Tìm hiểu về Kim Tinh

•Georges-Louis Leclerc, Comte (Count) de Buffon (1707 – 1788)

Ông sinh ra tại Montbard, Pháp

•Ông chủ yếu nghiên cứu về lịch sử tự nhiên, Histoire Naturelle, générale et paticulière là tác phẩm lớn nhất của ông. Lần đầu tiên, hệ thống trình bày tất cả các kiến thức hiện có bao gồm lịch sử tự nhiên, địa chất, nhân chủng học trong một tác phẩm duy nhất.

•Ông là người đầu tiên đê xuất ra lý thuyết rằng các hành tinh đã được tạo ra trong một vụ va chạm giữa Mặt Trời và sao Chổi. Trong khi dự án tuyệt vời của ông đã mở ra khu vực rộng lớn của kiến thức.

 

ppt49 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về Kim Tinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Mĩ từ Honduras đến Colombia.Đây cũng là cuộc thám hiểm lần cuối cùng và là một thất bại khủng khiếp của Colombus. Cuộc thám hiểm của Colombus kéo dài 12 năm (1492-1504), đã khám phá ra vùng đất mới là những quần đảo Antille và vùng ven biển phía đông Trung Mĩ từ Honduras cho đến Vennezuela, một lục địa mới mà cho đến lúc đó, nguời Châu Âu chưa biết tới.5. Cuộc thám hiểm của Magienlan : Vòng quanh thế giới lần đầu tiên bằng đường biểnFerdinand Magellan ( 1480-1521), là một nhà hàng hải người Bồ Đào Nha. Ông sinh ra tại Sabrosa, miền bắc Bồ Đào Nha, nhưng sau đó đã từ bỏ quốc tịch Bồ Đào Nha để nhập quốc tịch Tây Ban Nha nhằm mục đích phục vụ cho Vua Carlos I của Tây Ban Nha vì việc thám hiểm ra Châu Mỹ của Colombus chưa làm vừa lòng các vua Tây Ban Nha.Chuyến hải hành trong khoảng thời gian 1519–1522 của Magellan đã đi vào lịch sử như là chuyến đi đầu tiên bằng đường biển của con người từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương Chuyến đi này cũng đánh dấu sự kiện con người lần đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất thành công, mặc dù chính bản thân Magellan cũng không hoàn thành chuyến đi của ông. Tuy nhiên, ông đã từng đi theo hướng đông đến Bán đảo Mã Lai trong một chuyến hải hành trước đó. Vì thế, ông đã trở thành nhà thám hiểm đầu tiên đi qua các đường kinh tuyến trên địa cầu.10-1520PHILIPPIN11- 5199-15192-15223-1521Hảo VọngF. Ma gien lanPhilippinMagienlan9 -1522BackBỒ ĐÀO NHATÂY BAN NHAÝ nghĩa của các cuộc phát kiến địa lýPhát kiến địa lí được coi như một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức: lần đầu tiên con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng và hình thái Trái Đất. Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lí, thiên văn, hàng hải, sinh vật học... Phát kiến địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết về những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới. Một nền văn hoá thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bá của các loại sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục. Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Sự hình thành tuyến đường thương mại nối liền 3 châu : Âu – phi – Á đã tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. Thị trường thế giới hình thành trung tâm thương mại chuyển từ Địa Trung Hải sang bờ Đại Tây DươngViệc khám phá ra mũi Hảo Vọng và eo biển Magellan là tuyến hàng hải quan trọng nối giữa các đại dương.Một làn sóng di cư lớn từ thế kỉ 16-18 của những người Châu Âu sang Châu Mỹ. Trong đó nô lệ da đen cũng phải rời bỏ quê hương sang Châu MỹTuy nhiên, cuộc phát kiến địa lý còn dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và chế độ thực dân, gây nhiều đau khổ cho các nước thuộc địaPhần 3 : Tìm hiểu về Kim TinhNhững thông tin ban đầu về Sao Kim Khí quyểnNhiệt độ và ánh sáng từ Mặt trờiBề mặtQũy đạo và vận tốc quay5 phát hiện mới về Sao KimNhững thông tin ban đầu về Sao kimSao Kim, còn gọi là Kim Tinh, Sao Hôm, Sao Mai (tên tiếng Anh: Venus) là hành tinh gần Mặt Trời thứ nhì của Thái Dương Hệ và thuộc loại hành tinh có đất và đá giống như Trái Đất (terrestrial planet). Sao kim hình thành cách đây hơn 4 tỷ năm, nhưng bề mặt sao kim hình thành cách đây hơn 500 triệu nămKích thước, khối lượng và trọng lực của Sao Kim suýt soát với Trái Đất nên hai hành tinh này vẫn thường được coi như hai hành tinh sinh đôi. Ngoại trừ các điểm đó, Trái Đất và Sao Kim, trên thực tế, khác hẳn nhau: một nơi có khí hậu ôn hoà, nơi kia cực kỳ nóng; áp suất khí quyển ở một nơi thì vừa phải, áp suất nơi kia cực cao đủ để bóp bẹp một chiếc xe bọc sắt; không khí một nơi có nhiều hơi nước, dưỡng khí và thuận lợi cho sự sống, không khí nơi kia dầy đặc với chất độc, thán khí và các axít ăn thủng được kim loại. Với mắt trần Sao Kim là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời, sau Mặt Trời và Mặt Trăng. Cấp sao biểu kiến của Sao Kim biến đổi trong khoảng -4,6m đến -3,8m và được quan sát thấy dễ dàng nhất vào lúc trước khi Mặt Trời mọc( sao Mai) hay sau khi Mặt Trời lặn(sao Hôm), dẫn đến nhiều nền văn hóa cổ đại đã coi đây là hai ngôi sao riêng biệt.Khí quyểnSao Kim có một bầu khí quyển rất đặc với 96% thán khí (CO2), 3% đạm khí (N2) và các loại axít khác nhau. Áp suất khí quyển của Sao Kim cao hơn 90 lần áp suất khí quyển tại mặt biển của Trái Đất. Sao Kim hấp thụ nhiệt mà không bức xạ được nhiệt ra ngoài không gian vì bầu khí quyển có quá nhiều thán khí. (Đây là một hiện tượng mà rất nhiều nhà khoa học sợ là sẽ xẩy ra cho Trái Đất nếu các kỹ nghệ trên thế giới tiếp tục thải thán khí vào bầu khí quyển.) Một hậu quả của các chất hóa học nặng trong không khí là những lớp mây dày đặc che kín hành tinh này. Mây của Sao Kim chứa những hạt chất lỏng nhỏ li ti; nhưng thay vì những hạt nước như tại Trái Đất, đây là những hạt axít.Bầu khí quyển ở đây dày đặc tạo nên hiệu ứng nhà kính làm cho hành tinh này cực nóng, ở độ cao 80 km có một yếu tố hấp thụ toàn bộ tia cực tím của mặt trời. Và đây vẫn còn là 1 điều bí ẩn đối với các nhà khoa học.Những lớp mây này phản chiếu đa số ánh sáng Mặt Trời và khiến cho Sao Kim trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời (sao Kim có thể nhìn thấy bằng mắt thường kể cả ngay sau khi Mặt Trời mọc).Nếu không có những lớp mây này, nhiệt độ của Sao Kim, dù đã quá nóng, sẽ còn nóng hơn nữa vì sẽ không có gì ngăn cản ánh sáng Mặt Trời.Gió trong các lớp mây của Sao Kim có thể đạt đến 350 km/h nhưng tại bề mặt chỉ vài km/h. Tuy nhiên, với một lượng axít cao, gió trên bề mặt Sao Kim có thể ăn mòn các vật cản trở một cách dễ dàng.Nhiệt độ và ánh sáng Mặt trờiNhiệt độ tại bề mặt của Sao Kim, như giải thích ở trên, rất cao – trung bình vào khoảng 464C (740K). Đây là nhiệt độ nóng đủ để biến kim loại chì thành chất lỏng. Sự cách biệt về nhiệt độ tại bề mặt giữa ban ngày và ban đêm của Sao Kim rất ít vì ảnh hưởng của ánh sáng Mặt Trời trên nhiệt độ rất ít. Nhiệt độ bề mặt của Sao Kim, do đó, rất cao – nóng hơn Sao Thủy mặc dù Sao Kim cách xa Mặt Trời gấp đôi Sao Thủy và rất ít ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng vào bề mặt của Sao Kim.Sao Kim có thể xem như là hành tinh với khí hậu nóng nhất Thái Dương Hệ.Bề mặtTrong bốn hành tinh thuộc loại hành tinh có đất và đá của Thái Dương Hệ (Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa), Sao Kim có một bề mặt tương đối phẳng nhất – hơn 90% bề mặt của Sao Kim được phủ bằng dung nham. Những chỗ không bị phủ sẽ được bào mòn bởi gió của một bầu không khí dầy đặc.Ngay cả những hố tạo ra bởi những tảng đá rơi vào ngoài không gian cũng không thể nào quá to hay quá lởm chởm vì áp suất cực cao của khí quyển đè xuống bề mặt và không làm cho đất đá văng vãi tứ tung.Trên mặt, Sao Kim có hai cao nguyên khổng lồ chính, vượt hẳn lên trên những bình nguyên ở phía dưới. Cao nguyên ở bắc bán cầu có tên là Ishtar Terra.. Đây là một vùng đất cao, rộng vào cỡ Úc và chứa ngọn núi cao nhất của Sao Kim: Maxwell Montes (cao khoảng 11 km).Cao nguyên ở nam bán cầu rộng vào cỡ Nam Mỹ và có tên là Aphrodite Terra. Nằm xen vào hai cao nguyên này là những cao nguyên nhỏ và thấp hơn như Atalanta Platina, Guinevere Platina, Lavinia Platina... Các nhà khoa học cho rằng Sao Kim , giống như Sao Thủy và Trái Đất, có một õi sắt hình cầu (bán kính 3000 km) ở giữa, một lớp dung nham ở ngay trên và các lớp đất và đá ở trên nữa. Vì không có hơi nước trong không khí nên đá trên Sao Kim cứng hơn đá của Trái Đất. Các núi lửa trên sao Kim vẫn còn hoạt động.Qũy đạo và vận tốc quayQuỹ đạo của Sao Kim, tuy là hình elip như quỹ đạo của các hành tinh khác, nhưng tương đối tròn. Sao Kim quay một vòng xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo này mất khoảng 225 ngày. Một năm Sao Kim, do đó, dài bằng 225 ngày của Trái Đất.Một ngày Sao Kim dài hơn một năm Sao Kim, một người sống trên Sao Kim, nếu chọn đúng thời gian, có thể ăn mừng hai lần sinh nhật trong cùng một ngàySao Kim quay rất chậm và quay ngược chiều so với các hành tinh khác : từ đông sang tây thay vì từ tây sang đông.Vận tốc quay của sao Kim, do đó, là -6.5 km/h – vận tốc quay nhỏ nhất của các hành tinh trong Thái Dương Hệ. Với một vận tốc nhỏ như vậy, Sao Kim phải mất 243 ngày để quay một vòng xung quanh chính nó. Một ngày Sao Kim, do đó, dài hơn 243 ngày của Trái Đất. 5 phát hiện mới về Sao Kim Nguồn : vnexpress.netVào năm 2007, tàu Venus Express tìm ra bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của sét trên sao Kim. Sét đã làm thay đổi thành phần hoá học trên trái đất - như tạo ra ôzone và nitơ ôxit. Vì thế các nhà nghiên cứu phỏng đoán chớp cũng có ảnh hưởng tương tự trên sao Kim. Ảnh: NASA.Tàu Venus Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) phát hiện ra rằng sao Kim cũng có tầng ozone giống như trái đất. Venus Express tìm ra tầng ozone của sao Kim khi nó quan sát các ngôi sao xa qua bầu khí quyển của sao Kim. Dữ liệu mà tàu gửi về cho thấy độ sáng của các ngôi sao không lớn như dự kiến. Nguyên nhân là tầng ozone của sao Kim đã hấp thụ một phần ánh sáng cực tím của chúng. Ảnh: NASA. Hồi tháng 3 năm nay, các nhà khoa học của Đài thiên văn Paris tại Pháp phát hiện sao Kim đang quay chậm hơn sau khi phân tích dữ liệu từ một phổ kế trên Venus Express. Nhóm nghiên cứu tính toán rằng thời lượng một ngày của sao Thủy tăng thêm 6 phút rưỡi. Một ngày sao Kim tương đương 243 ngày trên trái đất. Họ cho rằng quá trình cọ xát giữa bầu khí quyển và bề mặt sao Kim khiến chuyển động của bề mặt trở nên chậm hơn. Ảnh: planetforkids.org.Sao Kim là hành tinh có nhiều núi lửa nhất trong hệ Mặt Trời. Hơn 1.000 khu vực núi lửa lớn tồn tại trên bề mặt sao Kim. Dung nham từ những ngọn núi lửa tạo ra vô số rãnh có chiều dài tới vài trăm km trên bề mặt của hành tinh. Ảnh: NASADo sao Kim không có từ trường nên từ lâu giới khoa học luôn nghĩ cực quang không tồn tại trên hành tinh này. Nhưng sau khi phân tích dữ liệu từ tàu Venus Express, các chuyên gia phát hiện thứ giống như cực quang trên trái đất cũng hiện diện trên sao Kim. Đó là những lớp bọt từ khổng lồ bao bọc nó. Ảnh: NASA.Cám ơn thầy và các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của nhóm 3

File đính kèm:

  • pptbuffontsao kimdia ly.ppt