10 cách dạy trẻ về giá trị

1. Kể cho con bạn câu chuyện về cuộc đời của bạn

Trẻ em thích nghe những câu chuyện về thời thơ ấu của bạn. Qua việc lồng ghép một vài giá trị đạo đức và cách xử trí của bạn trong những tình huống khó xử vào câu chuyện, bạn đã có một cơ hội tuyệt vời để dạy về giá trị cho trẻ.

Với những tác động nhiều lần như vậy, chắc chắn sẽ có tác động lâu bền và sâu sắc tới đứa trẻ của bạn.

2. Sống cuộc sống riêng của bạn theo giá trị đúng những giá trị bạn tin tưởng và theo đuổi

Trẻ em học bằng cách bắt chước. Trẻ rất nhạy cảm và thông minh để nhận ra những gì bạn nói và những gì bạn làm có đồng nhất hay không. Bạn không thể dạy trẻ về lòng trung thực, tinh thần dám chịu trách nhiệm khi hành động của bạn không thể hiện điều đó.

Tuyệt đối đừng cung cấp cho trẻ những tín hiệu không rõ ràng hay những tín hiệu gây mâu thuẫn. Hãy thực hiện theo định hướng giá trị của bạn ở mọi lúc, mọi nơi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 10 cách dạy trẻ về giá trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
10 cách dạy trẻ về Giá trị
Trong thời kỳ nền kinh tế thị trường, thời kỳ có nhiều giá trị trên các phương tiện thông tin đại chúng không phản ánh những điều bạn tin tưởng, làm thế nào ông bố có thể dạy các giá trị cho con của mình? 
Dưới đây là mười ý tưởng có thể giúp bạn:
1. Kể cho con bạn câu chuyện về cuộc đời của bạn 
Trẻ em thích nghe những câu chuyện về thời thơ ấu của bạn. Qua việc lồng ghép một vài giá trị đạo đức và cách xử trí của bạn trong những tình huống khó xử vào câu chuyện, bạn đã có một cơ hội tuyệt vời để dạy về giá trị cho trẻ.
Với những tác động nhiều lần như vậy, chắc chắn sẽ có tác động lâu bền và sâu sắc tới đứa trẻ của bạn.
2. Sống cuộc sống riêng của bạn theo giá trị đúng những giá trị bạn tin tưởng và theo đuổi
Trẻ em học bằng cách bắt chước. Trẻ rất nhạy cảm và thông minh để nhận ra những gì bạn nói và những gì bạn làm có đồng nhất hay không. Bạn không thể dạy trẻ về lòng trung thực, tinh thần dám chịu trách nhiệm… khi hành động của bạn không thể hiện điều đó.
Tuyệt đối đừng cung cấp cho trẻ những tín hiệu không rõ ràng hay những tín hiệu gây mâu thuẫn. Hãy thực hiện theo định hướng giá trị của bạn ở mọi lúc, mọi nơi.
3. Bộc lộ rõ quan điểm, niềm tin của bạn về những giá trị cá nhân và xã hội
Đó có lẽ là một cách đặc biệt quan trọng để trẻ biết rằng mình không đơn độc. Việc trẻ nhận ra rằng không chỉ mình mình, cha mẹ mình mà cả những người khác đều tin tưởng và thực hiện theo những giá trị, niềm tin chung sẽ góp phần củng cố thêm những giá trị bạn đang muốn hướng đến cho trẻ.
4. Chú ý tới những người xung quanh con bạn
Bất cứ ai xung quanh con bạn, đều có thể ảnh hưởng đến con bạn. Vì vậy nhận biết giá trị và niềm tin của những người có khả năng ảnh hưởng đến con bạn là một việc làm tốt.
Với những người bạn có thể can thiệp hoặc tác động ít nhiều (chẳng hạn những người trong gia đình bạn; người trông trẻ…) bạn có thể thảo luận, bày tỏ quan điểm và đưa ra một số đề nghị để có sự thống nhất trong việc giáo dục con bạn.
5. Đặt ra những câu hỏi kích thích trẻ tò mò về các giá trị
Nói với trẻ rằng trẻ cần phải có những giá trị này, giá trị kia thường không đem đến hiệu quả, đặc biệt khi trẻ đã nghe quá quen tai những lời rao giảng đó. Làm cho trẻ tò mò, muốn khám phá các giá trị là một cách nhiều bậc cha mẹ đánh giá là rất hữu ích.
6. Nói chuyện với trẻ về giá trị một cách đơn giản và thoải mái
Thông thường những giá trị do người lớn thuyết giảng sẽ dần dần bị rơi rụng, đặc biệt là khi trẻ đã sao nhãng. Nói chuyện với trẻ khi chúng thoải mái và làm điều đó một cách nhẹ nhàng trẻ sẽ nhận thức được nhiều hơn và khi đó trẻ sẽ lắng nghe bạn hơn chứ không bỏ ngoài tai những điều bạn nói.
7. Đọc truyện cổ tích cho trẻ từ khi chúng còn nhỏ
Truyện cổ tích thu hút trí tưởng tượng của trẻ em và có thể dễ dàng dẫn đến một cuộc thảo luận về các giá trị. Những giá trị ẩn chứa trong các câu chuyện cổ tích thường được lưu giữ rất lâu trong trẻ và làm giàu thêm kho giá trị bạn muốn bồi đắp cho trẻ.
8. Thu hút sự tham gia của trẻ vào các hoạt động nghệ thuật, hoạt động giao lưu và giúp đỡ người khác đồng thời hạn chế thời gian chơi game hoặc xem tivi của trẻ.
Trẻ em tìm hiểu và học được về các giá trị khi trải nghiệm chúng. Cho phép trẻ trải nghiệm, giao lưu và giúp đỡ người khác trong các hoạt động đó sẽ mở rộng sự sáng tạo của trẻ. 
9. Thường xuyên thực hiện những cuộc hội thoại về các giá trị trong gia đình của bạn 
Việc duy trì thường xuyên những cuộc thảo luận về giá trị cho đứa trẻ của bạn biết rằng điều đó quan trọng và nó không phải chỉ được thực hiện khi trẻ mắc lỗi. 
10. Có kỳ vọng cao về hệ thống giá trị của trẻ 
Trẻ có xu hướng nỗ lực theo những điều bạn hằng mong đợi ở trẻ. Hệ thống giá trị của trẻ sẽ thường phản chiếu theo những điều bạn mong đợi nếu như như sự mong đợi của bạn được thể hiện rõ ràng và hãy nhớ rằng những lời nói, hành vi của bạn sẽ luôn là tấm gương cho trẻ.
BBTTheo Theo sharevn.org

File đính kèm:

  • doc10 c£ch dạy trẻ về Gi£ trị.doc