Tích cực hóa hoạt động học bằng các thí nghiệm

4. Một số đề xuất.

Trước tình hình thực tiễn dạy và học môn Vật lý ở các trường trong cụm như trên Tổ Lý- cụm chuyên môn số 4 có một số đề xuất sau:

4.1 Phòng GD-ĐT cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thí nghiệm chuyên trách hoặc bán chuyên trách.

4.2 Các nhà trường, Cụm, PGD-ĐT cũng cần có kế hoạch đầu tư dài hơi đối với việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy lý nói chung và giáo viên dạy lý chéo ban nói riêng. Trong điều kiện cho phép có cơ chế động viên các giáo viên dạy những môn có nhiều thí nghiệm (Lý, hóa, sinh, .) (có thể tính bằng hệ số giờ daỵ hoặc bằng tiền)

4.3 Có kế hoạch quản lý chặt chẽ các giờ dạy có thí nghiệm (chẳng hạn theo dõi kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học, kiểm tra hay dự giờ đột xuất vào giờ có thí nghiệm xem có thực hiện không)

 

doc10 trang | Chia sẻ: nbgiang88 | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích cực hóa hoạt động học bằng các thí nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ia thí nghiệm thành 3 loại: thí nghiệm nêu vấn đề, thí nghiệm phát hiện vấn đề và thí nghiệm kiểm chứng vấn đề.
+ Thí nghiệm nêu vấn đề: là thí nghiệm nhằm nêu lên vấn đề cần nghiên cứu tạo ra tình huống có vấn đề làm tăng hiệu quả của dạy học. Đặc điểm thường là thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, ngắn gọn và thực hiện trước khi chuyển sang chiếm lĩnh một tri thức mới.
+ Thí nghiệm phát hiện: là thí nghiệm được tiến hành nhằm phát hiện các tính chất vật lý các mối quan hệ của một hay một nhóm đối tượng nào đó. Đặc điểm: thường là thí nghiệm thực hành của các nhóm học sinh sau khi vấn đề đã được đặt ra và đề xuất được phương án giải quyết.
+ Thí nghiệm kiểm chứng: là thí nghiệm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của một vấn đề có thể đã được rút ra từ suy luận. Đặc điểm: thường là thí nghiệm thực hành của các nhóm học sinh sau khi đã rút ra được những kết luận từ lý thuyết.
- Nếu căn cứ vào tính chất của thí nghiệm thì có thể chia thí nghiệm thành 2 loại: thí nghiệm định tính và thí nghiệm định lượng.
+ Thí nghiệm định tính: là thí nghiệm nhằm phát hiện hặc chứng minh các tính chất vật lý của một hay một nhóm đối tượng. Đặc điểm: các thí nghiệm này thường đơn giản dễ làm đễ thành công.
+ Thí nghiệm định lượng: là thí nghiệm nhằm phát hiện hặc chứng minh các mối quan hệ giữa hai hay nhiều đối tượng vật lý. Đặc điểm: các thí nghiệm này thường đòi hỏi độ chính xác cao, khó thành công.
- Nếu căn cứ vào cách thức phối hợp giữa các nhóm thì có thể chia thí nghiệm thành 2 loại: thí nghiệm độc lập và thí nghiệm phối hợp.
+ Thí nghiệm độc lập: là thí nghiệm trong đó các cá nhân hoặc các nhóm tiến hành cùng một thí nghiệm nhằm cùng một mục đích trong một điều kiện và hoàn cảnh như nhau. Đặc điểm: việc hướng dẫn của giáo viên đơn giản, các nhóm có thể hỗ trợ nhau, kết quả trung bình cộng của các nhóm có độ tin cậy cao.
+ Thí nghiệm phối hợp: là thí nghiệm trong đó học sinh được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm tiến hành một thí nghiệm nhỏ phối hợp kết quả các thí nghiệm nhỏ lại ta được kết quả của toàn bộ thí nghiệm. Đặc điểm: tốn ít thời gian nhưng chỉ đạo của giáo viên phức tạp nếu thực hiện không tốt học sinh có thể không nắm được bài một cách toàn diện (có thể tham khảo kỹ thuật dạy học các mảnh ghép)
3. Nguyên tắc dạy thí nghiệm vật lý
Để giờ dạy vật lý đạt hiệu quả cao phải thực hiện các nguyên tắc sau:
3.1 Phải làm đủ các thí ngiệm nếu bài yêu cầu, chỉ sử dụng các biện pháp thay thế nếu các yếu tố phục vụ không đảm bảo (cúp điện, ĐDTN thiếu chưa khắc phục kịp...)
3.2 Thí nghiệm ảo không thay thế thí nghiệm thật. Thí nghiệm ảo chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nêu vấn đề, biểu diễn mang tính chất hướng dẫn học sinh, mô phỏng lại (làm nhanh lên hoặc chậm đi nhằm mục đích để học sinh đễ quan sát) tiến trình của thí nghiệm thật (đã làm), hoặc trong những điều kiện không thể làm thí nghiệm thật.
3.3 Thí nghiệm biểu diễn không thay thế thí nghiệm thực hành. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và các tài liệu hướng dẫn xác định xem thí nghiệm cần tiến hành trong bài thuộc loại nào, nếu là thí nghiệm thực hành của học sinh thì phải bố trí để học sinh được thực hành thí nghiệm (đối chiếu với Bảng khả năng lưu giữ thông tin)
3.4 Mức độ hỗ trợ, hướng dẫn của của giáo viên đối với học sinh tùy theo từng bài cũng như từng thí nghiệm (thực hành) tuy nhiên nhìn một cách tổng thể phải giảm dần theo chiều tăng của khối lớp:
4. Cách thức tổ chức và tiến hành một thí nghiệm Vật lí 
§èi víi gi¸o viªn d¹y vËt lý cần nghiên cứu kĩ chương trình ngay từ đầu năm học, lập kế hoạch dạy học cho từng khối lớp, thống kê các thí nghiệm cho từng bài theo PPCT, xác định tầm quan trọng của mỗi thí nghiệm đó trong bài học cũng như trong chương trình, kiểm tra đối chiếu với danh mục ĐDTN hiện có của nhà trường cũng như chất lượng của chúng; nghiên cứu khắc phục các ĐDTN thiếu, kém chất lượng, tìm cách thay thế một phần hay toàn bộ TN một cách phù hợp với điều kiện nhà trường cũng như trình độ học sinh.
I. Đối với thí nghiệm biểu diễn:
1. Thí nghiệm phải đảm bảo thành công: Nếu thí nghiệm thất bại học sinh sẽ mất tin tưởng vào bài học và ảnh hưởng xấu đến uy tín của giáo viên. Muốn làm tốt được điều này, giáo viên phải:
- Hiểu bản chất của các hiện tượng vật lí xảy ra trong thí nghiệm.
- Nắm vững cấu tạo, tính năng, đặc điểm của từng dụng cụ thí nghiệm cùng với những trục trặc có thể xảy ra ®Ó cã ph­¬ng ¸n ®iÒu chØnh kÞp thêi. Muốn vậy, giáo viên phải làm trước nhiều lần trong khi chuẩn bị bài.
2. Thí nghiệm phải ngắn gọn một cách hợp lí. Nếu thí nghiệm kéo dài sẽ khó tập trung sự chú ý của học sinh. Muốn vậy giáo viên phải huÊn luyªn häc sinh kü n¨ng l¾p r¸p thÝ nghiÖm nhanh vµ chÝnh x¸c. Thí nghiệm đảm bảo thành công ngay không phải làm lại. Nếu thí nghiệm kéo dài có thể chia ra nhiều bước, mỗi bước coi như một thí nghiệm nhỏ.
3. Thí nghiệm phải đảm bảo cho cả lớp quan sát. Để làm tốt điều này, giáo viên cần phải:
-Chuẩn bị dụng cụ thích hợp, có kích thước đủ lớn, có cấu tạo đơn giản thể hiện rõ được bản chất của hiện tượng cần nghiên cứu. Dụng cụ phải có hình dáng. màu sắc đẹp, hấp dẫn học sinh, có độ chính xác thích hợp.
-Sắp xếp dụng cụ một cách hợp lí. Điều này biểu hiện: 
+ Chỉ tr×nh bày những dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm, không ®Ó la liệt những dụng cụ chưa dùng đến hoặc ®· dùng xong.
+ Bố trí sao cho cả lớp đÒu quan sát ®­îc. Muốn như vậy nên sắp xếp dụng cụ trên mặt phẳng thẳng đứng hoÆc nghiªng. Giáo viên cũng cần chú ý thao t¸c ph¶i gän gµng chÝnh x¸c không che lấp thí nghiệm. Bé TN cò cã nhiÒu dông cô ­u ®iÓm: B¶ng ®iÖn, A-V-G cì lín, hép ®en quang häc vÉn cã thÓ sö dông hiÖu qu¶ trong ch­¬ng tr×nh, còng cã thÓ sö dông mét sè thiÕt bÞ cña m«n c«ng nghÖ
4. Sử dụng các vật chỉ thị thích hợp: Nhằm tập trung sự chú ý của học sinh vµo những yÕu tè cần quan sát. Thí nghiệm phải có sức thuyết phục học sinh. Muốn vậy thí nghiệm phải rõ ràng, chặt chẽ để học sinh không thể hiểu theo một cách nào khác, phải loại bỏ triệt để những ảnh hưởng phụ, nếu không loại bỏ được thì phải làm thêm thí nghiệm phụ để chứng tỏ ảnh hưởng phụ là không đáng kể.
5. Thí nghiệm phải đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ thí nghiệm. Đối với các chất dễ cháy, nổ phải để xa ngọn lửa. Với những chất độc hại như thuỷ ngân thì phải hết sức thận trọng không để vương vãi. Với các thí nghiệm điện, nếu dùng điện lưới thì mạch điện nhất thiết phải có cầu dao ngắt điện tèt nhÊt lµ cÇu dao chèng giËt. Phải nắm vững tính năng, cách bảo quản dụng cụ để không làm hỏng dụng cụ.
6. Phải phát huy tèi ®a tác dụng của thí nghiệm biểu diễn. Điều đó đòi hỏi thì:
-Thí nghiệm phải được tiến hành hữu cơ với bài học, tuỳ vào mục đích của thÝ nghiÖm mà đưa thí nghiệm đúng lúc.
-Thí nghiệm phải tiến hành kết hợp với phương pháp phương tiện giảng dạy khác nhất là phương pháp đàm thoại và mô hình.
-Thí nghiệm chỉ có hiệu quả tốt khi có sự tham gia tích cực, có ý thức của học sinh. Vì vậy giáo viên phải làm cho học sinh hiểu rõ mục đích của thí nghiệm, cách bố trí thí nghiệm và các dụng cụ của thí nghiệm. Học sinh trực tiếp quan sát và rút ra kết luận cần thiết.
II. Đối với thí nghiệm thực hành:
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của thí nghiệm thực hành, giáo viên cần cố gắng thực hiện các nội dung sau:
1. Chuẩn bị tốt dụng cụ thí nghiệm thực hành, đảm bảo đủ vể số lượng, chất lượng. 
2. Trình tự tổ chức một thí nghiệm thựe hành. Nên tiến hành theo các bước sau:
a. Chuẩn bị
-Giáo viên cần đặt vấn đề vào bài, cã thÓ dïng thÝ nghiÖm nªu vÊn ®Ò gợi ý để học sinh phát hiện được nội dung kiến thức cần nghiên cứư, từ đó học sinh hiểu rõ mục đích của thí nghiệm.
-Có thể dùng phương pháp đàm thoại kết hợp trình bày mô hình- sơ đồ để học sinh tự lập kế hoạch tiến hành thí nghiệm.
-Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và các thao tác mẫu (nếu cần).
-Có thể cho học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm.
b. Tiến hành thí nghiệm
-Tùy theo từng loại thí nghiệm, nếu là thí nghiệm ®éc lËp theo nhóm thì nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành thí nghiệm. Các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm. Giáo viên theo dõi chung và giúp đỡ nhóm gặp khó khăn, nếu cần thì giáo viên yêu cầu cả lớp ngừng thí nghiệm để hướng dẫn, bổ sung. Cần tránh trường hợp một số em chuyên làm thí nghiệm, một số em chuyên ghi chép. Cũng tùy thí nghiệm mà giáo viên có thể phân nhóm ngẫu nhiên hoặc với các nhóm cố định thì cử tổ trưởng luân phiên...
c. Xử lí kết quả thí nghiệm
-Với thí nghiệm thực hành khảo sát: Cả nhóm cùng dựa vào kết quả thí nghiệm để thảo luận tìm ra kiến thức mới. Với thí nghiệm thực hành kiểm nghiệm, nhóm (hoặc cá nhân) làm báo cáo kết quả thí nghiệm ghi rõ nhận xét và so sánh kết quả thí nghiệm với lí thuyết đã học, cần hiểu và giải thích được sai số nếu có. Nếu cần giáo viên có thể yêu cầu một vài nhóm hoặc cá nhân thuyết minh lại quá trình tiến hành TN của mình.
-Chú ý: Với những thí nghiệm có tính toán: Mỗi học sinh tính toán độc lập theo số liệu đã thu được và so sánh trong nhóm để kiểm tra lại.
d. Tổng kết thí nghiệm:
-Giáo viên phân tích kết quả thí nghiệm và giải đáp thắc mắc, những vấn đề cần rút kinh nghiệm qua làm thí nghiệm vừa làm.
- Hướng dẫn thu dọn và bảo quản dụng cụ thí nghiệm.
4. Một số đề xuất.
Trước tình hình thực tiễn dạy và học môn Vật lý ở các trường trong cụm như trên Tổ Lý- cụm chuyên môn số 4 có một số đề xuất sau:
4.1 Phòng GD-ĐT cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thí nghiệm chuyên trách hoặc bán chuyên trách.
4.2 Các nhà trường, Cụm, PGD-ĐT cũng cần có kế hoạch đầu tư dài hơi đối với việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy lý nói chung và giáo viên dạy lý chéo ban nói riêng. Trong điều kiện cho phép có cơ chế động viên các giáo viên dạy những môn có nhiều thí nghiệm (Lý, hóa, sinh, ...) (có thể tính bằng hệ số giờ daỵ hoặc bằng tiền)
4.3 Có kế hoạch quản lý chặt chẽ các giờ dạy có thí nghiệm (chẳng hạn theo dõi kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học, kiểm tra hay dự giờ đột xuất vào giờ có thí nghiệm xem có thực hiện không)
An tràng, ngày 19 tháng 3 năm 2011
NG Ư ỜI TH ỰC HI ỆN
 Nguyễn Bá Lân

File đính kèm:

  • docChuyen de ly 8-11-12.doc
Bài giảng liên quan