140 vấn đề liên quan đến kinh nguyệt phụ nữ

MỤC LỤC

1. Giới tính của một con người được quyết định vào khi nào và bởi những yếu tố gì? . 6

2. Có thể sinh con trai bằng cách cho người mẹ dùng testosteron trước hoặc trong khi

mang thai không?. 7

3. Về sinh lý, cuộc đời người phụ nữ trải qua mấy giai đoan? Đặc điểm của từng giai đoạn?. 7

4. Buồng trứng của người phụ nữ có tất cả bao nhiêu tế bào trứng? Số lượng đó có tăng

thêm không?. 8

5. Tế bào trứng phát dục và chín như thế nào?. 9

6. Sau khi trứng rụng, tế bào trứng và nang noãn có những thay đổi gì? . 10

7. Buồng trứng có thể tổng hợp và tiết ra những loại hoóc môn sinh dục nào? Chúng có

tác dụng như thế nào đối với công năng sinh dục của người phụ nữ?. 10

pdf106 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 140 vấn đề liên quan đến kinh nguyệt phụ nữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
án chu kỳ". 
- Phương án liên tục: Dùng hàng ngày oestrogen, progestagen hoặc thay 
phiên dùng cách nhật mà không gián đoạn. Mục đích là khiến nội mạc tử 
cung dày và ra máu. Hiện đã có một số loại thuốc do Trung Quốc và nước 
ngoài sản xuất. 
Nếu bị bệnh phụ khoa đã cắt bỏ tử cung thì chỉ dùng oestrogen, không cần 
dùng thêm progestagen. 
Liều dùng thuốc oestrogen, progestagen ở mỗi người một khác. Lúc đầu, bác 
sĩ thường cho liều dùng chung. Sau một tháng nên đi kiểm tra lại. Bác sĩ 
sẽ theo dõi sự thay đổi bệnh trạng một thời gian xem phản ứng phụ có xảy ra 
hay không, đồng thời điều chỉnh hóa nghiệm cần thiết rồi mới đưa ra liều 
dùng liên tục. 
Mục tiêu trị bệnh không phải là khôi phục hoàn toàn lượng oestrogen trong 
máu như ở tuổi sinh đẻ, mà chỉ cần đạt đến lượng oestrogen ở giai đoạn đầu 
của noãn bào, nhằm giảm những triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh, duy trì 
được lượng xương trong cơ thể. 
Trong quá trình điều trị hoóc môn thay thế, phụ nữ cần giám định định kỳ, 
đặc biệt là những người có bệnh nội khoa, phụ khoa. Chỉ tiêu giám định 
gồm: thể trọng, huyết áp, lượng mỡ trong máu, ngực, mật độ xương, nội mạc 
tử cung... 
140 VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KINH NGUYỆT PHỤ NỮ 103 
134. Testosteron có thể dùng để điều trị cho phụ nữ đã mãn kinh 
không? 
Testosteron được dùng cho phụ nữ sau khi mãn kinh với tác dụng chủ yếu là 
thúc đẩy cảm giác muốn ăn, tăng cường thể lực, giúp tinh thần hưng phấn, 
cải thiện tính dục, tăng lượng xương. Nhìn chung, nên uống thuốc vào buổi 
sáng. Thuốc có ảnh hưởng không tốt đối với người béo, người bị bệnh gan, 
mỡ trong máu; chỉ dùng cho người có thể lực kém, và nên kết hợp với 
progestagen. 
Hiện nay, Trung Quốc và Hà Lan đã chế tác được loại thuốc này. Có thể 
dùng thuốc thường xuyên hoặc cách nhật, tùy từng người. Thuốc dùng rất 
thuận tiện, phù hợp với những phụ nữ mãn kinh được một năm. 
135. Việc điều trị bằng hoóc môn cần phải bắt đầu vào lúc nào? Duy trì 
trong bao lâu? Có phải bất kỳ phụ nữ mãn kinh cũng cần áp dụng biện 
pháp này? 
Các triệu chứng tiền mãn kinh có thể xuất hiện trước khi mãn kinh. Để giảm 
nhẹ triệu chứng này, có thể dùng thuốc điều trị. Cần chú ý là, phải hiểu rõ 
vào thời kỳ đó, lượng oestrogen trong cơ thể người bệnh ở vào tình trạng 
nào (quá thấp hay tương đối cao); vì biểu hiện của chứng căng thẳng trước 
kỳ kinh nguyệt có khi tương tự triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh. Nếu lượng 
oestrogen không thấp, thì việc cung cấp progestagen là hợp lý. 
Sau khi mãn kinh, nếu xuất hiện triệu chứng tiền mãn kinh, đương nhiên nên 
bổ sung oestrogen, cần phối hợp với progestagen để bảo vệ nội mạc tử cung. 
Sau khi triệu chứng giảm, có thể giảm lượng, duy trì vài tháng đến một, hai 
năm rồi dừng hẳn. Nếu triệu chứng không tái phát, có thể ngừng vĩnh viễn. 
Nếu sau khi sử dụng hoóc môn mà triệu chứng không giảm nhẹ, nên kiểm 
tra, chẩn đoán lại. 
Để duy trì lượng xương và phòng các triệu chứng loãng xương, nên bắt đầu 
dùng thuốc sớm sau khi mãn kinh. Quá trình này có thể kéo dài hơn mười 
năm. Do sử dụng thuốc trong thời gian dài, cần thường xuyên kiểm tra, giám 
định lại. 
Có phải bất cứ phụ nữ nào sau khi mãn kinh cũng nên điều trị bằng phương 
pháp thay thế hoóc môn hay không? Hiện còn nhiều quan điểm bất đồng. Từ 
góc độ dự phòng bệnh tim mạch, bác sỹ khuyên nên dùng phương pháp này, 
ít nhất trong 5 năm. 
140 VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KINH NGUYỆT PHỤ NỮ 104 
136. Phụ nữ tiền mãn kinh cần phải phối hợp như thế nào trong quá 
trình trị liệu bằng hoóc môn? 
Đầu tiên, nên hiểu rằng điều trị bằng thuốc chỉ là một trong những biện pháp 
nhằm bảo vệ sức khỏe thời kỳ tiền mãn kinh. Nên phối hợp các biện pháp 
khác như ăn uống hợp lý, cai thuốc lá, rượu, rèn luyện sức khỏe, khống chế 
thể trọng, giảm thiểu sự kích động, điều chỉnh tâm lý, bổ sung canxi và 
vitamin D. Ngoài ra, không thể coi nhẹ việc giảm đường, giảm huyết áp, 
giảm mỡ. 
Trước khi quyết định dùng thuốc, nên kiểm tra sức khỏe, xem bệnh án của 
người trong gia đình. Nên nói với bác sĩ về tình hình uống thuốc, thói quen 
ăn uống, phương thức sinh hoạt; đánh giá chính xác tình trạng bệnh của bản 
thân, đồng thời phải hiểu được lợi, hại của phương pháp điều trị thay thế 
hoóc môn này. Khi dùng thuốc, nên tuân theo lời dặn dò của bác sĩ, không 
thay đổi tùy tiện; chú ý quan sát những thay đổi của bệnh và những phản 
ứng phụ nếu có. Theo định kỳ, phải đi kiểm tra lại, làm những xét nghiệm 
siêu âm cần thiết. Như vậy sẽ tốn kém ít mà lại đạt hiệu quả trị liệu tốt nhất. 
Cũng nên nhận thức rằng, phương pháp điều trị bằng hoóc môn đối với một 
số nước chậm phát triển là còn mới lạ, việc ứng dụng đối với phụ nữ bị bệnh 
phụ khoa phức tạp còn thiếu kinh nghiệm. Bản thân người bệnh cũng có thể 
làm những phán đoán khách quan giúp cho bác sĩ đánh giá chính xác hiệu 
quả điều trị và tính an toàn, đề cao mức chẩn đoán. 
Nếu trước mắt, phụ nữ tạm thời không muốn hoặc không nên dùng phương 
pháp điều trị bằng hoóc môn, thì sau mãn kinh 1-2 năm cũng nên kiểm tra 
một lần, xem xét tình hình bệnh để quyết định xử lý. 
137. Phụ nữ trẻ có cần thiết phải điều trị bằng oestrogen hay 
progestagen hay không? 
Trên thực tế, phụ nữ tuổi thanh xuân hay tuổi sinh đẻ nếu bị các chứng bệnh 
mà dẫn đến tắt kinh mà không có nhu cầu sinh đẻ, cũng không cần đến các 
phương pháp điều trị đặc thù thì nên bổ sung oestrogen, progestagen để tạo 
kinh nguyệt nhân tạo. Điều này giúp dự phòng tình trạng lượng oestrogen 
quá thấp, dẫn đến những thay đổi có tính thoái hóa. 
Có phụ nữ bị bế kinh nhưng lượng oestrogen trong máu không thấp, thì hằng 
tháng chỉ nên dùng progestagen để nội mạc tử cung xuất huyết đúng kỳ. 
140 VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KINH NGUYỆT PHỤ NỮ 105 
Trên thực tế, phương pháp này cũng thuộc phạm trù điều trị thay thế hoóc 
môn, điều trị chu kỳ nhân tạo. 
138. Có những nguyên nhân và phương pháp điều trị nào đối với bệnh 
loãng xương ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh? 
Ở phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh, hoạt động ngoài trời và cơ hội sưởi nắng 
có thể bị giảm nên lượng vitamin D3 hợp thành tế bào da cũng bị giảm, ảnh 
hưởng đến việc hấp thụ canxi qua đường tiêu hóa, xương bị phá hủy nhanh. 
Những nhân tố này liên quan đến việc phát sinh chứng loãng xương. 
Phương pháp điều trị: Ngoài việc bổ sung oestrogen và canxi còn có thể 
dùng thuốc làm tăng lượng xương, hạn chế tối thiểu hiện tượng gãy xương. 
Nhưng những loại thuốc này giá rất cao, mới ở giai đoạn dùng thử. 
Để tránh phát sinh hiện tượng gãy xương, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh 
nên chú ý phòng trượt ngã, nên đi giày gót thấp. 
139. Nguyên nhân gì khiến âm đạo ra máu nhiều lần ở phụ nữ sau khi 
đã mãn kinh? 
Đối với phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh, việc xuất hiện hiện tượng âm đạo ra 
máu khi kinh nguyệt đã ngừng một năm là một triệu chứng cần được quan 
tâm. Theo báo cáo của Trung Quốc, vào những năm 60, trong số những phụ 
nữ đã mãn kinh mà âm đạo lại ra máu, có 76% bị ung thư ác tính hệ thống 
sinh dục (chiếm 3/4 là u tử cung). Cùng với việc triển khai rộng rãi công tác 
bảo vệ sức khỏe, số phụ nữ bị ung thư ác tính sau khi mãn kinh giảm 10-
20% vào những năm 80, trong đó đại đa số là u nội mạc tử cung, u tử cung 
và u buồng trứng. Ngoài ra còn có các chứng bệnh khác như viêm âm đạo, u 
thịt nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung. Có một số phụ nữ 
khi ngừng dùng oestrogen cũng bị chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh. 
Những phụ nữ bị chảy máu âm đạo sau khi đã mãn kinh nên kịp thời đến 
bệnh viện để kiểm tra, đặc biệt đối với phụ nữ béo, đã mãn kinh được trên 
10 năm mà âm đạo chảy máu nhiều lần, kéo dài đến gần 1 tháng. Những 
người này có khả năng bị u ác tính. 
Để tìm rõ nguyên nhân chảy máu, người bệnh cần được kiểm tra có hệ 
thống. Nếu khẳng định là có u, bất luận là u ác tính hay lành tính, đều phải 
điều trị kịp thời. 
140 VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KINH NGUYỆT PHỤ NỮ 106 
Sau khi mãn kinh, lượng oestrogen trong cơ thể phụ nữ giảm thấp, niêm mạc 
tử cung mỏng dần, khi giao hợp dễ bị tổn thương. Âm đạo từ môi trường 
tính axít chuyển thành tính kiềm nên sức đề kháng giảm, vi khuẩn bên ngoài 
dễ xâm nhập dẫn đến viêm âm đạo, tử cung và nội mạc tử cung. Những phụ 
nữ bị viêm đường sinh dục sau khi mãn kinh thường ít bị chảy máu âm đạo 
nhưng có khí hư. Nếu đã được khẳng định có hiện tượng viêm, nên uống 
thuốc tiêu viêm. Oestrogen có lợi cho việc tăng cường sức đề kháng niêm 
mạc âm đạo. 
Nguyên nhân nội tiết cũng có thể dẫn đến chảy máu âm đạo sau khi mãn 
kinh. Tình trạng này thường thấy ở phụ nữ gần kỳ mãn kinh. Âm đạo chảy 
máu giống như kinh nguyệt, dừng đúng kỳ, nhưng chu kỳ không theo quy 
luật. Nếu kiểm tra toàn diện mà vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh, có 
thể nghi ngờ rằng trong buồng trứng có một số bào trứng chết lưu. 
Trường hợp hiếm xảy ra là sau khi mãn kinh vẫn bị chảy máu âm đạo nhiều 
lần, kiểm tra toàn diện nhưng không tìm được nguyên nhân. Người bệnh nên 
nhẫn nại chịu đựng hoặc tự nguyện phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung, buồng 
trứng. 
140. Thế nào là viêm âm đạo do tuổi già? 
Sau khi mãn kinh, lượng oestrogen trong cơ thể phụ nữ giảm, niêm mạc âm 
đạo bị mỏng dần, môi trường tính axít chuyển thành tính kiềm. Vì vậy, khi 
sinh hoạt tình dục, họ bị tổn thương bên ngoài, vi khuẩn dễ xâm nhập dẫn 
đến viêm âm đạo, thậm chí viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung. Âm đạo 
thường có khí hư, đôi khi còn bị ra máu. Khi kiểm tra có thể thấy niêm mạc 
âm đạo và xung quanh có máu. 
Phương pháp điều trị: 
Có thể đặt thuốc kháng sinh hoặc oestrogen, mỗi tối trước khi đi ngủ đặt một 
viên vào âm đạo, sau năm đến bảy ngày triệu chứng sẽ giảm. Ngoài ra, có 
thể dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm, nhưng chú ý không nên dùng thuốc 
trong thời gian dài, vì niêm mạc âm đạo rất dễ hấp thụ oestrogen. Việc dùng 
thuốc quá nhiều sẽ dẫn đến nội mạc tử cung bị chảy máu, tạo ra sự sợ hãi 
không cần thiết đối với người bệnh. Viêm âm đạo do tuổi già thường xảy ra 
nhiều lần, vì vậy cần điều trị đi điều trị lại cho dứt điểm. 

File đính kèm:

  • pdf140 van de lien quan den phu nu.pdf
Bài giảng liên quan