Tìm hiểu Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

 Những năm đầu công nguyên ở miền đất Mê Linh ( vùng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, Vĩnh Phú) đã xuất hiện hai người con gái kiệt xuất Trưng Trắc, Trưng Nhị (gia đình họ Trưng có nghề chăn tằm. Nghề chăn tằm gọi kén đầy là kén chắc, kén mỏng là kén nhị. Tên Trắc và Nhị từ đó mà ra) 2 cô không thích trồng dâu nuôi tầm như mẹ, mà chỉ thích múa gươm, bắn cung, cởi ngựa.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Những năm đầu công nguyên ở miền đất Mê Linh ( vùng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, Vĩnh Phú) đã xuất hiện hai người con gái kiệt xuất Trưng Trắc, Trưng Nhị (gia đình họ Trưng có nghề chăn tằm. Nghề chăn tằm gọi kén đầy là kén chắc, kén mỏng là kén nhị. Tên Trắc và Nhị từ đó mà ra) 2 cô không thích trồng dâu nuôi tầm như mẹ, mà chỉ thích múa gươm, bắn cung, cởi ngựa. Ở Chu Diên (ở dọc sông đáy, sông Hồng , trên đất Hà Sơn Bình, Hà Nội, Hải Hưng ngày nay) có chàng trai Thi Sách dũng mãnh. Mùa xuân năm ấy, khi mùa săn ở Mê Linh bắt đầu, quan Lạc tướng Chu Diên đã cho con trai là Thi Sách dẫn theo một toán thân binh tới Mê Linh để kết thân với họ Trưng. Ý quan lạc Tướng Chu Diên đã rõ, hai miền đất Mê Linh và Chu Diên liên kết thì chẳng phải tốt lành cho chuyện nhân duyên của đôi trẻ Thi Sách – Trưng Trắc mà sức mạnh của người Việt sẽ được nhân lên. Sức mạnh ấy có thể xoay chuyển tình thế, lật đổ ách đô hộ của nhà Hán, khôi phục lại nước cũ của người Việt. ít lâu sau, trong niềm hoan hỉ của mọi người, Trưng Trắc đã cùng Thi Sách kết nghĩa vợ chồng. Hôn lễ vẫn theo đúng lệ cũ của người Việt: vợ chồng tuy thành thân nhưng người nào vẫn ở lại đất cũ của người ấy.Tô Định giật mình trước cuộc hôn nhân của nữ chủ đất Mê Linh với con trai Lạc tướng Chu Diên. Bởi hắn biết rõ, đằng sau cuộc hôn nhân là sự liên kết thế lực giữa hai miền đất lớn của người Việt. Sự liên kết ấy đang nhân bội sức mạnh chống lại nền đô hộ của nhà Hán. Linh cảm thấy trước một cuộc chiến sẽ xảy ra mà cội nguồn của nó từ đất Mê Linh, Tô Định hoảng hốt tìm cách triệt phá vây cánh của Trưng Trắc bằng cách đem đại binh đột ngột kéo về Chu Diên, bắt giết Thi Sách, xem như đòn trấn áp phủ đầu của hắn.Trước cảnh nước mất nhà tan TRƯNG TRẮC cùng em TRƯNG NHỊ quyết tâm tiến hành khởi nghĩa NỢ NƯỚC, THÙ NHÀ. Tháng 3 năm 40, HAI BÀ TRƯNG lập đàn thờ trên cửa sông HÁT truyền lệnh khởi nghĩa ở Hát Môn (Phú Thọ). Được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng khởi nghĩa mau chóng thắng lợi.Một xin rửa sạch nước thùHai xin dựng lại nghiệp xưa họ HùngBa kêu oan ức lòng chồngBốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này.Quân khởi nghĩa đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh phúc ) rồi từ Mê Linh tiến đánh chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ) và Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh)thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước.Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi ,Trưng Trắc được nhân dân suy tôn làm vua , đóng đô ở Mê linhNhững nữ thủ lĩnh được phong các chức tướng lĩnh rồi người nào trở về đất ấy dốc sức cùng dân xây dựng cuộc đời mới. Trưng Nữ Vương miễn hẳn thuế khóa cho nhân dân 3 quận trong hai năm.3 năm sau Vua Quan Vũ sai Mã Viện là một danh tướng thời Đông Hán làm Phục Ba Tướng Quân sang đánh Trưng Vương (mùa hè năm 42). Đạo quân lớn gồm khỏang 2 vạn người chia làm 2 cánh thủy, bộ Cuộc chiến diễn ra ở Lãng Bạc. Nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, trưng vương rút về cổ loa . cổ loa thất thủ trưng vương lui về hạ lôi và từ hạ lôi lui về giữ cấm khê Mã Viện lại kéo tới một loạt trận huyết chiến lại xảy ra, máu chảy đỏ sông Hồng, sông Đáy. Hơn hai vạn người Việt nữa lại nằm xuống ở đây. Chiến trường chính chống lại cuộc đàn áp man rợ của Mã Viện là quận Giao Chỉ và Cửu Chân, Tổng số dân mới có 91 vạn cả già trẻ lớn bé. Vậy mà chỉ trong mấy trận đánh hơn 4 vạn người đã bị giết và bị bắt. Quyết chống giặc đến cùng, sức lực của người Việt hầu như dốc cạn để sống mái với bọn lang sói theo ý chí kiên cường của Trưng Vương. Trong một trận đánh, sau khi phóng những ngọn lao và bắn những mũi tên cuối cùng, Trưng Trắc, Trưng Nhị đã gieo mình xuống dòng Hát Giang. Đó là ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão (43) Hai Bà đã giành quyền tự chủ đất nước mặc dù ngắn ngủi (từ năm 40 đến 43) song Hai Bà đã khắc ghi vào lịch sử và tâm thức người dân Việt Nam tấm gương ANH HÙNG VÀ TRUNG NGHĨA làm vẻ vang cho nữ giới và dân tộc.Qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc Việt Nam, Hai Bà được mọi thời đại đánh giá là tấm gương anh hùng liệt nữ, niềm hãnh diện của phụ nữ và đất nước. Ðến nay Hai Bà vẫn được bao phong đời đời, lửa hương không dứt tại các đền thờ Hai Bà, tại các di tích khởi nghĩa và liên quan đến cuộc đời Hai Bà như Hát Môn, Hạ Lôi, Ðồng Nhân.Bà Trưng quê ở Châu PhongGiận loài tham bạo thù chồng chẵng quênChị, em nặng một lời nguyềnPhất cờ nương tử thay quyền tướng quânNgàn Tây nỗi ánh phong trầnẦm ầm binh mã tới gần Long BiênHồng quần nhẹ bước chinh yên.Đuổi ngay Tô Định dẹp yên kinh thành.Đô kỳ đóng ở Mê LinhLĩnh Nam riêng một triều đình nước taBa thu gánh vác sơn hàMột là báo phục, hai là bá vương Uy danh động tới Bắc PhươngHán sai Mã Viện lên đường tấn côngHồ Tây đua sức vẫy vùngNũ nhi địch với anh hùng được sao!Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèoHai Bà thất thế cùng liều với sông!Trước là nghĩa, sau là trungKể trong lịch sử anh hùng ai hơn cảm ơn các bạn đã lắng nghe

File đính kèm:

  • pptkhoi nghia hai ba trung.ppt