Tiểu luận: Thực phẩm chức năng

Mục Lục

Lời cảm ơn! 1

Mục Lục 2

Nhận Xét Và Sự Góp Ý Của Giáo Viên Hướng Dẫn . 4

Danh Sách Hình . .5

Chương I KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI 6

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG . 6

I . Khái Niệm Và Lịch Sử Nghiên Cứu Thực Phẩm Chức Năng : 6

1. Khái Niệm TPCN : 6

2. Lịch Sử Nghiên Cứu TPCN: 7

II . Phân Biệt Giữa Thuốc Và Dược Liệu , Thực Phẩm Thuốc, TPCN 7

1. Thực Phẩm Thông Thường (Ordinary Food Ingredients ): 7

2. Thực Phẩm Chức Năng (Funtional Foods): 7

3. Thực Phẩm Thuốc (Medical Foods Nutraceutical): 8

4. Thuốc Và Dược Liệu (Drug) : 8

III. Các Chất Dinh Dưỡng Cơ Bản Trong Thực Phẩm Dinh Dưỡng : 8

1. Protein : 9

 9

1.1 Thành phần hoá học của Protein : 9

1.2 Vai trò dinh dưỡng của Protein : 9

1.3 Giá trị dinh dưỡng của Protein: 9

1.4 Nguồn Protein trong thực phẩm : 9

2. Lipid : 10

2.1 Thành phần hoá học của Lipid : 10

2.2 Vai trò dinh dưỡng của Lipid : 10

3. Glucid : 11

3.1 Các loại Glucid : 11

3.2 Vai trò của Glucid : 11

3.3 Glucid tinh tế và Glucid bảo vệ : 11

4. Vitamin 12

5. Các khoáng chất 12

6. Nước 13

IV . Các Chất Dinh Dưỡng Chức Năng và Phân Loại TPCN : 13

1 Phân loại TPCN dựa trên các hợp chất hoá học có hoạt tính chức năng phòng chống bệnh tật . 13

1.1 Các Chất Xơ Chức Năng Trong Dinh Dưỡng 13

1.2 Axit Amin, Peptid và Protein Chức Năng 13

1.3 Các Loại Đường Đa Phân Tử Chức Năng (Oligosaccharid) 14

1.4 Vi Khuẩn Sinh, Axit Lactic,Axit Butyric: 14

1.5 Axit Béo Chưa No 14

1.6 Các Loại Sắc Tố Thực Vật: 14

1.7 Giới Thiệu Tổng Quát Các Hoạt Chất Dinh Dưỡng Chức Năng Trong TPCN: 14

Bảng 1.2 Thành Phần Các Chất Chức Năng Trong Thực Phẩm Chức Năng. 16

2 Phân Loại TPCN Dựa Theo Nguồn Gốc Nguyen Liệu Thực Phẩm 17

2.1 TPCN có nguồn gốc thực vật : 17

2.2 TPCN có nguồn gốc động vật : 18

Chương II VAI TRÒ SINH HỌC MỘT CỦA MỘT SỐ HOẠT CHẤT CHỨC NĂNG TRONG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG . 19

I Các Chất Chống Oxy Hóa Trong TPCN 19

1 Khái Niệm Về Sự Oxy Hóa Và Chất Chóng Oxy Hóa 19

1.1 Các Chất Chống Oxy Hóa: 19

1.2 Những Chất Chống Oxy Hóa Tự Nhiên :: 19

1.3 Ảnh Hưởng Của Các Chất Oxy Hóa: 19

2. Các Sắc Tố Tự Nhiên Và Vai Trò Sinh Học Của Các Sắc Tố: 20

2.1 Lycopene: 20

II Các Chất Xơ Và Đường Chức Năng Trong Thực Phẩm : 22

A . Chất Xơ : 22

1. Phân Loại Chất Xơ : 22

1.1 Chất Xơ Tan: 22

1.2 Chất Xơ Không Tan : 22

2. Vai Trò Sinh Học Của Chất Xơ Trong TPCN 22

2.1 Chất Xơ Hòa Tan(Solution Fiber): 22

2.2 Beta Glucan Và Những Ứng Dụng Trong Y Học – Tăng Cường Đáp Ứng Miễn Dịch : 22

2.3 Oligosaccharide Có Nguồn Gốc Từ Rong Tảo Biển: 23

B. Đường Chức Năng 23

1. Đường Palatinose: 23

III Các Phương Pháp Làm Giàu Các Chất Dinh Dưỡng Chức Năng Trong Thực Phẩm Chức Năng: 24

1. Chọn giống cây trồng vật nuôi giàu chất dinh dưỡng chức năng: 24

2. Làm giàu các chất dinh dưỡng chức năng thông qua con đường chế biến thực phẩm 25

3. Thông qua kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để làm gia tăng hàm lượng các hoạt chất sinh học chức năng trong thực phẩm của người 25

IV . SỰ PHỐI HỢP CÁC HOẠT CHẤT, CHỨC NĂNG TRONG TPCN 25

THEO ĐỊNH HƯỚNG SỨC KHÕE, PHÒNG CHỐNG BỆNH TẬT 25

1. Kỹ Thuật Phối Trộn : 26

1.1 Antiox (Chất chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng): 26

1.2 Svilform (Sản phẩm điều chỉnh quá trình trao đổi chất, tăng sức đề kháng bệnh): 26

1.3 Chromevital: 27

2. Kỹ Thuật Nghiền lạnh Cryogen : 27

Chương III CÔNG NGHỆ SINH HỌC ỨNG DỤNG 27

I Dùng Công Nghệ Sinh Học Sản Xuất Phụ Gia Thực Phẩm 27

II Công Nghệ Sinh Học “ Biến Hóa” Thực Phẩm. 28

 

doc29 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 3851 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận: Thực phẩm chức năng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ư gốc ban đầu của chúng. Con người ăn nhiều chất dinh dưỡng sinh năng lượng dần tới bệnh béo phì ngày càng nhiều.
Do đó, cần có sự nhận thức đúng đắn hơn về mục tiêu chọn giống, từ đó để tạo ra thực phẩm ngày càng dễ dàng hơn. Sau đây là 3 gợi ý trong công tác chọn giống :
Đối với các giống rau cải : Chẳng hạn giữa giống rau cải bắp và cải bẹ người ta nhận thấy loại trắng thường có hàm lượng carotein rất thấp hoặc không có. Trái lại những giống có màu xanh thì bao giờ hàm lượng carden cũng cao hơn, có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ các loại ung thư niêm mạc.
Đối với các loại củ quả : thì loại có màu vàng, màu đỏ như khoai lang nghệ, bí đỏ, cà chua , gấc, thanh long ruột vàng, ổi ruột hồng bao giờ cũng có hàm lượng carden lycopene, xantophyll, cao hơn loại có ruột trắng. Đây là những chất chống oxy hóa khá mạnh nên có tác dụng bảo về màng tế bào, ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Đối với các loại hạt ngủ cốc : thì loại có màu vàng có chứa nhiều carotenoid hơn so với loại trồng.
2. Làm giàu các chất dinh dưỡng chức năng thông qua con đường chế biến thực phẩm
Trước đây, mục tiêu chính của công nghệ sau khi thu hoạch là để chế biến thực phẩm, bảo vệ thực phẩm được lâu hơn, làm cho thực phẩm trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng.
Ngày nay, các mục tiêu đó vẫn còn tồn tại, song người tiêu dùng còn đòi hỏi ở thực phẩm chế biến phải có giá trị phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe tốt hơn, an toàn hơn khi tiêu thụ chúng. Để làm được điều này, thì nghành chế biến thực phẩm phải : Thông qua con đường chế biến có thể bổ sung, tăng cường các chất dinh dưỡng và hoạt chất chức năng. Ví dụ như ở sữa cho người cao tuổi, người ta bổ sung nhiều calcium hơn, rút ra nhiều chất béo hơn so với bình thường để ngăn bệnh loãng xương. Còn sữa cho trẻ em thì nên giàu chất béo có nhiều axit béo thiết yếu, đặc biệt DHA để tham gia cấu tạo màng tế bào thần kinh, giúp đỡ cho sự phát triển não bộ của trẻ thuận lợi làm tăng chỉ số thông minh.
3. Thông qua kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để làm gia tăng hàm lượng các hoạt chất sinh học chức năng trong thực phẩm của người
Đối với giống cây trông có năng suất cao, ngắn ngày thường tích lũy các nguyên tố vi lượng cần thiết trong sản phẩm ít hơn giống cây trồng có năng suất thấp thời gian sinh trưởng kéo dài.
Từ nguyên liệu thức ăn gia súc nếu thiếu yếu tố dinh dưỡng vi lượng sẽ gây ra cho thú trạng thái thiếu tương đối. Con người ăn các sản phẩm cây trồng, vật nuôi như thế cũng sẽ bị bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng.
	Để khắc phục sự khiếm khuyết này, người ta giải quyết vấn đề bằng 2 con đường:
Bổ sung vào thức ăn những vi chất dinh dưỡng thiếu.
Người ta làm giàu yếu tố vi lượng thiếu hụt thông qua con đường bón phân trong sản phẩm cây trồng.
IV . SỰ PHỐI HỢP CÁC HOẠT CHẤT, CHỨC NĂNG TRONG TPCN 
THEO ĐỊNH HƯỚNG SỨC KHÕE, PHÒNG CHỐNG BỆNH TẬT
	Từ ngày xưa con người đã biết tìm kiếm những loại cây cỏ khác nhau trong tự nhiên để phối hợp lại thành bài thuốc dùng để chữa bệnh.
	Nhờ vào các hoạt chất khác nhau trong các loại cây cỏ mà nó có tác dụng tương hổ nhau trong việc phòng bệnh và chữa bệnh mà người ta hay gọi là thuốc bắc , thuốc nam.
	Ngày nay, trong nghiên cứu và sản xuất TPCN người ta cũng học tập những kinh nghiệm đó để sản xuất TPCN hay thực phẩm thuốc. Mục tiêu là phòng ngừa,hay hỗ trợ điều trị một loại bệnh nào đó.
Khi phối trộn các loại thảo dược, các vitamin và vi khoáng hoặc các loại chất chức năng lại với nhau, cần phải có định hướng trước nhằm để bồi dưỡng sức khỏe tổng quát hay định hướng phòng chống một loại bệnh nào đó cụ thể. Chính vì vậy mà cần phải đặt ra yêu cầu cho nhà sản xuất TPCN phải hiểu biết tối thiểu kiến thức về dược, phải biết chức năng nghiền dược liệu công nghệ chiết suất, khối trộn và công nghệ sấy, cũng như đóng viên để bảo đảm điều kiện tối ưu giữ gìn các hoạt chất sinh học trong sản phẩm ở mức cao nhất.
	Trong phần này chúng ta đi sâu vào 2 vấn đề :
Kỹ thuật phối trộn.
Kỹ thuật nghiền lạnh Cryogen.
1. Kỹ Thuật Phối Trộn : 	
1.1 Antiox (Chất chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng):
 Sản phẩm bảo vệ cơ thể chống lại tác động phá hoại của các gốc tự do, có tác dụng chống oxy hóa, nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể đối với các tác nhân gây ra tình trạng căng thẳng.
Sản phẩm này nên được khuyến cáo nên dùng để phòng ngừa các chứng bệnh về tim mạch và dành cho những người sống ở những nơi có điều kiện sinh thái không thuận lợi và làm việc trong môi trường sản xuất độc hại.
1.2 Svilform (Sản phẩm điều chỉnh quá trình trao đổi chất, tăng sức đề kháng bệnh):
Dùng để hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh nội tiết, rối loạn Carbonhydrate máu. Sản phẩm có tác dụng tăng cường trao đổi chất, chuyển hóa chất béo chống lại béo phì.
Từ đó nó có tác dụng lên hệ tim mạch, chông xơ vữa động mạch, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, nhất là béo phì thừa cân.
1.3 Chromevital:
Là loại thực phẩm thuốc được phói hợp các hoạt chất chức năng để bồi bổ tổng hợp cho cơ thể, tăng khả năng lao động và tăng sức đề kháng cửa cơ thể, chống lại những tác hại của môi trường, sự làm việc quá tải, stress trong công việc, chứng mệt mỏi, căng thẳng đầu óc,.
Chromevital còn được sử dụng trong phòng bệnh để nâng cao hiệu với các liệu pháp chữa trị các chứng : suy nhược thần kinh, thể lực, rối loạn nội tiết, đái tháo đường, rối loạn trao đổi chất,
2. Kỹ Thuật Nghiền lạnh Cryogen : 	
Kỹ thuật nghiên dưới nhiệt độ lạnh sâu – 196 độ C , với sự làm lạnh bằng khí nitrogen hóa lỏng được gọi là kỹ thuật nghiền lạnh Cryogen.
Ở nhiệt đồ này, mọi vật chất mềm, ướt , dẻo, cứng, đều trở nên giòn và dễ bể.
Nhờ kỹ thuật nghiền này mà người ta nghiền nát được tế bào. Không còn màng bọc nữa, các hoạt chất sinh học trong tế bào được giải phóng và nhờ có độ lạnh sâu mà nó không phản ứng lẫn nhau.
Từ nhiệt độ lạnh sâu này người ta làm bốc hơi nước khi nâng nhiệt độ lên dần từ đó các hoạt chất sinh học trong tế bào được giải phóng ra và được bảo vệ tốt. Lúc này nó không còn là cây cỏ dược thảo bình thường, mà nó trở thành loại thực phẩm thuốc có hoạt tính sinh học cao hơn bởi 2 lý do :
	+ Tỉ lệ hấp thu qua thành ruột rất cao, vì nó không còn màng xơ của tế bào cản trở tiêu hóa hấp thu nữa.
	+ Khi nghiền ở nhiệt độ thấp như vậy, các hoạt chất không phản ứng phụ lẫn nhau, không bị oxy hóa cho nên nó còn giữ nguyên vẹn dược tính của nó. 
Chương III CÔNG NGHỆ SINH HỌC ỨNG DỤNG
TRONG SẢN XUẤT CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
I Dùng Công Nghệ Sinh Học Sản Xuất Phụ Gia Thực Phẩm
	 Viện Ứng Dụng Công Nghệ Sinh học trong sản xuất phụ gia thực phẩm ngày càng trở nên phổ biến, tập trung vào một số nội dung chủ yếu như nghiên cứu công nghệ sản xuất amino axit, axit hữu cơ bằng phương pháp lên men chìm, lên men bề mặt quy mô pilot .
Những ứng dụng công nghệ sinh học như :
Nghiên cứu sinh tổng hợp, thu nhận sinh phối vi sinh vật và các hoạt chất sinh học từ vi sinh vật để sử dụng cho chế biến thực phẩm và TPCN.
	 Nghiên cứu công nghệ sản xuất hương liệu , phụ gia thực phẩm như hương, chanh, cam , cà phê, tinh dầu, Ứng dụng trong các nghành chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc lá.
II Công Nghệ Sinh Học “ Biến Hóa” Thực Phẩm.
Công nghệ sinh học đã phát triển và đóng góp vào nhiều lĩnh vực đời sống của con người, nhất là trong lĩnh vực lương thực - thực phẩm. Từ nhiều năm qua, hàng ngày chúng ta ăn rất nhiều sản phẩm như đậu tương, một số loại gạo, hay cà chua, khoai tây, bí đỏ,... là sản phẩm của công nghệ sinh học. 
Và hiện nay, công nghệ sinh học đang giúp chúng ta dần dần đạt tới ước mơ lớn: "ăn thực phẩm cũng chính là phòng bệnh và tăng cường sức khoẻ" thông qua sản phẩm Thực phẩm chức năng.
Thạch dừa là món ăn chơi quen thuộc đối với mọi người, nhất là ở một đất nước nhiệt đới như Việt Nam. Thạch dừa có vị ngọt thơm của dừa, lại dai dai giống cơm dừa nhưng thạch dừa chính là một sản của công nghệ sinh học được lên men vi sinh.
Có thể những món chế biến từ ngô, đậu tương mà chúng ta ăn hàng ngày cũng chính là "con đẻ" của công nghệ sinh học. Bởi vì hàng năm, nước ta vẫn nhập khẩu hàng tấn ngô, đậu tương cũng như nhiều giống cây lương thực mới để phục vụ nhu cầu trong nước. 
Mà trên toàn thế giới có đến 56% diện tích gieo trồng đậu tương, 14% cây ngô là cây biến đổi gene. Biến đổi gene là một thành tựu lớn của công nghệ sinh học nhằm tạo ra những giống cây mang các đặc điểm hữu ích với độ chính xác cao và thời gian rút ngắn.
Ở Thụy Sĩ, các nhà sinh học đã tạo ra được giống lúa chứa lượng vitamin A rất cao, làm tăng giá trị dinh dưỡng của gạo, đặc biệt thích hợp với những người bị thiếu vitamin A. Và hiện nay họ đang cố gắng tiến hành lai tạo giống lúa chứa nhiều sắt.
Kết luận "Thực phẩm chức năng là thực phẩm của thời hiện đại" được rút ra không chỉ từ căn cứ là những ưu điểm của nó mà còn dựa trên thực tế thực phẩm chức năng đang được đông đảo người dân thế giới sử dụng. 
Thậm chí ở một số nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản,... sản phẩm này còn phổ biến và được ưa chuộng hơn cả thuốc chữa bệnh.
Như đã nói ở bài trước, Công nghệ sinh học giúp đưa vào Thực phẩm chức năng một cách có chủ đích nhằm giúp con người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.
 Do có sự tham gia của công nghệ tiên tiến nên thực phẩm chức năng có nhiều ưu điểm hơn các thực phẩm truyền thống, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gây phản ứng phụ, dị ứng, nhờn thuốc như đối với thuốc chữa bệnh.
Ở Việt Nam, với bề dày lịch sử của Y học dân tộc, hệ sinh vật phong phú và có nhiều loại cây - con quý hiếm là những điều kiện hết sức thuận lợi để cho ngành Công nghệ sinh học thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm chức năng phát triển. 
Nhưng trong thực tế, mới chỉ có ít công ty ứng dụng công nghệ sinh học vào các sản phẩm thực phẩm chức năng. Một trong những công ty tiên phong sản xuất thực phẩm chức năng dựa trên thành tựu công nghệ sinh học thế giới một cách khoa học hiện nay của nước ta là Công ty IMC. Đưa nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng chất lượng đến với người tiêu dùng trong nước, công ty IMC luôn mong muốn được đóng góp cho cộng đồng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm gánh nặng bệnh tật. 

File đính kèm:

  • docthực phẩm chức năng.doc