Trò chơi chinh phục đỉnh cao

1. Chinh phục đỉnh cao bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

MỤC ĐÍCH

- Củng cố kiến thức về chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.

- Rèn luyện nhớ nhanh, nhớ lâu và sự nhanh nhạy.

- Học sinh có hứng thú hơn với môn học.

CHUẨN BỊ

- Phấn màu.

- Mỗi đội được phát một chiếc cờ nhỏ.

- GV chuẩn bị bộ câu hỏi trắc nghiệm và đáp án.

- GV kẻ sẵn lên bảng hình mẫu dưới đây và chia lớp thành 2 đội theo 2 dãy.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trò chơi chinh phục đỉnh cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TRÒ CHƠI CHINH PHỤC ĐỈNH CAO
1. Chinh phục đỉnh cao bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
MỤC ĐÍCH
- Củng cố kiến thức về chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
- Rèn luyện nhớ nhanh, nhớ lâu và sự nhanh nhạy.
- Học sinh có hứng thú hơn với môn học.
CHUẨN BỊ
- Phấn màu.
- Mỗi đội được phát một chiếc cờ nhỏ.
- GV chuẩn bị bộ câu hỏi trắc nghiệm và đáp án.
- GV kẻ sẵn lên bảng hình mẫu dưới đây và chia lớp thành 2 đội theo 2 dãy.
Chiến thắng
 BẬC 4
 BẬC 3
 BẬC 2
 BẬC 1
 KHỞI ĐỘNG
Bộ câu hỏi và đáp án :
Câu 1. Khái niệm nào sau đây đúng nhất khi nói về chủ đề văn tự sự?
	A. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muồn đặt ra trong văn bản .
	B. Là câu chủ trốt của văn bản
	C. Là nội dung quan trọng của văn bản
	D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 2. Dàn bài của một bài văn tự sự gồm mấy phần ?
 	A. 2 B.3 C.4 D.5
Câu 3. Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc là việc làm của phần nào?
 	A. Dàn bài B. Mở bài 
 	C. Thân bài D. Kết bài
Câu 4. Tên gọi khác của thao tác xây dựng khung (sườn) cho một bài văn nói chung và bài văn tự sự nói riêng ?
 	A. Xác định chủ đề B. Chỉnh sửa bài 
 	C. Xây dựng dàn bài D. Hoàn thành bài
Câu 5. Tên gọi khác của phần giải quyết vấn đề ?
 	A. Chứng minh B. Phân tích 
 	 C. Giải thích D. Thân bài
Câu 6. Phần chốt lại vấn đề có tên gọi chung là gì?
 	A. Kết bài B. Kết thúc 
 	C. Kết quả D. Thâu tóm vấn đề 
Câu 7. Sau khi đọc xong một đoạn văn hay một bài văn ta cần:
 	A. Nắm được nội dung của đoạn. 
 	B. Xác định được chủ đề của đoạn. 
 	C. Nắm được nhân vật, sự việc trong đoạn.
 	 D. Kể lại được đoạn văn đó.
Câu 8. Cho đoạn văn sau:
“ Thuở ấy, ở làng quê, mẹ tôi dạy những đứa trẻ vốn chỉ quen mò cua, bắt ốc, chăn trâu, cắt cỏ. Có những thằng cu nghịch ngợm và viết xấu quá, nhiều buổi tối mẹ tôi bảo cả mấy đứa đến ngồi bên. Mẹ tôi đặt bàn tay thon thả xanh xao cầm lấy bàn tay nhỏ bé nhưng đã sớm khô ráp chai sần của những thằng cu ấy. Mẹ tôi cầm tay học trò viết từng nét cong, nét thẳng rồi khi buông ra để học trò tự viết lấy, tôi thấy mẹ tôi khẽ mím môi, hơi thở nhẹ hẳn đi, mái đầu như đưa theo bàn tay của các em. Đến khi xem lại những chữ học trò tròn trịa ngay ngắn, mẹ tôi khẽ gật đầu. Rồi mẹ tôi cất tiếng đọc, một giọng thanh thoát nhẹ nhàng để trẻ con bắt chước theo. Nghe học trò đọc, không thấy ngọng nữa, mẹ tôi mỉm cười trìu mến lắm”.
 Chủ đề của đoạn văn trên là:
 A. Bàn tay mẹ. B. Cử chỉ của mẹ.
 C. Mẹ tôi. D. Mẹ tôi là cô giáo. 
CÁCH TIẾN HÀNH
- Quản trò phổ biến luật chơi cho 2 đội: Mỗi đội sẽ được phát một chiếc cờ nhỏ. Sau khi quản trò đọc xong câu hỏi và phát hiệu lệnh “bắt đầu” đội nào có câu trả lời phải giơ cờ nhanh để giành quyền trả lời.
- Mỗi câu trả lời đúng đội đó sẽ được tiến lên một bậc, trả lời sai dừng lại ở vị trí đó và nhường quyền chơi cho đội bạn. Đội chơi nào trả lời được nhiều câu đúng sẽ được tiến lên đỉnh và là đội giành phần thắng.
- Quản trò sẽ dùng phấn màu khác nhau để ghi thành tích (các bước tiến) của các đội vào mô hình cầu thang mẫu đã được chuẩn bị sẵn ở trên bảng.
- Sau khi hoàn thành trò chơi. Quản trò nhận xét, tổng kết lại kết quả đạt được của trò chơi. Tuyên dương đội chiến thắng và khuyến khích đội kia chiến thắng ở các trò chơi sau. 
GỢI Ý
Tham khảo bộ câu hỏi sau:
Câu hỏi khởi động:
 Với hình vị TÀI các em hãy ghép với những từ khác để tạo ra những từ có nghĩa
Gói 1 :
1. Sọ Dừa được sinh ra như thế nào?
 a. Từ bọc trăm trứng
 b. Người mẹ ướm vào bước chân kì lạ
 c. Người mẹ mơ thấy rồng ấp
 d Người mẹ uống nước ở sọ đầu lâu
2. Câu nói đầu tiên của Sọ Dừa:
 a. Đòi đi đánh giặc
 b. Muốn được kết bạn
 c. Cầu xin mẹ đừng bỏ mình
 d. Muốn được học võ
3. Việc Sọ Dừa làm thuê ở nhà phú ông:
 a. Chăn bò
 b. Làm ruộng
 c. Chăn bò
 d. Đốn củi
4. Phú ông có mấy người con gái?
 a. Một 
 b. Hai
 c. Ba
 d. Bốn
5. Sau khi Sọ Dừa trút bỏ lốt “cục thịt” để trở thành người thì:
 b. Phú ông thách cưới
 c. Tiến hành cưới xin
 d. Đến ngày đi thi
6. Trước khi đi sứ Sọ Dừa đưa vợ những gì?
 a. Dao, hòn đá, cái khăn
 b. Áo, hòn đá, cái khăn
 c. Trứng, dao, lá thư
 d. Dao, trứng, hòn đá lửa
7. Sọ Dừa đã gặp lại vợ ở đâu?
 a. Ngoài biển
 b. Ở nhà
 c. Trong rừng
 d. Ngoài chợ
8. Sọ Dừa là truyện cổ tích kể về nhân vật nào?
 a. Nhân vật dũng sĩ tài năng
 b. Nhân vật thông minh hoặc ngốc nghếch
 c. Nhân vật là động vật
 d. Nhân vật bất hạnh
Đáp án
- Khởi động: tài hoa, tài năng, tài lộc, tài nguyên, tài chí, tài ba
- Gói câu hỏi:
	1. b 2. c 3. a 4.c
	5. c 6. d 7. a 8.d
Gói 2.
Câu 1. Theo em từ “ nguồn gốc” thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
	A- Từ đơn	C- Từ ghép
	B- Từ láy	D- Từ phức
Câu 2. Trong những từ sau đây từ nào là từ “ láy tượng thanh”? 
	A- Lom khom	C- Khúc khuỷu
	B- Xào xạc	D- Long lanh
Câu 3. Đâu là từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc?
	A- Làng nước	C- Anh em
	B- Thôn xóm	D- Cả ba đáp án đều sai
Câu 4. Những từ đồng nghĩa với từ “nguồn gốc”?
	A- Cội nguồn	C- Nguồn nước
	B- Tổ tiên	 D- Đầu nguồn
Câu 5. Từ nào sau đây là từ “ láy tượng hình”?
	A- Lênh khênh	C- Róc rách
	B- Rì rào	D- Ầm ầm
Câu 6. Từ đơn là từ có cấu tạo từ :
	A- 2 âm tiết	C- 3 âm tiết
	B- 4 âm tiết	D- 1 âm tiết
Câu 7 (câu hỏi phụ): Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống, Mã Lương đưa thêm một vài nét bút, gió nhè nhẹ thổi, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi”. Đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
	A- Một	C- Ba
	B- Hai	D- Bốn
Đáp án :
(1)	C
(2)	B
(3)	C
(4)	A
(5)	A
(6)	D
(7)	C 

File đính kèm:

  • docTRÒ CHƠI CHINH PHỤC ĐỈNH CAO.doc
Bài giảng liên quan