Tiết 3 - Bài 2: Thế Giới Vật Chất Tồn Tại Khách Quan

I_ Mục tiêu:

 1/ Về kiến thức: học sinh cần nắm

 _ Giới tự nhiên tồn tại khách quan.

 _ Con người là sản phẩm của giới tự nhiên.

 2/ Về kỹ năng:

 _ Phân biệt một số dạng cụ thể của giới tự nhiên.

 _ Lấy được ví dụ minh họa giới tự nhiên tồn tại khách quan.

 _ Chứng minh được con người là sản phẩm phát triển lâu dài của giới tự nhiên.

 3/ Về thái độ:

 _ Tôn trọng, bảo vệ tự nhiên và môi trường.

 _ Có cái nhìn đúng đắn về nguồn gốc của mình.

II_ Nội dung:

Nắm vững giới tự nhiên tồn tại khách quan và con người là sản phẩm của tự nhiên.

III_ Tài liệu – phương tiện:

 Sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh.

IV_ Tiến trình dạy học:

 1/ Kiểm tra bài cũ:

 _ Phân biệt phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình. Ví dụ minh họa.

 _ Trình bày sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật va phương pháp luận biện chứng.

 2/ Giới thiệu bài mới:

 Thế giới xung quanh chúng ta vô cùng sinh động, phong phú và đa dạng với vô vàn sự vật hiện tượng. Vậy ta thử tìm hiểu xem các sự vật hiện tượng ấy có nguồn gốc từ đâu? Chúng tồn tại như thế nào? Con người và xã hội loài người có quan hệ thế nào với chúng? Chúng ta sẽ giải đáp những vấn đề đó qua bài học ngày hôm nay.

 3/ Dạy bài mới:

doc3 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 3 - Bài 2: Thế Giới Vật Chất Tồn Tại Khách Quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 3
Ngày soạn:07/8/2010.
Bài 2: THẾ GIỚI VẬT CHẤT TỒN TẠI KHÁCH QUAN
I_ Mục tiêu:
 1/ Về kiến thức: học sinh cần nắm
 _ Giới tự nhiên tồn tại khách quan.
 _ Con người là sản phẩm của giới tự nhiên.
 2/ Về kỹ năng:
 _ Phân biệt một số dạng cụ thể của giới tự nhiên.
 _ Lấy được ví dụ minh họa giới tự nhiên tồn tại khách quan.
 _ Chứng minh được con người là sản phẩm phát triển lâu dài của giới tự nhiên.
 3/ Về thái độ:
 _ Tôn trọng, bảo vệ tự nhiên và môi trường.
 _ Có cái nhìn đúng đắn về nguồn gốc của mình.
II_ Nội dung:
Nắm vững giới tự nhiên tồn tại khách quan và con người là sản phẩm của tự nhiên.
III_ Tài liệu – phương tiện:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh.
IV_ Tiến trình dạy học:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 _ Phân biệt phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình. Ví dụ minh họa.
 _ Trình bày sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật va phương pháp luận biện chứng.
 2/ Giới thiệu bài mới:
 Thế giới xung quanh chúng ta vô cùng sinh động, phong phú và đa dạng với vô vàn sự vật hiện tượng. Vậy ta thử tìm hiểu xem các sự vật hiện tượng ấy có nguồn gốc từ đâu? Chúng tồn tại như thế nào? Con người và xã hội loài người có quan hệ thế nào với chúng? Chúng ta sẽ giải đáp những vấn đề đó qua bài học ngày hôm nay.
 3/ Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: giới tự nhiên tồn tại khách quan.
Gv cho học sinh đọc phần 1 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
_ Giới tự nhiên gồm những yếu tố nào?
_ Có những quan niệm nào về nguồn gốc của giới tự nhiên?
Vd: - Giới tự nhiên do thần linh, thượng đế tạo ra.
- Giới tự nhiên là cái có sẵn, không ai sinh ra và không ai tiêu diệt được.
Quan niệm nào là đúng?
_ Cho Hs xem một bức tranh mô tả sự phát triển của động vật. Từ đó, Hs đưa nhận xét: giới tự nhiên phát triển như thế nào?
Gv bổ sung, kết luận: giới tự nhiên là tự có.
Gv đưa các ví dụ: cây, bàn ghế, cô giáo tồn tại có phụ thuộc vào ý thức của các bạn không? Vì sao?
Hs trả lời
Gv chốt ý: các SVHT đó tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của chúng ta vì dù ta muốn hay không chúng vẫn tồn tại.
_ Gv đưa ví dụ: Thời tiết: bốn mùa, mưa, gió 
 Quy luật phát triển của cây, động vật.
Hs nhận xét: con người có thể làm thay đổi những quy luật đó không?
Gv bổ sung và chốt ý →
Hoạt động 2:con người là sản phẩm của giới tự nhiên.
Gv phát vấn học sinh: 
- Khi nhận thức còn thấp, con người giải thích nguồn gốc của mình bằng cách nào?
→ những câu chuyện thần thoại: con Rồng, cháu Tiên; Nữ Oa; Chúa trời
- Các kết quả nguyên cứu khoa học đã chứng minh con người có nguồn gốc từ đâu?
- Mô tả quá trình tiến hóa của con người?
Gv bổ sung và rút ra kết luận →
 thảo luận nhóm
Chia lớp 4 nhóm: thảo luận 2 vấn đề
+ Con người có đặc điểm nào giống động vật có vú?
+ con người có đặc điểm nào khác động vật có vú?
Gv nhận xét và khắc sâu kiến thức.
Giống: sinh con và nuôi con bằng sữa. Cấu trúc nội quan: hệ bài tiết, hô hấp, tiêu hóa
Khác: - Động vật: bản năng và thụ động trước tự nhiên.
 - Con người: con người có lao động, ngôn ngữ và tư duy, con người biết cải tạo tự nhiên.
Gv khắc sâu kiến thức→
Gv giải thích vì sao nhờ lao động và hoạt động xã hội, con người đã tách khỏi động vật. Lưu ý học sinh: con người không tồn tại độc lập với giới tự nhiên mà luôn gắn bó và phát triển cùng với nó.
1_ Giới tự nhiên tồn tại khách quan:
- Giới tự nhiên là tất cả những gì tự có, không do ý thức con người hay 1 lực lượng thần bí nào tạo ra.
- Mọi sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên đều có quá trình hình thành khách quan, vận động và phát triển theo quy luật vốn có của nó.
2_ Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên:
 a/ Con người là sản phẩm của giới tự nhiên:
Loài người có nguồn gốc từ động vật và là kết quả phát triển lâu dài của giới tự nhiên.
- Con người nhờ lao động và hoạt động xã hội đã tách khỏi động vật.
 4/ Củng cố – dặn dò:
Gv cho học sinh làm bài tập nhanh:
Quan đđiểm nào sau nay đúng khi nói về nguồn gốc của giới tự nhiên:
do thần linh tạo ra.
Tự có, là nguồn gốc vận đvộng và phát triển của chính nó.
Do ý thức của con người tạo ra.
Từ một vụ nổ thiên thạch (big bang).
5/ Hoạt động tiếp nối:
Gv yêu cầu học sinh về sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, mẫu truyện về nguồn gốc của tự nhiên và con người.
V_ Gợi ý, kiểm tra, đánh giá:
 _ Bằng kiến thức đã học chứng minh một vài hiện tượng trong tự nhiên tồn tại khách quan.
 _ Chứng minh con người là sản phẩm của giới tự nhiên.

File đính kèm:

  • docTiet 3.GDCD10.doc