245 Câu hỏi và bài tập chọn lọc Hoá học trung học cơ sở Phần II

96. Cho 32 gam sắt (III) oxit tác dụng với 700 ml dd axit sunfuric 1M. Viết phương trình hoá học

a) Tính nồng độ mol/lit của các chất có trong dd sau khi phản ứng kết thúc (giả thiết thể tích dd không thay đổi)

97. Cho 16 g CuO tác dụng với 200 g dung dịch H2SO4 nồng độ 19,6% sau phản ứng thu được dung dịch B.

a) Viết phương trình hoá học

b) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch B?

 

doc52 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 245 Câu hỏi và bài tập chọn lọc Hoá học trung học cơ sở Phần II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
tủa hết Ba(OH)2 và 0,21 mol Na2SO4 thì còn dư. Vậy ta có: 0,18 < x < 0,21
Nếu x = 0,18 (mol) ị y = 0,64 (mol) ị = 33,33
Nếu x = 0,21(mol) ị y = 0,58 (mol) ị = 29,7
Vậy 2 kim loại kiềm là: Na và K
Bài tập trắc nghiệm khách quan
164. B 165. C 166. B 167. D 168. C
Dạng 9: Xác định công thức phân tử hợp chất
Bài tập tự luận
169. Cho 20 g dung dịch muối sắt clorua nồng độ 32,5 % tác dụng với dung dịch bạc nitrat dư sau phản ứng thu được 17,22 g kết tủa. Tìm công thức hoá học của muối sắt đã dùng.
170. a) Hãy xác định công thức của hợp chất khí A, biết rằng:
- A là o xit của lưu huỳnh chứa 50% o xy về khối lượng.
- 1 gam khí A chiếm thể tích là 0,35 lít ở đktc.
b) Hoà tan 12,8 gam chất khí A vào 300 ml dung dịch NaOH 1,2 M. Hãy cho biết các chất thu được sau phản ứng? Tính nồng độ mol của mỗi chất. Giả thiết thể tích thay đổi không đáng kể.
171. Cho 32 gam một oxit sắt tác dụng hết với dung dịch HCl thì cần 600 ml dd HCl nồng độ 2 M.
Xác định công thức phân tử của oxit sắt trên.
172. Chất A là muối Canxi halogenua. Cho dung dịch chứa 0,2g A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thì thu được 0,376g kết tủa bạc halogenua. Hãy xác định công thức chất A.
173. Hợp chất A (không chứa Clo) cháy được trong khí clo tạo ra nitơ và hidro clorua. Xác định công thức phân tử của khí A biết rằng tỉ lệ giữa thể tích khí clo tham gia phản ứng và thể tích nitơ tạo thành là 3:1. Viết phương trình phản ứng giữa A và Clo.
Bài tập trắc nghiệm khách quan
174. Khử 19,9 gam oxit của một kim loại hoá trị II bằng khí hidro thu được 7,82 gam kim loại. Công thức của oxit kim loại là:
 A. FeO B. ZnO C. CuO D. NiO
175. Hoà tan hidroxit kim loại hoá trị II trong một lượng dung dịch H2SO4 10% (vừa đủ) thu được dung dịch muối có nồng độ 11,56%. Công thức của hidroxit kim loại bị hoá tan là:
 A. Mg(OH)2 B. Zn(OH)2 C. Cu(OH)2 D. Fe(OH)2
176. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 8 gam muối sunfat của một kim loại hoá trị II rồi lọc kết tủa tách ra đem nung nóng thu được 4 gam oxit của kim loại hoá trị II đó. Công thức muối sunfat là:
 A. MgSO4 B. ZnSO4 C. CuSO4 D. FeSO4
177. Một chất hữu cơ có chứa 40% lượng cacbon, 6,67% lượng hidro và còn lại là oxi. Nếu chất hữu cơ đó có phân tử khối bằng 60 thì công thức phân tử là:
 A. C3H8O B. C2H4O2 C. CH2O D. C2H6O
178. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất hứu cơ A thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. 
Nếu chất hữu cơ đó có phân tử khối bằng 60 thì công thức phân tử là:
 A. CH2O B. C2H4O2 C. C3H8O D. C2H6O
Hướng dẫn giải
Bài tập tự luận
169.
Giả sử hoá trị của sắt là n (2 n nguyên 3 ) công thức của muối sắt là: FeCln 
Theo giả thiết ta có: kết tủa thu được là AgCl có số mol là: 
nAgCl = 0,12 mol
 Khối lượng FeCln = = 6,5 g
Phương trình hoá học
 FeCln + nAgNO3 n AgCl + Fe(NO3)n 
Theo giả thiết: 6,5 g 0,12 mol
Theo phương trình : (56 + 35,5n) n mol
Ta có: 6,5n = 0,12 (56 + 35,5n) 
Hay 2,24 n = 6,72
 n = 3
Vậy công thức của muối sắt là FeCl3 
170.
a)Xác định công thức của hợp chất khí A
Cách 1:
Ta có: 0,35 lít khí A ở đktc đ có khối lượng là 1 gam
 Nếu 22,4 lít……………… M gam 
(22,4 lit là thể tích của 1 mol phân tử chất khí bất kỳ ở đktc)
M là khối lượng mol phân tử của khí A
Ta có: M = = 64 g
Theo giả thiết o xy chiếm 50% nên ta có:
 m O2 = 32 g số nguyên tử O = = 2
 m S = 32 g số nguyên tử S = = 1
Vậy công thức phân tử của khí A là: SO2 
Cách 2:
Giả sử công thức của khí A là: Sa Ob 
Theo bài ra ta có:
32a + 16b = 64 (1)
32a = 16b (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2)
Ta được: a = 1 và b = 2 suy ra công thức của khí A là SO2 .
b) 12,8 gam SO2 = 0,2 mol
nNaOH = 0,3 . 1,2 = 0,36 mol
Vì tỷ lệ nNaOH : n SO2 = 0,36 : 0,2 = 1,8
Nên sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 muối: NaHSO3 và Na2SO3 ta có thể giải theo 2 cách (đã nêu ở dạng bài xác định sản phẩm phản ứng). 
Cách 1:
 SO2 + NaOH NaHSO3 (1)
Theo bài ra ta có: 0,2 mol 0,36 mol 0,2 mol
 (dư 0,16 mol)
Xảy ra tiếp phản ứng: NaOH + NaHSO3 Na2SO3 + H2O (2)
 0,16 mol 0,2 mol 0,16 mol
 (dư 0,04 mol)
Nồng độ mol của: 
 NaHSO3 = = 0,133 mol/l
 Na2SO3 = = 0,533 mol/l
Cách 2:
Giả sử số mol SO2 phản ứng ở (1) là a mol
Giả sử số mol SO2 phản ứng ở (2) là b mol
Thei giả thiết ta có:
 SO2 + NaOH NaHSO3 (1)
 a mol a mol a mol
 2NaOH + SO2 Na2SO3 + H2O (2)
 2b mol b mol b mol
Ta có hệ phương trình: a + b = 0,2 (3)
 a + 2b = o,36 (4)
Giải hệ phương trình trên ta được:
 a = 0,04 và b = 0,16 
171.
Giả sử công thức phân tử của oxit sắt là FexOy ta có phương trình hoá học sau:
FexOy + 2yHCl x FeCl2y/x + y H2O
Theo giả thiết ta có: 32 g 1,2 mol
Theo phương trình: (56x + 16y)g 2y mol
Ta có: 1,2(56x + 16y) = 64y
hay 67,2 x = 44,8 y
 x : y = 2 : 3 suy ra x = 2 ; y = 3
Công thức phân tử là Fe2O3 
172. Gọi halogen là X
A là CaX2. 
CaX2 + 2AgNO3 = Ca(NO3)2 + 2AgX¯
= nAgX = 
 ị X = 80 ị X là Br, chất A là CaBr2.
173. A cháy trong khí Cl2 tạo ra N2 và HCl, A không có Clo.
Đặt công thức A là NxHy.
2NxHy + yCl2 = xN2 + 2yHCl 
ị y: x = 3:1 ị Vậy A là NH3
 2NH3 + 3Cl2 = N2 + 6HCl
Bài tập trắc nghiệm khách quan
174. D 175. A 176. C 177. B 178. C
Dạng 10: Bài toán về chất khí
Bài tập tự luận
179. Hãy xác định thành phần % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp CO và CO2, biết các số liệu thực nghiệm sau:
- Dẫn 16 lít hỗn hợp CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A.
- Để đốt cháy khí A cần 2 lít O2 .
Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
180. Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 490 g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3 .
181. Một hỗn hợp khí A gồm 2 khí CO và H2 . trong đó CO chiếm 40% về thể tích. Tính thể tích khí o xy cần thiết để đốt cháy hết 20 lít hỗn hợp khí A. Biết rằng các thể tích khí đo cùng điều kiện nhệt độ và âp suất.
182. Điiot pentaoxit (I2O5) tác dụng với cacbon monooxit tạo ra cacbon dioxit và iot.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Khi cho 1 lít hỗn hợp khí có chứa CO và CO2 tham gia thì khối lượng điiot pentaoxit phản ứng là 0,5 g. Tính phần trăm về thể tích của CO trong hỗn hợp khí. Biết rằng ở điều kiện thí nghiệm thể tích mol của chất khí là 24 lít.
183. Cho 1,0 lít H2 và 0,672 lít Cl2 (đktc) tác dụng với nhau rồi hòa tan sản phẩm vào 38,54 g nước thu được dung dịch A. Lấy 50 g dung dịch A cho tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) thu được 7,175 g kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2.
184. So sánh thể tích O2 thu được (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) khi phân hủy hoàn toàn KMnO4, KClO3, H2O2 trong các trường hợp lấy cùng khối lượng các chất đem phân hủy.
185. Đốt cháy hoàn toàn m gam C trong V lít khí O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với O2 là 1,25.
a) Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A.
b) Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp A vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 6 gam kết tủa trắng. 
Bài tập trắc nghiệm khách quan
186. ở cùng điều kiện, tỷ lệ mol 1 : 1 , hỗn hợp khí nhẹ nhất là:
 A. H2 và CO2 B. CO và H2 
 C. CH4 và N2 D. C3H8 và N2
187. ở cùng điều kiện, hỗn hợp khí nhẹ hơn không khí là:
 A. H2, CH4 và CO2 B. H2, C2H4 và N2
 C. H2, C2H2 và SO2 D. H2, CH4và Cl2
188. Điện phân hoàn toàn 4,5 gam nước. Tổng thể tích H2 và O2 thu được ở đktc là:
 A. 11,2 lít B. 5,6 lít C. 8,4 lít D. 13,44 lít
Hướng dẫn giải
Bài tập tự luận
179.
Giả sử trong 16 lít hỗn hợp có a lít khí CO và b lít khí CO2 .
Ta có: a + b = 16 (1)
Khi cho hỗn hợp khí qua nước vôi trong dư xảy ra phản ứng:
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (2)
Toàn bộ khí CO2 đã phản ứng hết chí còn lại khí CO (khí A)
Đốt cháy khí A: 
 2CO + O2 2CO2 (3)
Vì tỷ lệ thể tích bằng tỷ lệ số mol khi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất nên ta có: V CO = 2V O2 suy ra a = 4 lít
Từ (1) ta có b = 12 lít.
%V CO = = 25%
%V CO2 = 100% - 25% = 75%
180.
Phương trình hoá học:
 H2SO4 + 2NaHCO3 Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O
 n H2SO4 = = 5 mol
Theo phương trình: 1 mol H2SO4 sẽ thu được 2 x 22,4 lit CO2 
Theo giả thiết: 5 mol V lit
 Ta có: V = 5. 44,8 lit 
 V = 224 lít (đktc). 
181.
Theo giả thiết ta có: VCO = 20 x 0.4 = 8 lit
 VH = 20 – 8 = 12 lít
Đối với các chất khí khi tham gia phản ứng, ta có tỷ lệ thể tích bằng tỷ lệ số mol khi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất
Phương trình hoá học:
 2CO + O2 2CO2 (1)
Theo phương trình: 2 lit 1 lít
Theo đầu bài: 8 lít 4 lít
 2H2 + O2 2H2O (2)
Theo phương trình: 2 lít 1 lít
 Theo đầu bài: 12 lít 6 lít
Vậy phải cần 6 lít + 4 lít = 10 lít khí o xy
V (O2 ) = 10 lít.
182. a) I2O5 + 5CO = I2 + 5CO2
b) ị nCO = 0,0075 mol
%VCO = = 18%
183. H2 +Cl2 = 2HCl	(1)
 (mol); (mol)
Hòa tan HCl vào 38,54 gam nước được dung dịch A.
AgNO3+ HCl = AgCl¯ + HNO3
nHCl trong 50 g dung dịch A: nHCl = nAgCl = 7,175: 143,5 = 0,05 mol
Gọi số mol HCl bị hấp thụ vào 38,74 gam nước là: x mol
x mol HCl hấp thụ vào 38,74 gam nước được 36,5x + 38,74 gam dung dịch A.
0,04 mol HCl có trong 50 gam dung dịch A 
Vậy x = 0,04 mol
Theo phương trình phản ứng (1), ta thấy nếu phản ứng hoàn toàn thì Cl2 phản ứng hết, do đó hiệu suất phản ứng (1) là = 66,67%
184. 2KMnO4 = K2MnO4 + MnO2 + O2	(1)
KClO3 = KCl + 3/2O2	(2)
H2O2 = H2O + 1/2O2	(3)
Theo các phương trình phản ứng trên ta thấy:
(1) ị 
(2) ị 
(3) ị 
Dựa vào kết quả trên, nếu lấy cùng khối lượng chất đem phân hủy thì phản ứng (3) cho thể tích O2 lớn nhất.
185. C + O2 = CO2
2C + O2 = 2CO
 ị a = 1,25.32 = 40.
TH1: Hỗn hợp A có CO và CO2
Giả sử hỗn hợp A có 1 mol. Số mol CO và CO2 lần lượt là x, y mol.Ta có:
 ị ị 
Khi dẫn hỗn hợp A vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư:
CO2 + Ca(OH)2 = CaCO3¯ + H2O 
Vậy nCO = 0,02 mol.
nC = 0,02+ 0,06 = 0,08 mol ị mC = 0,08.12 = 0,96 g
 (0,06 + 0,01).22,4 = 1,568 lít
TH2 Hỗn hợp A có O2 và CO2
Giả sử hỗn hợp A có 1 mol. Số mol O2 và CO2 lần lượt là a, b mol.Ta có:
 ị ị 
Khi dẫn hỗn hợp A vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư:
CO2 + Ca(OH)2 = CaCO3¯ + H2O 
Vậy nCl = 0,03 mol.
nC = 0,06 mol ị mC = 0,06.12 = 0,72 g
 (0,06 + 0,03).22,4 = 2,016 lít
Bài tập trắc nghiệm khách quan
 186. B 187. B 188. C

File đính kèm:

  • docBT_Hoa_hoc_THCS_2.doc
Bài giảng liên quan