Vài nét về dạy học theo dự án

1. Khái niệm

Theo K. Frey, học giả hàng đầu về dạy học theo dự án của Cộng hòa Liên bang Đức thì, “Dạy học theo dự án là một hình thức của hoạt động học tập trong đó, nhóm người học xác định một chủ đề làm việc, thống nhất về nội dung làm việc, tự lực lập kế hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra được”

Nguyễn Văn Cường, trường ĐHTH Posdam cho rằng “Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự điều khiển và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được”

 

doc7 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài nét về dạy học theo dự án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện các hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bài, biểu diễn, sáng tác.
c. Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập
- Dự án mang tính thực hành: là dự án có trong tâm là việc thực hiện một nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất
- Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung hoạt động như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn
Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự án môn học, dự án liên môn, dự án ngoài môn học); theo sự tham gia của người học (dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án lớp). Chi tiết được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:
3. 
3. Đặc điểm
a. Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
b. Định hướng hứng thú người học: học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
c. Mang tính phức hợp, liên môn: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp.
d. Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.
e. Tính tự lực của người học: trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của học sin và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.
f. Cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng công tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa học sinh và giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.
g. Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
4. Qui trình dạy học dựa trên dự án
a. Giai đoạn 1. Lựa chọn các chủ đề, xác định mục tiêu dự án
Trong giai đoạn này, giáo viên, học sinh cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục tiêu của dự án. Giáo viên có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thể hóa. Cụ thể như sau:
- Giáo viên xác định chủ đề dự án: là bước cần thiết cho việc khởi đầu tiến trình dạy học khi vận dụng dạy học theo dự án. Việc xác định chủ đề dự án giúp giới hạn nội dung các dự án phù hợp với mục tiêu dạy học, phù hợp với chương trình và nội dung môn học cũng như điều kiện thực tế.
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh: việc chia nhóm và giao nhiệm vụ là khâu tổ chức lớp học. Giáo viên là người chủ trì việc chia nhóm và giao nhiệm vụ, tuy nhiên, cần tạo cho sinh viên điều kiện có thể tự chọn nhóm làm việc. Việc giao nhiệm vụ cần rõ ràng, cụ thể, có thể gợi ý học sinh thực hiện các hồ sơ dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi quá trình làm việc và đánh giá dự án
- Học sinh hình thành ý tưởng và xác định mục tiêu dự án: quá trình hình thành ý tưởng ở giai đoạn này cũng là bước quyết định tính hứng thú và sự sáng tạo của học sinh đối với dự án. Việc xác định rõ mục tiêu dự án sẽ giúp học sinh có định hướng tốt trong suốt quá trình thực hiện dự án.
b. Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
Trong giai đoạn này, học sinh xây dựng nội dung cũng như kế hoạch thực hiện dự án với sự hướng dẫn của giáo viên. Khi xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công trách nhiệm trong nhóm. Cũng trong giai đoạn này, cần có sự chủ động của học sinh trong việc phân công, lập kế hoạch cũng như dự kiến các điều kiện thực hiện. Đây là giai đoạn đòi hỏi tính tự lực cao của học sinh nhưng cũng là giai đoạn quan trọng quyết định sự thành công của dự án. Do đó giáo viên cần quan tâm, theo dõi sát sao và phải chú ý nhiều tới tính khả thi của dự án để có thể cố vấn tốt cho học sinh trong giai đoạn này.
c. Giai đoạn 3: Thực hiện dự án
- Học sinh tổ chức thực hiện dự án: trong giai đoạn này, học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành. Những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau, trong đó, các kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề cần được thử nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình thực nghiệm, sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra
- Giáo viên giám sát giúp đỡ: trong quá trình thực hiện dự án của học sinh, giáo viên phải nắm chắc được tiến độ thực hiện, phát hiện ra những khó khăn, sai lệch khi các em thực hiện. Từ đó, có những giúp đỡ, tư vấn cần thiết đề các em có thể hoàn thành dự án với kết quả cao nhất.
d. Giai đoạn 4: Đánh giá
- Học sinh trình bày kết quả: theo sự phân công trong nhóm, học sinh sẽ giới thiệu, trình bày sản phẩm đạt được của nhóm. Đây cũng là khâu quan trọng trong việc phát triển kĩ năng trình bày của học sinh, một trong những kĩ năng sống đang được quan tâm, phát triển trong xã hội ngày nay.
- Học sinh tự đánh giá dự án, giáo viên đánh giá kết quả: giáo viên và học sinh sẽ phối hợp với nhau trong việc đánh giá dự án, bao gồm tự đánh giá, tự nhận xét trong quá trình thực hiện, đánh giá sản phẩm và đánh giá báo cáo. Việc đánh giá còn đuợc xem xét bởi các thành viên trong các nhóm khác. Kết quả đánh giá này sẽ được tính vào kết quả đánh giá chung của giáo viên.
- Việc đánh giá kĩ, khách quan, chính xác và được thực hiện bởi cả giáo viên và học sinh trong giai đoạn này sẽ giúp ích nhiều khi học sinh thực hiện các dự án tiếp theo.
5. Giới thiệu một số bài soạn dạy học theo dự án
Dự án: giúp bố mẹ giảm tiền điện
Mục tiêu của dự án
Sau khi thực hiện xong dự án này, học sinh có thể:
- Đưa ra được những căn cứ về những thói quen, cách thức sử dụng điện chưa hợp lí trong các gia đình ở địa phương nơi các em đang sinh sống.
- Mô tả được hệ thống điện tại gia đình các em.
- Tính toán được chi phí cho việc sử dụng điện hàng tháng của gia đình.
- Đề xuất được các phương án thay thế thiết bị điện, thói quen sử dụng điện để làm giảm chi phí sử dụng điện trong gia đình.
- Phát triển được kĩ năng hợp tác, kĩ năng viết và trình bày vấn đề.
Thời lượng tổ chức cho học sinh thực hiện dự án: 2 tuần
Đối tượng học dự án: Học sinh lớp 8 THCS
5.1. Mô tả dự án
Mặc dù đã có sự cố gắng và đầu tư nhiều của điện lực Việt Nam, tuy nhiên, nước ta vẫn đang tình trạng thiếu điện. Thiếu điện cho sản xuất, cho sinh hoạt dẫn tới tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà, gây khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt của người dân. Trong bối cảnh nhiều nhà máy phát điện đang tiếp tục được triển khai xây dựng, việc tuyên truyền ý thức tiết kiệm điện cho mọi người, ở mọi nơi là cần thiết để giảm thiểu tổn hại do thiếu điện gây ra.
Ngữ cảnh của dự án:
Trong nhà mình, thu nhập của mẹ là 2 triệu đồng, của bố là 1,5 triệu đồng trên tháng. Tháng vừa rồi, tiền điện của gia đình phải nộp là 1,2 triệu đồng, cả nhà vọn vẹn chỉ còn lại 2,3 triệu đồng chi tiêu cho tất cả các khoản khác trong gia đình. Nghe đâu, thời gian tới nhà nước lại tăng giá điện. Làm thế nào đây?
5.2. Nhiệm vụ của học sinh
Hãy đóng vai trò là chuyên gia tư vấn thiết kế, sử dụng điện trong gia đình. Hãy khảo sát toàn bộ các thiết bị điện hiện dùng trong gia đình, cách thức sử dụng chúng, tính toán phí điện phải trả hàng tháng của gia đình. Trên cơ sở đó, đề xuất các phương pháp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện cho gia đình. Kết quả được thể hiện trong một bài trình diễn bằng phần mềm MS Powerpoint.
5.3. Trình tự thực hiện
Kết nhóm, phân công trưởng nhóm
Thảo luận về dự án, liệt kê, sắp xếp các nhiệm vụ cần hoàn thành
Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm, lập thời gian biểu
Thảo luận về kết quả thực hiện, dự kiến cấu trúc, nội dung các bài trình bày
Tìm kiếm các tư liệu minh chứng
Xây dựng bài trình bày
Báo cáo kết quả của nhóm
Thu nhận ý kiến nhận xét của giáo viên và nhóm khác
5.4. Tài nguyên cho dự án
 (chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả)
 (trang thông tin tư vấn tiết kiệm điện)
 (ý tưởng mới về tiết kiệm năng lượng)
Chuyên gia tư vấn tiết kiệm điện 
5.5. Đánh giá kết quả dự án
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm chấm
Nhóm khác chấm
Giáo viên
chấm
Nội dung
Đưa được các dấn chứng về sự thiếu hụt điện năng tại Việt Nam
0.5
Thống kê các dụng cụ, thiết bị điện trong mỗi gia đình của các thành viên trong nhóm, tính toán tổng lượng điện tiêu thụ, số tiền phải chi trả hàng tháng.
2
Nêu được các thói quen sử dụng điện chưa tiết kiệm trong gia đình
2
Trình bày được một số giải pháp tiết kiệm điện trong gia đình. 
2
Kết quả thực hiện các giải pháp đề xuất và tính toán số tiền tiết kiệm được hàng tháng
1.5
Hình thức
Bố cục rõ ràng, dễ hiểu
0.5
Nội dung logic, mạch lạc
0.5
Có những hình ảnh minh họa cụ thể
0.5
Người trình bày
0.5

File đính kèm:

  • docDay hoc theo du an.doc