Tập huấn phương pháp giảng dạy - Mô đun 3: Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ thông qua phương pháp dạy học tích cực

 BÀI 1:

TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ DAY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

I. Mục đích:

 Nâng cao hiểu biết của giáo viên về hệ thống thiết bị dạy học ở trường

phổ thông, chức năng của thiết bị dạy học và những lưu ý khi sử dụng trong dạy học.

 

pptx46 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn phương pháp giảng dạy - Mô đun 3: Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ thông qua phương pháp dạy học tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 là một nguồn tài liệu. Cần tập cho học sinh có thói quen trả lời các câu hỏi nêu trong sách giáo khoa sau mỗi đoạn, mỗi bài học để kiểm tra kiến thức của mình. 3. Các loại hình hoạt động của học sinh với sách giáo khoa, phải bồi dưỡng cho học sinh khả năng tự lực tiến hành các hoạt động sau: - Tìm kiếm thông tin trong sách giáo khoa. - Tiếp nhận thông tin trong sách giáo khoa thông qua đọc các đoạn văn, xem hình vẽ, tra cứu các bảng số liệu... - Định hình thông tin bằng cách gia công đoạn văn thành các ý chính. - Chế biến thông tin theo mục đích đặt ra. - Vận dụng thông tin trong phạm vi nhất định như tham gia tranh luận hoặc báo cáo trong giờ học. 4. Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa Việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa cần chú ý những điểm sau: - Sự chuẩn bị của học sinh để làm việc với sách giáo khoa là yếu tố quan trọng để học sinh làm việc có hiệu quả. Công việc chuẩn bị đó phải được giáo viên giao cho học sinh dưới dạng một nhiệm vụ học tập, kích thích được học sinh phải làm việc với sách giáo khoa nhằm tìm kiếm, tiếp nhận và chế biến thông tin để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Trong giai đoạn học sinh tự lực làm việc trực tiếp với sách giáo khoa, giáo viên phải lưu ý học sinh thâu tóm nội dung của đoạn sách giáo khoa, rút ra những phát biểu cô đọng để trả lời cho câu hỏi nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Ở giai đoạn đánh giá kết quả làm việc với sách giáo khoa của học sinh, giáo viên phải kiên nhẫn sửa chữa những cái sai, bổ sung những cái chưa đầy đủ. II. SỬ DỤNG BẢNG TRONG DẠY HỌC Yêu cầu về nội dung và kĩ thuật ghi chép trên bảng1.Ghi bảng hợp lí sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng của một giờ học. Muốn thế, cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:- Phải ghi chép một cách hệ thống, phản ánh được quá trình phát triển của nội dung bài học.- Vạch rõ được bản chất của vấn đề nghiên cứu.- Tập trung được sự chú ý của học sinh vào những vấn đề cần thiết, quan trọng.- Củng cố được nội dung nghiên cứu trong giờ học.- Hướng dẫn được hs ghi chép vào vở và học tập ở nhà.	 2.Để đạt được yêu cầu trên, kết hợp với lời nói và viết, sử dụng các phương tiện dạy học khác,GV có thể ghi lên bảng các điểm sau:1- Đầu bài (tên đề mục và các tiểu mục).2- Các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị.3- Những công thức (nếu có) và các hệ quả suy ra từ những công thức đó.4- Bảng số liệu và những kết luận rút ra từ đó.5- Những thuật ngữ mới, tên tuổi các nhà bác học, tài liệu lịch sử và kĩ thuật.6- Bài tập về nhà (số mục phải đọc theo sách giáo khoa, một số bài tập trong sách giáo khoa hay sách bài tập).Bài 4: Sử dụng video và các phần mềm dạy học.I. Mục đích: - Nâng cao hiệu quả sử dụng video trong dạy học. Nắm được nội dung cần sử dụng video và những lợi ích của việc sử dụng video trong dạy học. Nắm được quy trình sử dụng video trong dạy học ở trường THCS. -Cập nhật và hệ thống hóa một số phần mềm thiết kế nội dung dạy học,Giới thiệu được một số phần mềm thiết kế nội dung dạy học như: Powerpoint,Violet, Photo Story, Moviegear.. II. CÁC BƯỚC KHAI THÁC SỬ DỤNG VIDEO TRONG DH1.Các bước khai thác sử dụng Video trong dạy học Bước 1: Xác định mục đích nghiên cứu - Giai đoạn này, căn cứ vào nội dung học tập, giáo viên nêu rõ mục tiêu của việc nghiên cứu nội dung video. - Nêu yêu cầu cần học sinh báo cáo sau khi nghiên cứu nội dung đoạn video. Bước 2: Tiến hành nghiên cứu: - Xác định chủ đề, thu nhận, phân tích, đánh giá các thông tin từ đoạn video. - Bày tỏ thái độ, ý kiến, quan điểm của mình về nội dung đoạn video đó. - Miêu tả, nhận xét, khái quát nội dung thể hiện trong đoạn video bằng ngôn ngữ riêng của mình. Bước 3: Báo cáo kết quả nghiên cứu: Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu: - Các nhóm học sinh báo cáo kết quả và thảo luận chung - Giáo viên nhận xét, xác nhận kết quả, thể chế hóa kiến thức 2. Các trường hợp cần thiết sử dụng video trong DH: - Khi nghiên cứu các đề tài không thể làm thí nghiệm, mặc dù đó là những thí nghiệm rất cơ bản, do thiết bị thí nghiệm cần sử dụng cồng kềnh, phức tạp, đắt tiền, không an toàn. - Khi nghiên cứu các đối tượng, hiện tượng không thể quan sát, đo đạc trực tiếp được do chúng quá nhỏ hoặc quá to. - Khi nghiên cứu các quá trình diễn ra quá nhanh. - Khi nghiên cứu các hiện tượng diễn ra ở những nơi, những thời điểm không thể đến quan sát trực tiếp được. - Khi nghiên cứu các ứng dụng kĩ thuật. Các loại phim học tập cũng còn được sử dụng khi trình bày lịch sử phát triển của một vấn đề, một phát minh khoa học và sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. 3. Lợi ích của việc sử dụng video trong dạy học: - Phim học tập giúp thu nhận thế giới tự nhiên vào lớp học, xoá bỏ những hạn hẹp về mặt không gian, thời gian giờ học. - Nhờ các cuốn phim được quay trước học sinh với tốc độ mong muốn hoặc có thể làm dừng lại các hình ảnh, học sinh quan sát được rõ ràng các hiện tượng, các quá trình đã được phóng đại (thu nhỏ) một cách tối ưu.- Việc sử dụng các khả năng của sự đồ hoạ (đánh dấu, đóng khung, tô màu, sơ đồ, đồ thị), kết hợp hài hoà với các tín hiệu âm thanh và sự thuyết minh phim không những tạo ở học sinh những biểu tượng tốt hơn về đối tượng nghiên cứu mà còn làm tăng tính trực quan và hiệu quả xúc cảm của phương tiện dạy học. Phim học tập có thể được sử dụng ở tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học (tạo động cơ học tập, đề xuất vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu kiến thức mới, củng cố), ở trong lớp học và ngoài lớp học, trong và ngoài giờ học chính khoá. 4. Phương pháp sử dụng video trong dạy học: - Đặt kế hoạch sử dụng video trong kế hoạch dạy học tổng thể một chương, một phần cụ thể: Sử dụng vào lúc nào? Nhằm đạt được mục đích gì? - Các công việc chuẩn bị với học sinh trước khi sử dụng video + Giao cho học sinh nhiệm vụ ôn tập ở nhà những kiến thức cần thiết để có thể hiểu được nội dung. + Nêu mục đích sử dụng video nhằm đặt học sinh ở tâm thế chờ đợi tích cực, khêu gợi tính tò mò nhận thức. + Trước khi sử dụng video, để định hướng sự chú ý của học sinh vào những nội dung cơ bản của video, giáo viên cần giao cho học sinh các nhiệm vụ cần hoàn thành sau khi xem video. Ví dụ: nêu các câu hỏi mà học sinh cần trả lời, các bảng, các bài tập mà học sinh cần điền vào chỗ trống sau khi xem video. - Trong khi học sinh xem video, giáo viên cần quan sát, có thể đưa ra những gợi ý nhỏ để hướng sự chú ý của học sinh vào cái cơ bản, cái đặc biệt. - Đánh giá hiệu quả việc sử dụng video thông qua sự trả lời của học sinh cho các câu hỏi (nhiệm vụ) nêu ra lúc đầu. Trong quá trình trả lời các câu hỏi, cần cho hs được trao đổi, đặt ra các câu hỏi, tranh luận nhằm có thể đánh giá đúng mức độ hiểu nội dung video của học sinh. III. MỘT SỐ LOẠI PHẦN MỀM THIẾT KẾ NỘI DUNG DAY HỌC. 1. Phần mềm mô phỏng các hiện tượng khó quan sát bằng mắt thường Trong các bộ môn khoa học thực nghiệm như Vật lí, Hóa học và Sinh học có rất nhiều hiện tượng, quá trình không quan sát được trực tiếp bằng mắt thường nên khi dạy học giáo viên và học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Đó là các hiện tượng vi mô như trong phân tử, nguyên tử, tế bào hay các quá trình có diễn biến quá nhanh hoặc quá chậm. Để hỗ trợ hoạt động dạy học các kiến thức đó chúng ta cần xây dựng các phần mềm mô phỏng. Ví dụ: 2. Phần mềm mô phỏng các thí nghiệm trên máy tính Việc thiết kế các thí nghiệm mô phỏng trên máy tính nhằm nhiều mục đích. Thứ nhất là chúng được dùng làm tài liệu để sinh viên tự nghiên cứu cách tiến hành các thí nghiệm trước khi lên phòng thí nghiệm thực hành. Điều này sẽ tiết kiệm được thời gian tìm hiểu dụng cụ và tiến hành các thí nghiệm về mặt kĩ thuật để dành nhiều thời gian hơn cho việc tập sử dụng các thí nghiệm đó trong dạy học. Thứ hai là các thí nghiệm mô phỏng này có thể dùng làm tài liệu bồi dưỡng việc sử dụng thí nghiệm cho giáo viên trong các lớp tập huấn, trước khi họ thao tác với các dụng cụ thật. Thứ ba là bản thân các thí nghiệm này cũng có thể được giáo viên sử dụng trực tiếp khi dạy học ở trường phổ thông, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho học sinh. Ví dụ: 3. Phần mềm hỗ trợ các thí nghiệm thực Khi tiến hành các thí nghiệm vật lí thường đòi hỏi rất nhiều thời gian trong việc thu thập số liệu, vẽ đồ thị thực nghiệm và xử lí kết quả. Vì vậy, máy vi tính có thể hỗ trợ thực hiện các công việc này một cách nhanh chóng và dành nhiều thời gian hơn để việc rèn luyện tư duy thực nghiệm cho học sinh như xây dựng giả thuyết, suy ra hệ quả, thiết kế phương án thí nghiệm kiểm tra hệ quả Ngoài ra còn có một số thí nghiệm không thể thực hiện được với các dụng cụ thông thường, đòi hỏi phải sử dụng máy vi tính để hỗ trợ mới có thể thực hiện được. Ví dụ: 4. Giáo trình điện tử Các giáo trình điện tử và sách điện tử được xây dựng để làm tài liệu tự học cho sinh viên trong các trường đại học sư phạm đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho giáo viên khi dạy học ở trường phổ thông. Một số sách điện tử được xây dựng cho giáo viên sử dụng trực tiếp khi dạy học và cũng là tài liệu học tập ở nhà của học sinh. Ngoài ra còn có các giáo trình online (courseware) được xây dựng theo chương trình elearning. 5. Phần mềm quản lí video ghi thí nghiệm thực Bên cạnh các thí nghiệm được mô phỏng trên máy vi tính mà người sử dụng có thể tập các thao tác thì các video thí nghiệm có tính hiện thực cao hơn, có tác dụng hướng dẫn sử dụng thí nghiệm rất có hiệu quả. Đặc biệt là các phim này lại rất dễ sử dụng với đầu đĩa và ti vi nên giáo viên có thể dùng làm tài liệu tham khảo ở nhà hay chiếu cho học sinh xem lại sau bài học. Khi các video đó lại được quản lí bởi một phần mềm trên máy tính thì nó sẽ là tài liệu tự học rất tốt cho cả giáo viên và học sinh. 6. Phần mềm kiểm tra đánh giá kết quả học tập Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một khâu có vai trò quan trọng và việc ứng dụng công nghệ thông tin kiểm tra đánh giá đang được phát triển mạnh mẽ, nó đã mang lại hiệu quả cao cho giáo dục - đào tạo. Các khoa đều đã xây dựng và sử dụng các phần mềm kiểm tra - đánh giá cho các môn học nhằm thực hiện khách quan, hiệu quả hơn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. BUỔI HỌC KẾT THÚC, CHÚC CÁC THẦY CÔ MẠNH KHỎE GIẢNG DẠY TỐT

File đính kèm:

  • pptxChuyen de Khai thac su dung thiet bi day hoc.pptx
Bài giảng liên quan