Alexandre Yersin - Nhà khoa học gắn bó với Việt Nam

Trong ngành Y- sinh học, A. Yersin là một trong những tên tuổi được ghi vào lịch sử:

Chính ông là người phát hiện vi khuẩn bệnh dịch hạch (mang tên Yersinia pestis). 

Tên tuổi và sự nghiệp khoa học của ông gắn liền với Việt Nam, bởi Việt Nam không chỉ là là quê hương của ông mà còn là nơi ông có những đóng góp to lớn cho nền y học dự phòng.Nhưng so với sự nghiệp đồ sộ và công trạng khoa học của ông thì tài liệu, sách vở của nước ta về ông còn rất ít  

Cùng với tên vi khuẩn dịch hạch mà cả thế giới biết đến, ở VN đã có những vườn hoa, con phố mang tên Ong (*).

Yersin là một con người nhân hậu đã để lại một di sản quí báu chẳng những cho Việt Nam mà còn cho cả thế giới

Ông để lại nhiều ký ức sâu đậm tại Việt Nam, nơi những người gần gũi gọi ông là “Ông Năm –Tây”.

(*)Sau giải phóng1975 có thời gian đường phố mang tên Ông ở Tp Sài Gòn bị thay đi do hiểu nhầm Và kỳ thị vô lý về “cái tên rất tây” này (?!)

 

ppt11 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Alexandre Yersin - Nhà khoa học gắn bó với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Alexandre YersinNHÀ KHOA HỌC GẮN BÓ VỚI ViỆT NamGIỚI THIỆU CHUNGTrong ngành Y- sinh học, A. Yersin là một trong những tên tuổi được ghi vào lịch sử:Chính ông là người phát hiện vi khuẩn bệnh dịch hạch (mang tên Yersinia pestis).  Tên tuổi và sự nghiệp khoa học của ông gắn liền với Việt Nam, bởi Việt Nam không chỉ là là quê hương của ông mà còn là nơi ông có những đóng góp to lớn cho nền y học dự phòng.Nhưng so với sự nghiệp đồ sộ và công trạng khoa học của ông thì tài liệu, sách vở của nước ta về ông còn rất ít   Cùng với tên vi khuẩn dịch hạch mà cả thế giới biết đến, ở VN đã có những vườn hoa, con phố mang tên Ong (*).Yersin là một con người nhân hậu đã để lại một di sản quí báu chẳng những cho Việt Nam mà còn cho cả thế giới Ông để lại nhiều ký ức sâu đậm tại Việt Nam, nơi những người gần gũi gọi ông là “Ông Năm –Tây”.(*)Sau giải phóng1975 có thời gian đường phố mang tên Ông ở Tp Sài Gòn bị thay đi do hiểu nhầm Và kỳ thị vô lý về “cái tên rất tây” này (?!) Thân thế-sự nghiệpÔng sinh ra trong một gia đình người Pháp gốc Cevennes-Languedoc, Lúc ấy bang Vaud còn thuộc lãnh thổ Savoie, sau nhập về Thụy Sĩ.Yersin học y khoa tại Lausanne, Thụy Sĩ; sau đó tại Marburg Đức và Paris Pháp. Năm 1886, ông làm việc ở Viện nghiên cứu của Louis Pasteur tại Trường Sư phạm Paris Năm 1888 ông nhận bằng tiến sĩ với luận án Nghiên cứu về sự phát triển của bệnh lao bằng thực nghiệm và cộng tác với Robert Koch trong hai tháng tại Đức. Ông gia nhập Viện Pasteur ở Paris mới được thành lập vào năm 1889 là người cộng tác với Roux và cùng khám phá ra độc tố bạch hầu.Alexandre Émile Jean Yersin sinh ngày 22/9 năm 1863 tại Lavaux, Thụy Sĩ – Mất 1/3/1943 tại Nha Trang, Việt NamGiúp nhân loại ngăn chặn dich hạchNăm1890 ông đến Đông Dương - thuộc địa của Pháp- để làm bác sĩ trong công ty Messageries Maritimes (Vận tải Hàng hải). Năm 1894 Yersin được chính phủ Pháp và Viện Pasteur mời đến Hồng Kông để điều tra đợt bùng phát của bệnh dịch hạch. Tại đây ông đã khám phá ra nguyên nhân của bệnh này. Ông cũng là người lần đầu tiên chứng minh rằng trực khuẩn hiện diện ở chuột bệnh và người bệnh là một, vì thế đưa ra cách giải thích phương thức truyền bệnh, cách phòng chống... Năm 1895 ông trở về Viện Pasteur tại Paris và cùng với Émile Roux, Albert Calmette và Armand Borrel đã điều chế ra huyết thanh chống bệnh dịch hạch đầu tiên. Công lao với Y học Việt NamCuối năm 1895 ông trở về Đông Dương và lập một phòng thí nghiệm tại Nha Trang để sản xuất huyết thanh – Nay thành Viện Pasteur Nha trang. Ông đã hoạt động tích cực để thành lập trường Đại học Y Hà Nội vào năm 1902 và là Hiệu trưởng đầu tiên cho đến 1904 Ông cũng mở một đồn điền canh ki na đầu tiên ở Hòn Bà năm 1915 (nhập từ Nam Mỹ) để sản xuất ký ninh (Quinine) chữa bệnh sốt rét.Bảo tàng Yersin tại 8 - 10 Trần Phú (nằm trong Viện Pasteur Nha Trang)Người phát hiện ra Đà LạtÔng để lại nhiều ký ức sâu đậm tại Việt Nam, nơi những người gần gũi ông gọi ông là Ông Năm – “Năm Tây”. Ông là người đề nghị xây dựng một thành phố tại Tây Nguyên, nay là TP Đà Lạt Trường Yersin hồi trước, bây giờ là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà LatNgôi nhà “Ông Năm-Tây”Những nơi in đậm dấu chân A. Yersin Nơi Ông nằm yên nghỉNăm 1940, Yersin trong tình trạng sức khỏe kém quay lại Pháp lần cuối.  Nhưng chỉ lưu lại Pháp một năm; năm 1941 ông quay về Nha Trang, mảnh đất ông yêu quí.  Ngày 1 tháng 3 năm 1943, Yersin đau bệnh và qua đời một cách cô đơn tại nhà riêng ở Suối Giao (Nha Trang) thọ 79 tuổi.  Cho đến nay, cứ đến ngày 1 tháng 3 hàng năm, dân chúng trong vùng vẫn viếng mộ ông để tỏ lòng mến mộ và kính phục cho một tấm lòng khoa học và nhân đạo.  Nhà ông tại Nha Trang tuy không còn nhưng vẫn có một viện bảo tàng của riêng ông đặt tại Viện Pasteur Nha Trang.Cạnh mộ ông tại Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km) có một miếu thờ được nhiều người viếng.Những dấu ấn còn lạiỞ Hà Nội và một số nơi khác có trường học mang tên ông.Gần đây, tại thành phố cao nguyên nơi ông đã đã có công trong việc xây dựng nên, thành phố Đà Lạt, đã hình thành một trường Đại Học mang tên ông, Trường Đại học Dân lập Yersin - Đà Lạt.Ghi nhớ công lao A.YersinCon tem VN ghi nhận công lao của AYersin phát hành năm 1994 nhân 100 năm ngày sinh của ông do HS L.Tuấn vẽBức tượng Yersin do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng tạc từ khối đá hoa cương nặng 36 tấn đã được chính quyền địa phương đưa về an vị tại công viên Yersin, cạnh hồ Xuân Hương - "trái tim" của TP.Đà Lạt. Tượng nặng 25 tấn, cao 2,5m, rộng 2,1m. THAY LỜI KẾTHiếm có nhà khoa học nổi tiếng nước ngoài nào gắn bó với Việt Nam như A.Yersin: Người gốc Pháp-sinh ra ở Thụy Sĩ-sống gần như tron đời ở Việt Nam.Yersin là một nhà khoa học đã đem hai chữ Việt Nam và Nha Trang vào lịch sử Y- sinh học trên thế giới. Người có công đầu tìm ra T.P Đà LạtNhà nước ta, ngoài những Biểu tượng vật chất đã có, nên chăng cũng đặt ra các biểu tượng “phi vật chất” về Ông; chăng han đăt giải thưởng nhà nước về Y-sinh học, về xã hội học mang tên Yersin ?Nhân kỷ niệm ngày sính A.Yersin 22/9/2011Biên soan & Bình: TT ưu tú-BS Phạm Huy HoạtNguồn : Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

File đính kèm:

  • pptBac học A Yersin PowerPoint Presentation (2).ppt
Bài giảng liên quan