Tiết 14: Nhận biết một số hợp chất vô cơ (tiếp theo)

1. Kiến thức

- Biết nguyên tắc chung nhận biết các ion trong dd và một số chất khí vô cơ.

- Biết cách dùng thuốc thử để nhận biết một số cation, một số anion trong dung dịch và một số chất khí vô cơ.

2. Kĩ năng:

 - Làm thí nghiệm và quan sát các hiện tượng để nhận biết.

- Tiến hành giải một số BT tự luận liên quan.

3. Tình cảm – thái độ

 - Có thái độ tích cực, tự giác trong học tập.

 - Có tinh thần hợp tác trong học tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1962 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 14: Nhận biết một số hợp chất vô cơ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn:...../...../2014
Ngày dạy:
Dạy lớp
......./...../2014
12A2
......./...../2014
12A4
......./...../2014
12A6
......./...../2014
12A8
TIẾT 14 – NHẬN BIẾT MỘT SỐ H/C VÔ CƠ (Tiếp theo)
1. Kiến thức
- Biết nguyên tắc chung nhận biết các ion trong dd và một số chất khí vô cơ.
- Biết cách dùng thuốc thử để nhận biết một số cation, một số anion trong dung dịch và một số chất khí vô cơ.
2. Kĩ năng: 
	- Làm thí nghiệm và quan sát các hiện tượng để nhận biết.
- Tiến hành giải một số BT tự luận liên quan.
3. Tình cảm – thái độ
	- Có thái độ tích cực, tự giác trong học tập.
	- Có tinh thần hợp tác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án bám sát
2. HS: sgk, vở ghi,Chuẩn bị nội dung bài trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (0’): 
2 - Dạy bài mới (44’).
BÀI TẬP
A. Trắc nghiệm tự luận
1.	Các dung dịch loãng sau đây đều có màu xanh : CuSO4, NiSO4, Cr2(SO4)3, FeSO4. Hãy trình bày phương pháp nhận biết từng dung dịch mà không dựa vào màu sắc của các cation.
2.	Một dung dịch chứa hỗn hợp các ion Ba2+, Ca2+, và . Hãy trình bày cách nhận biết từng ion trong dung dịch. Viết các phương trình hóa học.
3.	Dung dịch X chứa hỗn hợp Cu2+, Zn2+, Al3+, . Hãy trình bày cách nhận biết từng ion trong dung dịch. Viết các phương trình hóa học dưới dạng ion rút gọn.
4.	Trình bày 3 cách khác nhau để phân biệt 2 lọ khí CO2 và SO2.
5.	Hãy chọn một hoá chất thích hợp và chỉ với một lượt thử, hãy phân biệt các lọ riêng biệt chứa :
a) Các dung dịch : Ba(HCO3)2, Ba(OH)2, Mg(HCO3)2, NH4NO3.
b) Các dung dịch loãng : FeSO4, CuSO4, Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3.
6.	Hãy tách từng oxit trong hỗn hợp bột gồm : CuO, MgO, Al2O3.
B – đáp án. Trắc nghiệm tự luận
1.	Cho dung dịch NaOH từ từ đến dư vào các mẫu thử :
+ Mẫu thử tạo kết tủa sau đó tan là Cr2(SO4)3
	Cr3+ + 3OH– ® Cr(OH)3 ¯ 
	Cr(OH)3 + OH– ® [Cr(OH)4]– 
+ Mẫu thử có kết tủa trắng xanh sau hóa thành nâu đỏ là FeSO4 :
	Fe2+ + 2OH– ® Fe(OH)2¯ (trắng xanh) 
	4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O ® 4Fe(OH)3¯ (đỏ nâu)
+ Hai mẫu thử tạo kết tủa keo xanh không tan là CuSO4, NiSO4 
	Cu2+ + 2OH– ® Cu(OH)2¯
	 (keo xanh)
	Ni2+ + 2OH– ® Ni(OH)2¯ 
	 (keo xanh)
Lọc lấy 2 kết tủa, thêm vài giọt dung dịch NaOH loãng rồi cho vào 2 ống nghiệm chứa dung dịch CH3CHO và đun nhẹ, mẫu thử cho kết tủa đỏ gạch là Cu(OH)2. Từ đó xác định 2 chất ban đầu.
CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH3COONa + Cu2O¯đỏ gạch + 3H2O
2.	Cho dung dịch NaOH vào mẫu thử rồi đun nhẹ, có khí mùi khai bay ra 
Þ có 
	 + OH– NH3 (mùi khai) + H2O
Cho 1 ml dung dịch K2CrO4 vào mẫu thử, có kết tủa màu vàng tươi xuất hiện là có Ba2+, Ca2+.
	Ba2+ + ® BaCrO4 ¯
	Ca2+ + ® CaCrO4 ¯
Thêm dung dịch CH3COOH dư vào rồi lắc kĩ : 
	+ BaCrO4 không tan Þ có Ba2+
	+ CaCrO4 tan trong dung dịch CH3COOH : 
	CaCrO4 + 2CH3COOH ® Ca(CH3COO)2 + H2CrO4 
Lọc bỏ kết tủa, lấy phần nước lọc cho phản ứng với dung dịch (NH4)2CO3 dư, phần nước lọc tạo kết tủa Þ có Ca2+.
Lại lọc bỏ kết tủa, lấy phần nước lọc vẫn còn NO3–, cho vào 1 mảnh Cu, thêm H2SO4 đến dư (hết khí bay ra) rồi đun nóng nhẹ : có khí không màu hóa nâu trong không khí Þ có 
	H2SO4 + (NH4)2CO3 ® (NH4)2SO4 + CO2 + H2O
	3Cu + 8H+ + ® Cu2+ + 2NO + 4H2O
	2NO + O2 ® 2NO2
3.	Cho Ba(NO3)2 vào mẫu thử, có kết tủa xuất hiện. Lọc lấy kết tủa, cho vào vài giọt dung dịch HNO3, kết tủa không tan Þ có Ba2+ 
	Ba2+ + ® BaSO4 
Trong các ion của dung dịch chỉ có Cu2+ có màu xanh, còn các ion còn lại đều không màu.
Cho NaOH loãng dư vào mẫu thử, lọc bỏ kết tủa Cu(OH)2 (có màu xanh), phần nước lọc (không màu) chứa [Al(OH)4]– và [Zn(OH)4]2– 
	Cu2+ + 2OH– ® Cu(OH)2
	Al3+ + 3OH– ® Al(OH)3 
	Al(OH)3 + OH– ® [Al(OH)4]– 
	Zn2+ + 2OH– ® Zn(OH)2
	Zn(OH)2 + 2OH– ® [Zn(OH)4]2–
Sục khí CO2 dư vào nước lọc, có kết tủa keo trắng của Al(OH)3 và Zn(OH)2 tạo ra :
	[Al(OH)4]– + CO2 ® Al(OH)3 + 
	[Zn(OH)4]2– + 2CO2 ® Zn(OH)2 + 
Lọc lấy kết tủa, cho vào dung dịch NH3 dư : chỉ có Zn(OH)2 tan, phần không tan là Al(OH)3 Þ có Al3+
	Zn(OH)2 + 4NH3 ® [Zn(NH3)4]2+ + 2OH– 
Lọc bỏ phần không tan, lấy nước lọc cho phản ứng với dung dịch HCl dư ® thu được dung dịch có Zn2+ 
	[Zn(NH3)4]2+ + 4H+ ® Zn2+ + 
Cho vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch thu được : có kết tủa keo trắng Þ có Zn2+ 
	Zn2+ + 2OH– ® Zn(OH)2¯
4.	Ba cách khác nhau để phân biệt 2 lọ khí CO2 và SO2 :
Cách 1 : Cho mỗi khí lội qua bình chứa dung dịch Br2, mẫu thử làm mất màu Br2 là SO2 
	SO2 + Br2 + 2H2O ® 2HBr + H2SO4
Cách 2 : Cho mỗi khí lội qua bình chứa dung dịch H2S, mẫu thử là dung dịch hóa đục do tạo ra S không tan là SO2 
	SO2 + H2S ® S + H2O
Cách 3 : Cho mỗi khí lội qua bình chứa dung dịch KMnO4, mẫu thử làm mất màu tím của dung dịch là SO2 
	5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O ® 2H2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4
5.	a) Các dung dịch : Ba(HCO3)2, Ba(OH)2, Mg(HCO3)2, NH4NO3.
Chọn thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng rồi cho vào các mẫu thử :
+ Mẫu thử vừa có khí bay ra vừa có kết tủa trắng là Ba(HCO3)2
	Ba(HCO3)2 + H2SO4 ® BaSO4 + CO2 + H2O
 + Mẫu thử chỉ có kết tủa trắng là Ba(OH)2 
	Ba(OH)2 + H2SO4 ® BaSO4 + 2H2O
+ Mẫu thử chỉ có khí bay ra là Mg(HCO3)2 
	Mg(HCO3)2 + H2SO4 ® MgSO4 + 2CO2 + 2H2O
+ Mẫu còn lại không có hiện tượng gì là NH4NO3.
b) Các dung dịch loãng : FeSO4, CuSO4, Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3 .
Chọn thuốc thử là dung dịch NaOH loãng rồi cho từ từ đến dư vào các mẫu thử:
+ Mẫu thử có kết tủa trắng xanh sau hóa thành nâu đỏ là FeSO4 :
	Fe2+ + 2OH– ® Fe(OH)2 ¯ trắng xanh 
	4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O ® 4Fe(OH)3 ¯ đỏ nâu
+ Mẫu thử tạo ngay kết tủa nâu đỏ là Fe2(SO4)3 
	Fe3+ + 3OH– ® Fe(OH)3 ¯ nâu đỏ 
+ Mẫu thử có kết tủa keo xanh là CuSO4
	Cu2+ + 2OH– ® Cu(OH)2 keo xanh 
+ Mẫu thử có kết tủa keo trắng sau đó tan là Al2(SO4)3
	Al3+ + 3OH– ® Al(OH)3 ¯ keo trắng
	Al(OH)3 + OH– ® [Al(OH)4]–
6.	Tách từng oxit trong hỗn hợp bột gồm : CuO, MgO, Al2O3.
Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư :
Chỉ có Al2O3 tan, lọc tách riêng phần không tan và thổi khí CO2 dư vào nước lọc : 
	Al2O3 + 2OH– + 3H2O ® 2[Al(OH)4]– 
	[Al(OH)4]– + CO2 ® Al(OH)3 + 
	2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O 
Phần không tan gồm CuO, MgO đem hòa tan hết bằng dung dịch HCl :
	CuO + 2H+ ® Cu2+ + H2O 
	MgO + 2H+ ® Mg2+ + H2O 
Cho NH3 dư vào dung dịch : Mg2+ tạo kết tủa, Cu2+ tạo kết tủa sau đó tan : 
	Mg2+ + 2NH3 + 2H2O ® Mg(OH) 2 + 
	Cu2+ + 2NH3 + 2H2O ® Cu(OH)2 + 
 	Cu(OH)2 + 4NH3 ® [Cu(NH3)4]2+ + 2OH– 
Lọc lấy kết tủa và nhiệt phân thu được MgO :
	Mg(OH) 2 MgO + H2O 
Phần nước lọc cho phản ứng với dung dịch HCl dư : 
	[Cu(NH3)4]2+ + 4H+ ® Cu2+ + 
Cho phản ứng với NaOH loãng dư, lọc lấy kết tủa và nhiệt phân, thu được CuO :
	Cu2+ + 2OH– ® Cu(OH)2¯ 
	Cu(OH)2 CuO + H2O 
IV- Củng cố ( lồng trong quá trình học) 
V- Dặn dò (1’): chuẩn bị trước bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiết 14 - bs12 -HKII.doc
Bài giảng liên quan