Thảm họa Song thần

 Trong những ngày qua, hầu như tất cả mọi người đều xôn xao bàn tán về sóng thần và động đất xảy ra tại Nhật Bản ngày 11/3 năm 2011.

Vậy thì sóng thần là gì ?

Vì sao có sóng thần ?

 

ppt13 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thảm họa Song thần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Nguyên nhânHậu quảDự báo ?Tự vệ ?Thảm họa SÓNG THẦNNguyên nhân xuất hiện sóng thần tại Nhật Bản Trong những ngày qua, hầu như tất cả mọi người đều xôn xao bàn tán về sóng thần và động đất xảy ra tại Nhật Bản ngày 11/3 năm 2011. Vậy thì sóng thần là gì ? Vì sao có sóng thần ? Sóng thần ập tới Nhật Bản sau khi trận động đất mạnh nhất trong vòng 140 năm qua xảy ra tại đảo quốc này Vì sao có sóng thần ?Sóng thần có thể hình thành khi các mảng địa tầng dưới đáy biển va chạm vào nhau vào gây nên động đất.Nếu chấn mạnh xảy ra dưới đáy đại dương, một hoặc nhiều mảng địa tầng có thể được nâng lên hoặc sụt xuống khiến nước ở phía trên trồi lên hoặc sụt xuống theo. Sóng lớn hình thành ngay sau đó trong cả hai trường hợp. Như vậy, khi một hoặc nhiều khu vực dưới đáy đại dương nâng lên hoặc hạ xuống mạnh, sóng thần có thể hình thành.Khó khăn trong dự báo sóng thầnKhông phải mọi cơn địa chấn dưới đáy biển đều gây nên sóng thần. Giới chuyên gia nhận định sóng thần chỉ xảy ra sau động đất nhờ sự kết hợp của ba yếu tố sau: cường độ địa chấn, hướng dịch chuyển của mảng địa tầng và địa hình đáy biển. Khả năng hình thành của sóng thần sẽ rất thấp nếu sự va chạm giữa các mảng địa tầng xảy ra rất sâu so với đáy đại dương, mảng địa tầng chỉ dịch chuyển nhẹ theo phương thẳng đứng, mảng địa tầng dịch chuyển theo phương ngang. Thông thường, nếu động đất xảy ra, các nhà khoa học không thể biết ngay tác động của nó đối với đáy đại dương, mà phải chờ vài giờ sau đó. Ngoài ra con người không thể phát hiện sóng thần nếu chúng ta ở giữa đại dương, bởi chúng chỉ thể hiện sức mạnh khi tới gần bờ.Kiểm tra số liệu trận động đất tại Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương. Động đất và sóng thần tại Nhật Bản hôm 11/3 xuất hiện sau khi mảng địa tầng Thái Bình Dương xô mảng kiến tạo Bắc Mỹ lên phía trên. Miền bắc Nhật Bản nằm ngay phía trên rìa phía tây của mảng địa tầng Bắc Mỹ (North American Plate) và gần mảng địa tầng Thái Bình Dương (Pacific Plate).Sóng thần tại Nhật hình thành như thế nào? Động đất và sóng thần tại Nhật Bản hôm 11/3 xuất hiện sau khi mảng địa tầng Thái Bình Dương xô mảng kiến tạo Bắc Mỹ lên phía trên. Sóng thần tại Nhật hình thành ? Khi sóng tới gần bờ, địa hình dốc dưới đáy biển khiến chiều cao của sóng tăng. Sóng cao ngất tràn lên bờ vì lượng nước và năng lượng khổng lồ dồn đẩy chúng từ phía sau. Sóng thần có độ cao từ 6 m trở lên ập vào bờ biển phía đông bắc Nhật Bản và cảnh báo sóng thần được ban bố tới tận nước Mỹ và Nam Mỹ. Hung dữ như Sóng thần Sóng thần tới nước MỹNhững cơn sóng thần phát sinh từ trận động đất gần Nhật Bản đã chạm bờ biển phía tây nước Mỹ, phá hủy ít nhất một bến cảng và khiến hàng nghìn người phải di sơ tán.Những con sóng bất thường chạm bờ biển tây của Mỹ khoảng 12 giờ kể từ khi cơn địa chấn dữ dội xảy ra ở Nhật.xe ô tô bị cuốn phăng trong sóng thần. Bang Oregon cũng đối mặt với sóng thần nhưng chúng không quá lớn. Sóng thần tại các nước Tại Thái Lan tại Sry-lan-ca Các quần đảo Nam Thái bình dươngTrận động đất ở ngoài khơi đảo Sumatra của Indonesia tháng 12/2004 đã gây ra sóng thần, cướp đi sinh mạng của 220.000 người. Ở quần đảo Solomon Nam Thái Bình Dương, ít nhất 52 người thiệt mạng trong một cơn sóng thần tháng 4/2007, sau trận động đất mạnh 8 độ richter.Trận sóng thần kinh hoàng năm 2004 ở Indonesia Còn ở Việt Nam ?Việt Nam có đường bờ biển dài và nằm ở vùng thấp, khả năng dễ bị tổn thương trước sóng thần từ Biển Đông, đặc biệt là từ Philippines.Tần suất xảy ra sóng thần ở Việt Nam thấp hơn so với New Zealand, tuy nhiên, các thành phố có dân cư phân bố dày đặc,và thiết kế xây dựng cũng như các công trình hạ tầng cơ sở lại rất khác nhau. Một cơn động đất có tâm chấn gần khu dân cư sẽ gây ra thiệt hại nặng nề trên diện rộng. Viện Vật lý địa cầu của Việt Nam hợp tác với Viện nghiên cứu hoàng gia New Zealand (GNS) đang nghiên cứu về vết đứt gãy sông Hồng dài 1 600 km. Vết gãy chính đi qua Hà Nội, tiềm tàng rủi ro động đất cho 8 triệu dân cư của thành phố Hà Nội. Nhưng đến nay chưa có kết luận, hoặc dự báo chính thức nào về sóng thần gần nhất ở Việt NamNhững việc cần làm khi có báo động sóng thần- Nếu bạn ở vùng ven biển, khi cảm thấy hoặc nghe thấy về một trận động đất mạnh, đừng chờ đợi thông báo chính thức về sóng thần, hãy cùng gia đình và bạn bè chạy đến vùng đất cao và gần nhấtt .- Nếu bạn ở ngoài khơi thì không nên trở về cảng  khi có  tin về cảnh báo sóng thần. Chủ tàu có thể đưa tàu ra  biển nếu đủ sức thời gian và được phép; hãy tìm đến những vùng nước sâu trên 300m. Nhưng đừng cố di chuyển đến vùng nước sâu nếu như những con sóng đầu tiên đã đến quá gần. - Mọi người không nên ở trên  những con tàu neo đậu bến cảng vì sóng thần có sức mạnh khủng khiếp, sẽ phá hủy tất cả  mọi vật trên đường đi của nó.Những việc cần làm Khi có sóng thần- Khi sóng thần sắp tiến  vào bờ  mực nước biển có thể dâng cao hay hạ xuống khá nhanh dọc  bờ biển, không được lội xuống nước để nhặt những thứ trên bờ biển khi nước rút và chụp ảnh.- Di tản khỏi vùng nguy hiểm theo biển hướng dẫn hoặc theo tổ chức chức của chính quyền địa phương khi nhận được cảnh báo sóng thần.- Không quay trở lại bờ biển ngay sau khi vừa hết đợt sóng đầu tiên. Theo dõi thông tin, chờ nhận được tin cuối cùng về sóng thần hãy trở về.Hạn chế tổn thất do sóng thần !Sưu tầm & tổng hợpPham Huy HoạtHãy làm như người NhậtCÙNG CHIA SẺ,CÙNG HỢP SỨC

File đính kèm:

  • pptThảm họa Song thần PowerPoint Presentation.ppt
Bài giảng liên quan