Tiết 64- Bài 53. Protein

1. Kiến thức.

- Protein là chất cơ bản không thể thiếu được của cơ thể sống.

- Protein có khối lượng phân tử rất lớn và có cấu tạo phân tử rất phức tạp do nhiều aminoaxit tạo nên.

- Protein có 2 tính chất quan trọng đó là thuỷ phân và đông tụ.

2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng thực tế.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng tiết kiệm các sản phẩm là Protein.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 64- Bài 53. Protein, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: 15/4/2014
Ngày giảng :17/4/2014
Tiết 64- Bài 53. PROTEIN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Protein là chất cơ bản không thể thiếu được của cơ thể sống.
- Protein có khối lượng phân tử rất lớn và có cấu tạo phân tử rất phức tạp do nhiều aminoaxit tạo nên.
- Protein có 2 tính chất quan trọng đó là thuỷ phân và đông tụ.
2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng thực tế.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng tiết kiệm các sản phẩm là Protein.
II. Phương pháp. Nêu và giải quyết vấn đề. Quan sát, trực quan.
III. Phương tiện dạy và học .
- GV chuẩn bị: 
+ Tranh một số loại thức ăn có chứa Pr.Trứng gà, cồn, nước, lông gà, H2SO4, NaOH, lửa.
+ Cốc, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, kẹp gỗ, giá đỡ.
- HS: chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
IV.Tiến trình các hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Tinh bột và xenlulozơ được hình thành từ cây xanh như thế nào. Ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ.
3. Hoạt động dạy và học: (33')
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Hoạt động 1: (5').Tìm hiểu trạng thái tự nhiên.
- Nêu trạng thái tự nhiên của Protein?
- cho hs quan sát tranh một số loại thức ăn có chứa Pr (Thịt gà, thịt bò, đậu tương...)
I. Trạng thái tự nhiên.
hs quan sát hình 5.14 kết hợp với thông tin sgk.
- Pr có ở mọi cơ thể sống.
- Protein ( Chất đạm) có trong cơ thể người, động vật (là thành phần chính của tế bào cơ thể người, động vật) và thực vật.
Hoạt động 2: (8').Tìm hiểu thành phần và cấu tạo của phân tử Pr.
- Axit aminoaxetic là 1phần trong nguyên tố Pr có công thức:
 CH2 – COOH
 NH2
- Thành phần của Pr và tinh bột có gì khác nhau và giống nhau?
- Pr có phân tử khối rất lớn từ hàng vạn đến hàng triệu đvC và có cấu tạo phức tạp.
Khi đun nóng Pr có dd axit -> NH2CH2-COOH( các Aminoaxit) và ngược lại vì vậy mà người ta có thể tạo Pr nhân tạo.
H2N- CH2- COOH là 1 mắt xích =>Phân tử Pr (H2N- CH2- COOH)n
? so sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần, cấu tạo phân tử của aminoaxetic?(H2N- CH2- COOH)n và CH3 - COOH
II. Thành phần cấu tạo phân tử.
1. Thành phần nguyên tố.
Hs nghiên cứu thông tin sgk nêu thành phần các ng/tố trong phân tử Pr.
- Pr gồm nhiều ng/tố cấu tạo nên còn tinh bột chỉ gồm 3 n/tố C,H,O.
+ Giống nhau: Đều có nguyên tố C,H,O,N.
+ Khác nhau: có S,P,Fe...
- Pr gồm các thành phần nguyên tố: C, H, O, N và một lượng nhỏ các nguyên tố S, P, kim loại...
2. Cấu tạo phân tử.
- hs nghe và nêu kết luận theo sgk/159
- Pr có phân tử khối rất lớn từ hàng vạn đến hàng triệu đvC (còn gọi là u) và có cấu tạo rất phức tạp.
- Pr được tạo ra từ các amino axit mỗi phân tử amino axit tạo thành một "mắt xích" trong phân tử Pr.
+ Giống nhau:
- Có nhóm – COOH, có chứa C,H,O
- Khác nhau: Aminoaxetic có N và có nhóm – NH2
Hoạt động 3: (15').Tìm hiểu tính chất hoá học của Pr.
- Gọi hs lên làm thí nghiệm: cho một ít lòng trứng gà vào ống nghiệm đựng 1 ml nước nhỏ tiếp vào 1-> 2 giọt NaOH rồi đun nhẹ.
Trong cơ thể người Pr được hấp thụ như thế nào?
- Khi ăn cá, thịt, trứng ...nhờ có các men tiêu hoá Pr cũng bị thuỷ phân thành Amino axit. Những Amino axit này được dùng để tạo nên Pr cho cơ thể 1 phần bị OXH để cung cấp năng lượng.
Nhờ tính chất này ta có thể Sản xuất mì chính từ lông lợn, đậu xanh, sắn... 
- Tiến hành thí nghiệm đốt cháy lông gà, hoặc 1 ít tóc.
Bằng cách này ta có thể phân biệt vải, len, đồ vật bằng nguyên liệu có Pr từ ĐV với vải, len, đồ vật làm bằng nguyên liệu TV: VD Len lông cừu với len sợi tổng hợp, vải dệt từ tơ tằm với vải sợi bông gai...
- Tiến hành thí nghiệm: cho vào cốc chứa 1 ml nước một ít lòng trắng trứng gà đun nóng nhẹ.
hoặc cho lòng trắng trứng với một ít cồn lắc nhẹ.
- Thông tin hiện tượng tạo sự đông tụ khi nấu canh cua, thịt, trứng...có từng mảng nổi lên trong quá trình đun đó là sự đông tụ.
III. Tính chất hoá học.
1. Phản ứng thuỷ phân.
Hs nghiên cứu thông tin sgk.
- Quan sát và nêu nhận xét, viết sơ đồ.
Potein + nướcAmino axit.
Pr + H2O Amino axit.
- Nhờ tác dụng của enzim tiêu hoá
2. Sự phân huỷ bởi nhiệt.
- Nêu yêu cầu thí nghiệm. Quan sát, kết luận.
- Đun nóng mạnh Pr không có nước, Pr bị phân huỷ ở nhiệt độ cao tạo ra những chất bay hơi có mùi khét. 
3. Sự đông tụ.
HS nêu yêu cầu thí nghiệm. quan sát - nhận xét -kết luận.
+ Đun nóng Pr có nước hay cho vào cồn xảy ra kết tủa đó là sự đông tụ.
Hoạt động 4: (5').Tìm hiểu ứng dụng của Pr.
- Pr có những ứng dụng gì?
IV. Ứng dụng.
Hs liên hệ thực tế nêu ứng dụng của Pr
- Làm thức ăn cho người và động vật.
- Làm nguyên liệu công nghệ len, sợi (tơ tằm...).
- Nguyên liệu trong công nghiệp da, mỹ nghệ...
4. Kiểm tra đánh giá : (5')
- HS. làm bài tập trong sgk/160.
ĐÁP ÁN:
Câu 1 : a. C,H,O,N... 
b. Mọi bộ phận của cơ thể: thịt, cá, rau, quả, tóc, móng, sữa, trứng...
 	c. Thuỷ phân 
d. Đông tụ.
Câu 2 : Có sự đông tụ của protein (vì trong sữa có Pr tác dụng với dd axit có trong quả chanh)
Câu 3 : Đốt 2 mảnh lụa, nếu mảnh nào cháy có mùi khét thì là lụa dệt từ sợi tơ tằm
Câu 4 : 
a) So sánh:
* Về thành phần nguyên tố:
- Giống nhau: Đều chứa C; H; O
- Khác nhau: Trong phân tử a xit aminoaxetic ngoài 3 nguyên tố trên còn có thêm nguyên tố N.
* Về cấu tạo nguyên tử:
- Giống nhau: Đều có nhóm – COOH
- Khác nhau: aminoaxetic còn có thêm nhóm – NH2
b) Phương trình hóa học:
H2N-CH2-C-OH+H2N-CH2-C-OH Xúc tác
O O
 H2N-CH2-C-NH+CH2-C-OH+H2O
 O O
5. Hướng dẫn hoạt động học ở nhà: (1')

File đính kèm:

  • docPROTEIN.doc
Bài giảng liên quan