HKI lớp 8Câu 2: (0,5 điểm) Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về học hỏi dân tộc khác ? (hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)A. Chỉ những nước kinh tế phát triển mới đáng để nước khác học hỏi. B. Tiếp thu tất cả những gì mới lạ của nước khác là học hỏi văn hoá của dân tộc đó.C. Chỉ những nước có nhiều công trình văn hoá lớn mới đáng để ta học hỏi.D. Một dân tộc còn lạc hậu cũng có bản sắc riêng về văn hoá đáng để ta học tập.	Câu 3: (0,5 điểm) : Em không tán thành ý kiến nào sau đây về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? (hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)A. Giúp nhau làm kinh tế để xoá đói giảm nghèo là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.B. Tham gia đội dân phòng là góp phần giữ gìn trật tự an ninh chứ không phải là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.C. Trồng cây, làm vệ sinh đường phố, làng xóm là thể hiện nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.D. Học sinh dù còn nhỏ cũng có thể tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.Một ví dụ về đề kỉêm tra 45 phút HKI lớp 8Câu 4: (0,5 điểm)Nếu nhìn thấy người bạn thân quay cóp bài, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây ? (hãy khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)A. Làm ngơ coi như không thấy vì không muốn bạn mình bị điểm kém.B. Đưa tờ nháp của mình cho bạn chép.C. Báo cho cô giáo biết hành vi đó.D. Nhắc nhở bạn không nên làm như vậy, nếu bạn vẫn tiếp tục quay cóp sẽ báo cô giáo.Câu 5: (0,5 điểm)Hành vi nào sau đây là không tôn trọng người khác ? (hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)A. Nhận xét khuyết điểm của bạn cùng lớp.B. Chăm chú nhìn người đối diện nói chuyện.C. Thì thầm với bạn bên cạnh khi đang chơi cùng một nhóm bạn.D. Mải làm việc, không biết bạn mình đi qua nên không chào.Một ví dụ về đề kỉêm tra 45 phút HKI lớp 8II. Tự luận (7 điểm)Câu 1: (2 điểm) Thế nào là tôn trọng người khác? Em hãy nhận xét ngắn gọn về sự tôn trọng người khác của bản thân hoặc của một số bạn bè trong lớp.Câu 2: (2 điểm) Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là gì?	Hãy cho biết 4 việc em có thể làm được để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.Câu 3: (3 điểm)	Cho tình huống sau:	Nhà cách trường có 1,5 km nhưng hôm nào Hà cũng được bố đưa đón bằng xe máy. Quần, áo của Hà cũng được mẹ giặt và là (ủi) cho.	Thấy vậy, Thanh hỏi:	- Đã là học sinh lớp 8 rồi mà cậu chưa thể tự đạp xe đến trường và tự giặt, là (ủi) quần áo được à? 	Hà hồn nhiên trả lời:	- Bố mẹ có yêu mình thì mới làm như vậy chứ. Chúng mình vẫn còn nhỏ, chăm sóc con là trách nhiệm của cha, mẹ.	Hỏi : 1/ Em có đồng ý với ý kiến của Hà không? Vì sao?	2/ Nếu là bạn thân của Hà, em sẽ nói với Hà điều gì?Đáp án và hướng dẫn chấmI. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)Câu 1: (1 điểm) mỗi kết nối đúng cho 0,25 điểm: 	- a/ nối với 3 ; b/ nối với 4 ; c / nối với 1 ; d / nối với 2.Câu 2: (0,5 điểm) D.Câu 3: (0,5 điểm) B. Câu 4: (0,5 điểm) D.Câu 5: (0,5 điểm) C.II. Tự luận (7 điểm)Câu 1: (2 điểm)Yêu cầu học sinh nêu được:- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người. 	(1 điểm)- Nhận xét ngắn gọn về sự tôn trọng người khác của bản thân hoặc của một số bạn bè trong lớp ( có thể là tốt hoặc chưa tốt)	(1 điểm)Đáp án và hướng dẫn chấmCâu 2: (2 điểm)Câu này có 2 yêu cầu:- Nêu được: Xây dựng nếp sống ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội.	(1 điểm)- Nêu được 4 việc học sinh có thể làm để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.	(1 điểm)Ví dụ như : + Tham gia làm làm vệ sinh đường làng (hoặc ngõ phố).	+ Quan tâm, đoàn kết với các bạn cùng xóm/phố.	+ Tham gia tuyên truyền phòng, chống ma tuý ở xóm/phố . 	+ Tham gia giữ gìn trật tự an ninh xóm/phố.	+ Lao động giúp gia đình neo đơn, khó khăn.V.vĐáp án và hướng dẫn chấmCâu 3: (3 điểm)	Học sinh có thể có cách diễn đạt khác nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:	1/ Không đồng ý với ý kiến của Hà.	(0,5 điểm)	 Vì : - Bố mẹ yêu thương con thì con cũng phải biết thương yêu bố mẹ, cần phải cố gắng để bố mẹ đỡ vất vả vì mình. 	(0,5 điểm)- Đã là học sinh lớp 8 thì không còn nhỏ nữa, mỗi chúng ta đều có thể tự đi đến trường, tự giặt, là (ủi) quần áo.	 (0,5 điểm)- Bố mẹ yêu thương chăm sóc mình nhưng mình cũng phải biết tự lập.	(0,5 điểm)2/ Khuyên Hà: Nên tự đi đến trường, tự giặt, là (ủi) quần áo để rèn luyện tính tự lập và để bố mẹ đỡ vất vả. 	(1 điểm)TỔNG KẾT CHUNGKet luan chung4 ngọn nến

File đính kèm:

  • pptTap huan mon GDCD he 2009.ppt
Bài giảng liên quan