Vị tướng của nhân dân Phạm Văn Đồng

Gần một thế kỷ cuộc đời ông là một cuộc đời vững vàng trước mọi sóng gió.

Tâm hồn ông là tâm hồn của thời đại.

Không có một sự kiện đáng kể nào trong đời ông không gắn bó với cách mạng, với dân tộc, với những giai đoạn lịch sử hào hùng của đất nước.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vị tướng của nhân dân Phạm Văn Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Nhà văn hóa lớnVị tướng của nhân dân Nhà ngoại giao kiệt xuất Phạm Văn ĐồngThủ tướng Phạm Văn ĐồngGần một thế kỷ cuộc đời ông là một cuộc đời vững vàng trước mọi sóng gió. Tâm hồn ông là tâm hồn của thời đại. Không có một sự kiện đáng kể nào trong đời ông không gắn bó với cách mạng, với dân tộc, với những giai đoạn lịch sử hào hùng của đất nước. Tượng Phạm Văn Đồng tại Quê hương ôngPhác họa chân dungPhạm Văn Đồng sinh ngày 1-3-1906 tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.Tham gia cách mạng từ năm 18 tuổi, trong phong trào học sinh, sinh viên. Năm 1926 ông sang Quảng Châu (Trung Quốc) tham gia lớp huấn luyện do Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) tổ chức và được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Ông là một trong những học trò xuất sắc, một trong những cộng sự gần gũi và thân thiết nhất của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Vững như thép như đồng, qua sóng gió bão giông thời cuộcPhác họa chân dung (tiếp)Cuối năm 1927, từ Trung Quốc trở về nước, ông hoạt động ở Sài Gòn, bị thực dân Pháp bắt tháng 7-1929 và kết án 10 và bị đầy đi Côn Đảo. Năm 1936, ông được trả tự do và ra Hà Nội hoạt động công khai. Tháng 5-1940, ông cùng với Võ Nguyên Giáp được bố trí sang Trung Quốc gặp Hồ Chí Minh. Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp là những người tham gia chỉ đạo lớp huấn luyện đầu tiên của Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh )Phạm Văn Đồng, Trường Ching và Võ Nguyên Giáp với Bác Hồ tại Chiến khu VBThủ tướng Ba mươi hai năm liềnTháng 8 năm 1945, Phạm Văn Đồng được bầu vào Ủy ban giải phóng dân tộc. Khi chính phủ nước Việt Nam DCCH được thành lập ông được cử làm Bộ trưởng tài chính. Từ đó, ông giữ rất nhiều trọng trách khác nhau, có lúc kiêm nhiệm công tác Đảng và công tác chính quyền. Ngoài ra, ông cũng từng giữ các cương vị Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Ngoại giao, Phó chủ tỊch HĐ Quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Cố vấn BCH TW Đảng. Ngày 20-10-1955, được Quốc hội khóa 1 cử làm Thủ tướng Chính Phủ. Ba mươi hai năm liền ông giữ cương vỊ này. Thời KC chống PhápTrong trận Điện Biên Phủ, Phạm Văn Đồng là Chủ tịch Hội đồng chi viện tiền phương. Lúc đó Bác Hồ và Trung ương Đảng đã xác định hậu cần chính là nhân tố quyết định cho chiến trường. Sự đóng góp to lớn về sức người, sức của của hậu phương đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (7-5-1954) tạo ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam. PVĐ, Trường Chinh và Nguyễn Chí Thanh và Hồ Chủ tịch tại ATK Việt BắcTrong kháng chiến chống MỹThủ tuớng Phạm Văn Đồng là “Chủ tướng” động viên thanh niên lên đường nhập ngũ, động viên hậu phương thi đua sản xuất, cung cấp lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam, góp phần quyết định chiến thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn & Trường Chinh Nhà ngoại giao kiệt xuất Thế giới biết đến Phạm Văn Đồng như một nhà ngoại giao kiệt xuất. Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử làm Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của Việt Nam sang thăm Cộng hòa Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp (5-1946) với chủ trương của ta "hòa để tiến". Đây là cuộc đột phá trong quan hệ Việt Nam với các tầng lớp xã hội Pháp, nhất là với chính giới tiến bộ Pháp. Sau khi ở Pháp về, ông lại làm Trưởng đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị chính phủ Pháp - Việt tại Phông-ten-nơ-blô (1946). Ta đã làm rõ thiện chí, lòng yêu hòa bình và quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do, cũng như làm rõ âm mưu xâm lược của Đế quốc Pháp.Phạm Văn Đồng & Tạ Quang Bửu tại Pháp năm 1946Nhà ngoại giao (tiếp) Năm 1950 Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Các công việc ngoại giao tập trung ở Văn phòng Chính phủ do ông phụ trách. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5-1954 - Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng được cử làm Trưởng đoàn của Việt Nam DCCH dự Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, Lào, Cămpuchia. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh "nắm vững nguyên tắc cứng rắn với sách lược mềm dẻo" ông Phạm Văn Đồng đã phá được ý đồ chỉ giải quyết vấn đề quân sự của các đoàn đàm phán Phương Tây,đạt đến một hiệp định đồng bộ lập lại hòa bình ở Đông Dương cả về mặt chính trị và quân sự. Phạm văn Đồng & lê Duẩn với các Nhà du hành vũ trụ Nga ViệtĐấu tranh Ngoại giaoTrong năm năm liền diễn ra Hội nghị Pa-ri, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã theo dõi, chỉ đạo sát sao từng bước trên bàn hội nghị để giành được thắng lợi. Sau năm 1975 nét nổi bật trong hoạt động đối ngoại của Thủ tướng là góp phần làm cho Phong trào không liên kết có những biến đổi về chất. Toàn thế giới biết đến Phạm Văn Đồng như một nhà ngoại giao kiệt xuất Phạm Văn Đồng đã theo dõi, chỉ đạo sát sao từng bước cuộc đấu tranhNhà văn hóa lớn,  một nhân cách lớn Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một nhân cách lớn, một tri thức lớn, một người bạn, một người anh của ND. Tri thức của ông phong phú và đa dạng nhờ sự học tập không ngừng, giàu kinh nghiệm hoạt động cách mạng và kinh nghiệm lãnh đạo. Cuộc đời ông tập trung những nét đặc thù của văn hoá Việt Nam.Cho đến cuối đời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn thao thức về "Văn hóa và đổi mới". Mong muốn lớn nhất của ông là Việt Nam ngày càng giàu mạnh, dân tộc càng phát triển và văn minh hơn. Ông nhìn thấy tiềm năng và sức mạnh ấy trong cội nguồn văn hóa dân tộc. Là một tri thức lớn nhưng chưa bao giờ ông tách rời khỏi cuộc sống của ND. Ông cần mẫn học hỏi để vươn tới sự hoàn thiện. Một chính khách tầm cỡ quốc tế, một nhà hùng biện, một trí tuệ kiệt xuất... nhưng lại cũng là một con người cần kiệm, giản dị, suốt đời không màng tới phú quý, vinh hoa, chỉ một lòng vì nước, vì dân. Thay lời kếtMột thời đã qua, nhớ về Vị Thủ tướng họ Phạm đáng kính trọng thì sưu tầm này chưa thể đầy đủ. Mong được bổ sung !Trân trọng cảm ơn ! Người ST & biên soạnPhạm Huy Hoạt

File đính kèm:

  • pptThủ tương Pham Van Dong Microsoft PowerPoint Presentation.ppt
Bài giảng liên quan