Tập huấn Trang thiết bị dạy học

PHẦN A

VỊ TRÍ – VAI TRÒ – Ý NGHĨA- TẦM QUAN TRỌNG –MỤC TIÊU CỦA TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC

 I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CƠ SỞ VẬT CHẤT– TBDH CỦA TRƯỜNG HỌC TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC– GIÁO DỤC:

Trong bất kì một quá trình sản xuất nào, trong quá trình dạy học-giáo dục, người ta phải sử dụng các phương tiện lao động nhất định.

* Cơ sở vật chất – thiết bị dạy học là phương tiện lao động sư phạm của các nhà giáo dục và học sinh. Đây là một hệ thống bao gồm trường sở, thiết bị chung, thiết bị dạy học theo các môn học và các thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục khác như giáo dục lao động, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất v.v

* Cơ sở vật chất – thiết bị dạy học: là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học – giáo dục trong nhà trường; thiếu điều kiện này thì quá trình đó không thể diễn ra hoặc diễn ra ở dạng không hoàn thiện.

Thật vậy, trong nhà trường, hàng ngày diễn ra các quá trình giáo dục thông qua việc tổ chức các loại hoạt động và giao tiếp cho học sinh dưới sự điều khiển của giáo viên. Muốn tiến hành một hoạt động giáo dục nào đó và tiến hành có hiệu quả thì nhất thiết phải có cơ sở vật chất – kỹ thuật tương ứng.

 

doc18 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập huấn Trang thiết bị dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 các đơn vị
 1.5 Chỉ đạo công tác bảo quản- sử dụng thiết bị dạy học; báo cáo về SGD và ĐT về việc sử dụng, bảo quản thiết bị, hồ sơ sổ sách theo dõi các đơn vị mình quản lý.
 1.6/ Bồi dưỡng cán bộ phòng thực hành- cán bộ quản lý thiết bị, đưa đi học nghiệp vụ do SGD-ĐT tổ chức( SGD-ĐT mở 3 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên trách cho cán bộ phòng thực hành – LÝ- HOÁ- SINH vào tháng 8-2006)
 3. Cán bộ Quản lý Giáo dục ( Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng):
- Lập kế hoạch tổng thể về công tác quản lý thiết bị và đồ dùng dạy học cụ thể.
- Tổ chức rà soát, thống kê lại toàn bộ thiết bị dạy học hiện có của nhà trường ( chú ý xác định rõ những thiết bị còn sử dụng trong giảng dạy và học tập) đồng thời có biện pháp sửa chữa, bảo hành hoặc thanh lý các thiết bị hư hỏng.
- Dành kinh phí thích hợp để sửa chữa kho chứa, phòng thực hành, mua sắm tủ, giá đựng để có đủ chỗ bảo quản thiết bị dạy học khoa học, tiện sử dụng và sử dụng lâu dài.
- Hàng năm chỉ đạo cán bộ phụ trách thiết bị thực hành lên kế hoạch thống kê tiết thực hành các môn có thí nghiệm thực hành và có sử dụng thiết bị dạy học mỗi năm 2 lần vào đầu mỗi học kỳ, lập sổ theo dõi và báo cáo hàng tháng cho Ban Giám hiệu.
- Dựa vào nguồn kinh phí hiện có hoặc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục mua sắm thiết bị, vật liệu , kệ giá, ép nhựa, dán nẹp tranh.
- Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học và các bài thí nghiệm thực hành của giáo viên ( ít nhất 2 lần/1 học kỳ) (Việc kiểm tra này thông qua hồ sơ sổ sách theo dõi quá trình tổng hợp báo cáo định kỳ của cán bộ phòng thực hành và sự kiểm tra thực tế. Đồng thời thông báo những trường hợp giáo viên ít hoặc không sử dụng thiết bị dạy học) có nhận xét đánh giá xếp loại công tác bảo quản, phục vụ công tác giảng dạy của cán bộ quản lý thiết bị). Kịp thời uốn nắn, động viên khích lệ giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học và thí nghiệm thực hành, phục vụ tốt hơn yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
- Tăng cường trách nhiệm của cán bộ phòng thiết bị – phòng thực hành.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn lên kế hoạch: 
+ Thống kê số tiết thí nghiệm thực hành theo qui định từng khối, từng môn.
+ Thống kê tất cả các bài học có và không có sử dụng thiết bị thực hành (dựa theo thiết bị sẳn có của phòng thực hành)
+ Theo dõi các tiết thí nghiệm thực hành, sự mượn- trả thiết bị (có qui định cụ thể)
- Chỉ đạo thực hiện ghi chép đầy đủ các loại hồ sơ của phòng thí nghiệm thực hành đảm bảo trường chuẩn Quốc gia. 
- Phân công một giáo viên phụ trách theo dõi.
4. Cán bộ quản lý thiết bị (cán bộ phòng thực hành):
- Đầu năm học lên kế hoạch về công tác tổ chức, bảo quản, sử dụng phục vụ việc dạy và học ( BGH duyệt )
- Thống kê thiết bị đầu năm học 
- Thống kê tất cả các bài thí nghiệm thực hành của từng khối do tổ trưởng chuyên môn tập hợp gởi lên. Dựa vào đó mà cán bộ phòng thực hành- cán bộ quản lý thiết bị sắp xếp cho giáo viên khi thí nghiệm thực hành.
- Thống kê tất cả các bài học mà trong đó có ghi rõ về sử dụng thiết bị ( tổ trưởng gởi lên)
- Danh sách giáo viên dạy khối lớp ( tổ trưởng gởi lên).
- Có đầy đủ hồ sơ sổ sách của phòng đảm bảo hồ sơ trường chuẩn quốc gia.
- Tham mưu với lãnh đạo nhà trường mua sắm, sửa chửa, bổ sung thiết bị- hoá chất phục vụ công tác giảng dạy.
-Báo cáo Hiệu trưởng định kỳ 2 lần/ 1 học kỳ quá trình thực hiện thí nghiệm thực hành và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, so sánh với kế hoạch đầu năm học.
-Sắp xếp các bài thí nghiệm thực hành không trùng nhau, đảm bảo thực hành 100% và đạt hiệu quả cao.
5. Tổ chuyên môn và giáo viên:
- Tổ chuyên môn cùng với cán bộ phòng thực hành( Cán bộ thiết bị) thống kê và rà soát lại các thiết bị của bộ môn tổ mình về các bài thực hành, thí nghiệm của bộ môn, tranh ảnh.
- Tổ bộ môn cùng cán bộ phòng thực hành so sánh đối chiếu giữa thiết bị cần thiết để phục vụ công tác dạy học với thiết bị phòng thực hành hiện có. Từ đó lập kế hoạch đề nghị mua sắm, bổ sung thêm cho hoàn chỉnh.
- Trong kế hoạch tổ chuyên môn hàng năm phải có kế hoạch thực hiện các bài thí nghiệm thực hành và sử dụng đồ dùng, tranh ảnh.
- Tổ trưởng thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở giáo viên tổ mình thực hiện tốt các bài thực hành, việc sử dụng các thiết bị có hiệu quả. Chú trọng rèn luyện kỹ năng sử dụng thiết bị cho học sinh. Tránh trường hợp “ dạy chay” không sử dụng dụng cụ thiết bị dạy học hoặc sử dụng chiếu lệ.
Chú ý: tăng cường làm đồ dùng dạy học 
V. HỒ SƠ SỔ SÁCH PHÒNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH VÀ PHÒNG THIẾT BỊ:
- Căn cứ vào Thông tư 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/2/2010 của Bộ Trưởng BGD& ĐT v/v ban hành quy chế công nhận trường Trung học phổ thông, trường Trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn từ 2001-2010.
- Căn cứ kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia của SGD&ĐT
Căn cứ vào các quyết định, văn bản BGD&ĐT kết hợp với tình hình thực tế của từng trường nhằm: Đảm bảo hồ sơ sổ sách trừơng chuẩn quốc gia đồng thời giúp các đơn vị thực hiện tốt việc đổi mới nâng cao phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, phát huy vai trò trách nhiệm của cán bộ phòng thực hành, cán bộ quản lý phòng thiết bị và giáo viên bộ môn
1. Trong các phòng thiết bị, phòng thực hành:
Ngoài CSVC, trang thiết bị, hoá chất phục vụ công tác giảng dạy, phòng thiết bị, phòng thực hành cần phải có: 
* Nội qui phòng thiết bị, phòng thực hành.
* Khẩu hiệu, câu danh ngôn, hoa.
* Bảng ghi thông báo cần thiết và lịch các tiết thí nghiệm.
* Ảnh của nhà khoa học theo bộ môn.
* Bảng vàng danh dự của giáo viên và học sinh đạt giải trong kỳ thi thí nghiệm thực hành (để nơi trang trọng), cập nhật hàng năm theo mẫu:
TT
Năm học
Môn
Họ & tên HS
lớp
Đạt giải
Họ & tên GV
Ghi chú
2. Hồ sơ sổ sách:
2.1 Cấp THCS, THPT:
Mỗi cán bộ của phòng thí nghiệm và phòng thiết bị phải có các loại hồ sơ sổ sách như sau:
 2.1.1 Sổ kế hoạch của cán bộ phòng thiết bị, phòng thực hành: kế hoạch năm, kế hoạch tháng, được BGH ký duyệt.
 2.1.2 Mỗi môn học phải có các loại sổ: 
 2.1.3 Sổ thiết bị giáo dục: Có mẫu.
 2.1.4 Sổ sử dụng thiết bị giáo dục: có mẫu
1 sổ sử dụng cho việc theo dõi các tiết thí nghiệm thực hành
1 sổ sử dụng theo dõi cho việc mượn –trả tranh ảnh, thí nghiệm biểu diễn trên lớp.
 2.1.5 Sổ theo dõi thống kê tranh ảnh – Mỗi tranh có ký hiệu riêng: Sổ này giúp cán bộ phòng thực hành bảo quản tốt, thuận tiện và dể lấy khi giáo viên có nhu cầu mượn (có mẫu).
 2.1.6 Sổ thống kê
 2.1.7 Sổ thống kê theo dõi
2.2 Cấp Tiểu học, Mầm non:
2.2.1 Sổ thiết bị giáo dục: có mẫu
2.2.2 Sổ sử dụng thiết bị giáo dục: có mẫu
 3. Cách ghi ký hiệu mỗi tranh như sau:
- Mỗi tranh đều có: Ký hiệu.số thứ tự- mẫu tự
- Ký hiệu.số thứ tự-mẫu tự: được đánh vi tính, cỡ chữ 30, đóng khung, đóng mộc của trường và dán ở phía trên, góc trái của tranh (từ ngoài nhìn vào)
Ví dụ: * Trường THPT A: 
 - Môn Địa có 57 loại tranh, 
 - Trong đó có 1 loại tranh có đến 3 tranh (3 tranh giống nhau):
 Bản đồ Việt Nam 
 - Các loại tranh còn lại mỗi loại chỉ có 1 tranh 
 * Cách đặt ký hiệu như sau:
 - Nếu xếp loại tranh có 3 tranh( 3 tranh giống nhau) ở số thứ tự 12:
Đ.1, Đ.2, Đ.3Đ.11, Đ.12- A, Đ.12- B, Đ.12-C , Đ.13.Đ.57
* 57 tranh được treo trên giá hoặc xếp trên kệ có ghi môn Địa theo thứ tự như trên
* Giáo viên B: có nhu cầu mượn tranh, nêu tên tranh
* Cán bộ PTH mở sổ theo dõi thống kê tranh ảnh: xem ký hiệu – sau đó đến giá lấy tranh dựa vào ký hiệu phía trên, bên trái, không cần xem tên tranh - tranh đã được xếp theo thứ tự trên rất dễ lấy
 4. Qui ước ghi ký hiệu tranh:
 4.1 Bảng qui ước ghi ký hiệu tranh:
TT
Môn
Ký hiệu
Ghi chú
1
Văn 
V
2
Sử 
Sử 
3
Địa 
Đ
4
Tiếng Anh 
A
5
Tiếng Pháp 
P
6
Tiếng Trung Quốc
TQ
7
Toán 
T
8
Lý 
L 
9
Hoá 
H 
10
Sinh 
Si 
11
Tin học 
Ti 
12
Công nghiệp 
CN 
13
Nông nghiệp 
NN
14
Công nghệ
C 
15
Hướng nghiệp 
HN
16
Thể dục 
TD
17
Giáo dục QP
QP
18
Mỹ thuật 
MT
19
Nhạc 
N
4.2 Mẫu : cỡ chữ 36
V.30
Sử.101-C
Đ.12-A
H.98-B
 L.35
VI. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THIẾT BỊ - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CHO TIẾT THỰC HÀNH:
1. Giáo viên bộ môn:
- Giáo viên bộ môn đăng ký với cán bộ phòng thiết bị (thời gian, tên bài, lớp).
- Thông báo học sinh để học sinh đọc bài thực hành trước ở nhà.
- Nhắc nhở học sinh sau khi làm thí nghiệm: làm vệ sinh và sắp xếp lại thiết bị như lúc đầu nhận.
2. Cán bộ phòng thực hành:
- Sắp xếp để các tiết thí nghiệm không trùng nhau.
- Dựa vào bài thực hành mà giáo viên bộ môn đăng ký, chuẩn bị thiết bị cho giáo viên và học sinh.
VII. CÔNG TÁC BẢO QUẢN THIẾT BỊ:
- Sắp xếp, bố trí khoa học, ngăn nắp (thiết bị đèn xông tủ).
- Bổ sung kệ, tủ, giá
- Bảo quản tốt.
- Thanh lý thiết bị không sử dụng
- Thường xuyên vệ sinh, luôn giữ phòng thiết bị thoáng mát, sạch sẽ.
PHẦN C
KẾT LUẬN
Muốn tổ chức bảo quản hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật trường học được tốt, bên cạnh việc giáo dục tinh thần trách nhiệm trong công tác và ý thức tiết kiệm, Hiệu trưởng còn đưa ra một qui chế cụ thể và xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm qui chế làm tổn hại đến cơ sở vật chất nhà trường. Đối với mỗi phòng thiết bị và phòng thực hành đều phải có hồ sơ sổ sách theo dõi tài sản; Tình trạng các phương tiện (còn, mất, hư) và tình trạng sử dụng: thực hiện kiểm kê định kỳ.
Kế hoạch, biện pháp thực hiện có trở thành hiện thực không là do bộ máy quản lý có thực hiện hay không. Do vậy Hiệu trưởng với tư cách là người điều khiển cơ cấu quản lý cơ sở vật chất nhà trường phải luôn luôn có được những thông tin về sự triển khai kế hoạch và kết quả đạt được, Hiệu trưởng nắm thông tin phản hồi bằng các con đường sau:
 - Nhận báo cáo định kỳ và đột xuất từ các bộ phận trong trường
 - Kiểm tra sổ sách
 - Dự giờ lên lớp của GV và dự các hoạt động ngoài giờ học
 - Thường xuyên theo dõi hệ thống cơ sở vật chất – TBDH ở trường học một cách thường xuyên, định kỳ, giám sat việc kiểm kê tài sản
Tóm lại cơ sơ vật chất – TBDH của trường học có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình dạy học – giáo dục. Hiệu trưởng cần quan tâm nhiều hơn việc tổ chức – quản lý – sử dụng cơ sở vật chất và TBDH.

File đính kèm:

  • docTailieu_taphuanTBDH2012.doc
  • docKE HOACH- CAN BO THUC HANH.doc
  • pdfMau-Sudung-TBGD.pdf
  • pdfMau-TBGD.pdf
  • xlsSO THONG KE- THEO DOI.xls
  • xlsSO THONG KE- TNTH - THBD.xls
  • xlsSOGHI KI HIEU TRANH.xls
  • pptTO CHUC-QL-SU DUNG THIET BI-BAI 1.ppt
Bài giảng liên quan