Tập huấn về tư vấn tâm lý học đường

CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN.

CHƯƠNG 2: CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN NHỮNG ỨNG XỬ TIÊU CỰC.

CHƯƠNG 3: CÁC RỐI LOẠN TÂM LÝ VÀ CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ VTN.

CHƯƠNG 4: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG.

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KỸ NĂNG THAM VẤN CƠ BẢN.

CHƯƠNG 6: MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC LÀM VIỆC VỚI HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN VỀ HÀNH VI.

CHƯƠNG 7: MÔ HÌNH TVTLHĐ Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN.

 

ppt91 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập huấn về tư vấn tâm lý học đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 không hạnh phúc Dấu hiệuCơ thểĐau, nhức Ỉa chảy hoặc táo bón Buồn nôn, đau đầu Đau ngực, tim đập nhanh Thấy lạnh thường xuyên Hành viĂn, ngủ nhiều hoặc ít Tách mình khỏi mọi người Trốn tránh hoặc tảng lờ các trách nhiệm Sử dụng rượu, thuốc lá Các hành vi nghi thức lặp lạiHệ quảCác rối loạn hướng nội như trầm cảm, lo âu, rối loạn tiêu hóa. Các rối loạn hành vi.Lạm dụng rượu hoặc chất kích thích. Hỗ trợ Giúp trẻ phát triển kiến thức và kĩ năng xã hội, đương đầu với các khó khăn, quản lý cảm xúc, giải quyết vấn đề, thư giãn, suy nghĩ tích cực.Xây dựng mối quan hệ tích cực, khuyến khích trẻ chia sẻ, thể hiện hiểu trẻ và thấu cảm.Giúp trẻ tiếp tục duy trì sự ổn định. Tham dự các hoạt động yêu thích.Tự kỷĐịnh nghĩa: là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước ba tuổi. Người mắc chứng tự kỉ không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác và do vậy, sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội đều hạn chế. Dấu hiệuKhó giao tiếp.Những hành vi dập khuôn, lặp đi lặp lại.Ít hứng thú và ít hoạt động Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh hoặc những công việc/diễn biến thường diễn ra hàng ngày. Can thiệp/trị liệuLuyện tập, giáo dục cho trẻ các kĩ năng ngôn ngữ, nhận thức, xã hội và kĩ năng tự phục vụ bản thân. Hướng dẫn, tư vấn cha mẹ trẻ để hỗ trợ trẻ. TẬP HUẤNCHƯƠNG 4: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNGTẬP HUẤNCHƯƠNG 4: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNGMục tiêu bài học1. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý học đường 2. Một số yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệpTẬP HUẤNCHƯƠNG 4: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNGI. VAI TRÒ CỦA CB TBTLHĐ Hỗ trợ tạo ra một môi trường học tập an toàn và đáp ứng nhu cầu của từng học sinh nhờ các chương trình phòng ngừa và can thiệp tâm lý.Giúp các em đạt được sự phát triển cá nhân tối ưu, lĩnh hội được các kĩ năng xã hội và các giá trị tích cực.Giúp các em nhận thức được bản thân của mình, thành thục các kĩ năng xã hội, kiểm soát và quản lý bản thân, có khả năng dẻo dai, kiên cường, đặt ra các mục tiêu nghề nghiệp phù hợp và lập kế hoạch thực hiện. Sẵn sàng hỗ trợ khủng hoảng.II. CÔNG VIỆC CỦA CB TVTLHĐ- Tham vấn cho học sinh- Hoạt động giáo dục cho nhóm/tập thể- Tư vấn cho giáo viên, phụ huynh, nhà trường- Điều phối	TẬP HUẤNCHƯƠNG 4: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNGI. VAI TRÒ CỦA CB TBTLHĐ II. CÔNG VIỆC CỦA CB TVTLHĐIII. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA TVTLHĐ?Tôn trọng giá trị con người. Tôn trọng quyền quyết định của cá nhân. Bảo mật. Không gây hại cho trẻ.Dịch vụ hỗ trợ đến được từng học sinh. Mang tính phòng ngừa. Là một phần tích hợp trong chương trình giáo dục. Hợp tác với các đối tượng hưởng lợi trong đó chú ý đến cách tiếp cận, nhận thức của người hưởng lợi. Các kế hoạch, quyết định đưa ra dựa trên phân tích số liệu.TẬP HUẤNCHƯƠNG 4: VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNGI. VAI TRÒ CỦA CB TBTLHĐ II. CÔNG VIỆC CỦA CB TVTLHĐIII. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA TVTLHĐ?IV. MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP- Trách nhiệm đối với học sinh.- Bảo mật.- Kế hoạch hỗ trợ.- Quan hệ kép. (Mời các thầy cô cùng giải quyết tình huống 1, trang 99)CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KỸ NĂNG THAM VẤN CƠ BẢNTẬP HUẤNMục tiêu bài học 1. Hiểu về một số kỹ năng cơ bản2. Thực hành được các kỹ năngCHƯƠNG 5: MỘT SỐ KỸ NĂNG THAM VẤN CƠ BẢNTẬP HUẤN1. KỸ NĂNG CHÚ TÂM VÀ QUAN SÁT2. LẮNG NGHE TÍCH CỰC3. ĐẶT CÂU HỎI KHÉO LÉO4. THẤU CẢM VÀ TRUNG THỰCKỸ NĂNG CHÚ TÂM VÀ QUAN SÁTChú tâm là dành cho họ toàn bộ sự chú ý của mình đến người nào đó. Lắng nghe bất cứ điều gì họ nói và làm, không lời và có lời.Chú tâm giúp hiểu được về thân chủ; thân chủ biết được rằng mình đang được lắng nghe; truyền thông điệp rằng chúng ta đang quan tâm đến họ.Biểu hiện của chú tâmTư thế cơ thểTiếp xúc mắtBiểu hiện nét mặtGật đầuKhoảng cách giữa CBTVTLHĐ và thân chủÂm điệu/giọng điệuCách nóiSự im lặngChú tâm chọn lọc là gì?Chú tâm chọn lọc là khi CBTVTLHĐ chọn lựa để thể hiện sự chú ý đặc biệt đến một điều gì đó được thân chủ nói ra. Chú tâm chọn lọc giúp CBTVTLHĐ hiểu được lý do thân chủ bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ đó và thu thập được nhiều thông tin về thân chủ để diễn giải được những cảm xúc, suy nghĩ đó.Một số biểu hiện không chú tâmKiểm soát sự tập trung thường trực nhiều khi không dễ dàng. Chú tâm đòi hỏi CBTVTLHĐ chú ý cả về tâm trí và thể chất đến thân chủ, tránh:- Cắt ngang lời- Ghi chép- Đưa lời khuyên (chúng ta phải để thân chủ tự khám phá giải pháp).LẮNG NGHE TÍCH CỰCLắng nghe tích cực là cách lắng nghe và đáp trả phù hợp, thể hiện sự lắng nghe, chú ý, quan tâm, thấu hiểu của CBTVTLHĐ đến thân chủ.Lắng nghe tích cực giúp CBTVTLHĐ hiểu được các thông điệp, cảm xúc của thân chủ, quan điểm của thân chủ, tăng khả năng hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau. Tầm quan trọng của lắng nghe tích cựcLắng nghe tích cực giúp:Xây dựng sự tin tưởng và tôn trọngTạo môi trường an toàn hỗ trợ cho giải quyết vấn đềNgười nói được giải tỏa cảm xúcGiảm căng thẳngKhuyến khích khai thác sâu thông tinCách thức lắng nghe tích cựcĐối diện thân chủ: ngồi thẳng hoặc nghiêng người ra phía trước để thể hiện sự chú tâm Duy trì giao tiếp mắt mắt, thể hiện chúng ta quan tâm đến họ và điều họ nóiCố gắng thấu hiểu cảm xúc của thân chủ đằng sau những thông tin hoặc suy nghĩ mà thân chủ nói raĐáp trả phù hợp, có lời (như gật đầu, nhíu lông mày) và có lời để khuyến khích thân chủ nói tiếpVới đáp trả có lời, tập trung vào vấn đề then chốt giúp CBTVTLHĐ theo dõi được dòng câu chuyện.Hạn chế đặt câu hỏi. Nghe nhiều hơn nói	Các kỹ năng lắng nghe tích cựcNhắc lạiDiễn đạt lạiTóm tắtPhản ánhCác kỹ thuật trong lắng nghe tích cựcNhắc lại: chú ý đến nội dung (một câu) mà thân chủ nói mà theo CBTVTLHĐ đánh giá là quan trọng và then chốt đối với thân chủ và nhắc lại nguyên văn điều thân chủ nóiDiễn đạt lại: thể hiện lại những gì người khác đã nói. Diễn đạt lại chỉ tập trung vào nội dung vừa kể mà không đưa ra một sự giải thích nào. Các kỹ thuật trong lắng nghe tích cựcTóm tắt: tóm tắt lại những điều được nói sau khi nói một chuyện dài. Cô đọng và sắp xếp lại những ý chính trẻ kể. Phản ánh: nhắc lại cho TC những điều quan trọng TC đã nói để giúp TC nhìn nhận sâu hơn về điều đó. CBTVTLHĐ giống như một cái gương, để TC soi lại những suy nghĩ, cảm xúc, niềm tin, giá trị của bản thân mình.Các kỹ thuật trong lắng nghe tích cựcPhản ánh bao gồm các yếu tố sau:Chú tâm trong cuộc nói chuyện.Thấu cảm quan điểm của TC. Chú ý phản chiếu (gương) cảm xúc của TC, phản ánh lại trạng thái cảm xúc bằng lời và không lời.Phản ánh, nói lại những điều TC vừa nói. Có thể phản ánh cảm xúc, nội dung.Các kỹ thuật trong lắng nghe tích cựcPhản ánh cảm xúc như thế nào?Gọi tên cảm xúc. Sử dụng cấu trúc câu như: “cháu có vẻ đang cảm thấy”, “tôi nhận thấy cháu đang cảm thấy”Sử dụng cách diễn đạt lại để làm sáng tỏ hơn.Kiểm tra lại: “điều đó có sát thực không?”, “điều đó có đúng không?” “đó có phải là cách cháu đang cảm nhận không?”.ĐẶT CÂU HỎI KHÉO LÉOKỹ năng đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của CBTVTLHĐ. Có 2 dạng câu hỏi: câu hỏi mở và câu hỏi đóngCâu hỏi mở:Câu hỏi đóng:Cách đặt câu hỏiLựa chọn cẩn thận câu hỏi vì người đặt câu hỏi là thường là người trong kiểm soát cuộc nói chuyện; quá nhiều câu hỏi biến buổi tư vấn thành phỏng vấn. Sử dụng câu hỏi mở « Cái gì »: sự kiện « Thế nào »: quá trình hay cảm xúc “Tại sao”: nguyên nhân “Có thể”: bức tranh tổng quan. Câu hỏi tập trung vào thân chủ (quá khứ, hiện tại, tương lai, vấn đề, giải pháp). Có thể hỏi các câu hỏi có giả định, chẳng hạn các thay đổi tích cực nào họ có để ý trong tuần qua. Điều này giả định là có thay đổi tích cực và hướng sự chú ý đến sự thay đổi.Những lưu ý khi sử dụng câu hỏiHỏi tới tấp, tra hỏi: quá nhiều câu hỏi sẽ đẩy người ta vào thế tự vệ, đồng thời làm người phong vấn quá nhiều sự kiểm soát.Hỏi nhiều câu hỏi một lúc: Các câu hỏi có chức năng như những lời khẳng định: “cháu không nghĩ là học hành siêng năng hơn sẽ giúp ích cho cháu rất nhiều hay sao”. Câu hỏi “tại sao”: trong tư vấn, câu hỏi “Tại sao” thường đặt người ta vào thế tự vệ và tạo ra sự không thoải máiCác câu hỏi và sự kiểm soát. THẤU CẢM VÀ TRUNG THỰCThấu cảm (empathy) là năng lực và phẩm chất cho phép ngừời ta cảm nhận và thấu hiểu những gì kẻ khác đang trải nghiệm. Về mặt chữ nghĩa, nó hàm ý “cùng với [em-] nỗi đau đớn [-pathos]” những nỗi đớn đau mà ai đó đang gánh chịuTHẤU CẢM VÀ TRUNG THỰCThấu cảm giúp cán bộ TVTLHĐ: - Hiểu thân chủ ở cả mức độ nhận thức (họ đang nghĩ gì) và mức độ cảm xúc (họ đang cảm thấy gì) - Quan tâm thực sự đến thân chủ. - Chấp nhận thân chủ không phán xét. - Có thể truyền đạt các kinh nghiệm của bản thân đến thân chủ theo cách đúng đắn và tế nhị. Thấu cảm và trung thựcTrung thực là một thái độ, một phẩm chất của cán bộ hỗ trợ tâm lý. Thân chủ biết khi chúng ta không trung thực và không chú tâm. Chỉ bằng sự trung thực, cán bộ TVTLHĐ mới có được niềm tin từ thân chủ. Trung thực có nghĩa là: Luôn đáp ứng thân chủ theo cách chân thực, tinh khiết nhất để truyền tải tôn trọng, hứng thú và chấp nhận. Trung thực về chi phí, thời gian và các khả năng cũng những hạn chế của mình.TẬP HUẤNCHƯƠNG 6: MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC LÀM VIỆC VỚI HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN VỀ HÀNH VIMục tiêu bài học1. Hiểu khái niệm củng cố hành vi tích cực.2. Các nguyên tắc củng cố tính tích cực.TẬP HUẤNCHƯƠNG 6: MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC LÀM VIỆC VỚI HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN VỀ HÀNH VICủng cố tích cực - Khi trẻ có hành vi tích cực, người lớn thường đối xử tích cực (khen ngợi, động viên, củng cố lòng tin) làm trẻ thấy thoải mái hơn và củng cố hành vi của mình thành thói quen tốt. - Mục tiêu của củng cố tích cực là tăng cường các hành vi được mong đợi bằng cách sử dụng lời nói, phần thưởng hoặc các giá trị xã hội được học sinh thích.TẬP HUẤNCHƯƠNG 6: MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC LÀM VIỆC VỚI HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN VỀ HÀNH VICác nguyên tắc để củng cố tích cực hiệu quả Việc có thật và cụ thểNhất quánTức thờiThường xuyênChân thànhĐể lại cảm xúc tích cực ở trẻChú ý tích cựcTẬP HUẤNLUYỆN TẬP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNGTứ Kỳ, ngày 13/8/2012 Chân thành cảm ơn các thầy cô!

File đính kèm:

  • pptTap huan Tu van hoc duong 2012.ppt