An toàn lao động khi sử dụng điện

CHƯƠNG 1: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG.

1. Phòng chống nhiễm độc:

2.Phòng chống bụi:

2.1 Định nghĩa và phân loại bụi:

a/ Định nghĩa:

Bụi là tập hợp nhiều hạt có kích thước lớn, nhỏ khác nhau tồn tại lâu trong

không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi,

khói, mù: khi những hạt bụi nằm lơ lửng trong không khí gọi là aerozon, khi

chúng đọng lại trên bề mặt vật thể nào đó gọi là aerogen.

b/ Phân loại:

- Theo nguồn gốc:Bụi kim loại (Mn, Si, rỉ sắt, ); bụi cát, bụi gỗ, bụi động

vật, bụi lông, bụi xương, bụi thực vật, bụi bông, bụi gai, bụi hóa chất (grafit, bột

phấn, bột hàn the, bột xà phòng, vôi ).

pdf34 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 831 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu An toàn lao động khi sử dụng điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
AN TOÀN TRONG TRUYỀN TẢI, PHÂN PHỐI ĐIỆN 
Điều 14. 
1. Chủ công trình lưới điện phải chịu trách nhiệm: 
a) Đặt biển báo an toàn về điện tại các trạm điện, cột điện; 
b) Sơn màu và đặt đèn tín hiệu tại các vị trí cột có độ cao đặc biệt theo quy định 
của pháp luật về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. 
2. Ở các vị trí giao chéo giữa đường dây dẫn điện cao áp trên không, đường cáp 
điện ngầm với đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa, việc đặt và quản lý biển 
báo, biển cấm vượt qua đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định của 
Bộ Giao thông vận tải. Chủ đầu tư công trình xây dựng sau phải chịu chi phí cho 
việc đặt biển báo, biển cấm này. 
Điều 15. Khi bàn giao công trình lưới điện, chủ đầu tư công trình phải giao cho 
đơn vị quản lý vận hành lưới điện đầy đủ các tài liệu kỹ thuật, biên bản nghiệm 
thu và các tài liệu liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của 
pháp luật. 
Điều 16. Đơn vị quản lý vận hành lưới điện phải định kỳ tổ chức kiểm tra, bảo 
dưỡng kỹ thuật và đại tu lưới điện, đảm bảo cho hệ thống vận hành an toàn theo quy 
định; thường xuyên kiểm tra phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định của 
Nghị định này và của pháp luật về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. 
Điều 17. Khi sửa chữa, bảo dưỡng các công trình lưới điện, đơn vị quản lý vận hành 
lưới điện và đơn vị công tác phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng trình tự 
các biện pháp an toàn theo quy định tại Quy phạm kỹ thuật an toàn điện. 
Điều 18. Đường dây cao áp vượt qua nhà ở, công trình có người thường xuyên 
sinh sống, làm việc phải đảm bảo các tiêu chuẩn, khoảng cách an toàn được quy 
định của pháp luật về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; cột đỡ dây điện phải dùng 
loại cột thép hoặc cột bê tông cốt thép; dây dẫn điện không được phép có mối nối, 
trừ dây dẫn điện có tiết diện từ 240 mm2 trở lên thì cho phép không quá 1 mối 
nối cho 1 pha. Đơn vị quản lý vận hành lưới điện không được vận hành quá tải 
các đường dây này. 
Điều 19. Các đường dây dẫn điện đi ngầm trong đất, nằm trong kết cấu các công 
trình khác hoặc đi chung với các đường dây thông tin, phải đảm bảo khoảng cách an 
toàn theo quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, các quy định tại 
Quy phạm trang bị điện và các quy định khác của pháp luật. 
Chương IV 
AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG ĐIỆN 
Mục 1. Sử dụng điện trong sản xuất 
Điều 20. Tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất phải thực hiện các quy định 
trong các Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn điện, Quy phạm trang bị điện, Quy phạm 
kỹ thuật an toàn điện hiện hành và các quy định tại Nghị định này. 
Điều 21. Hệ thống thiết bị chống sét, hệ thống nối đất và hệ thống nối "không" bảo vệ 
phải được kiểm tra khi nghiệm thu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường theo các 
nội dung quy định tại "Tiêu chuẩn Việt Nam - Quy phạm nối đất và nối “không” các 
thiết bị điện". Sơ đồ của các hệ thống này phải đúng với thực tế và phải được lưu giữ 
cùng với các biên bản kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động. 
Điều 22. Các trạm điện, thiết bị điện cao áp và đường dây cao áp nội bộ phải được lắp 
đặt và quản lý vận hành theo các quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định 
này. Trường hợp chủ sở hữu không có đủ điều kiện để đảm bảo việc quản lý, vận 
hành, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị trạm và đường dây này theo đúng quy định, 
phải ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để thực hiện các công việc 
này. Trong hợp đồng phải có điều khoản quy định trách nhiệm, đảm bảo việc đóng cắt 
điện an toàn, hợp lý và thuận tiện đối với cả hai bên cung ứng điện và sử dụng điện. 
Điều 23. 
1. Các thiết bị điện phải tuân theo các quy định tại “Tiêu chuẩn Việt Nam - Thiết bị 
điện hạ áp - Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật” và "Tiêu chuẩn Việt Nam -
Quy phạm nối đất và nối “không” các thiết bị điện", đảm bảo: 
a) Chống tai nạn điện giật do tiếp xúc trực tiếp với điện áp sử dụng: các bộ phận 
mang điện như thanh cái, tiếp điểm các khí cụ điện, cọc đấu dây, điểm đấu nối, 
lõi dây dẫn phải đảm bảo được các yêu cầu về vỏ bảo vệ, khoảng cách an toàn, 
được bố trí, che chắn bảo vệ; đảm bảo tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên giữa 
người vận hành, người qua lại với các bộ phận mang điện này. 
b) Chống tai nạn điện giật do tiếp xúc gián tiếp với điện áp sử dụng: các thiết bị 
điện hạ áp phải đảm bảo được các yêu cầu về cách điện, về nối đất và nối 
“không” bảo vệ đảm bảo tránh được điện áp chạm nguy hiểm. 
2. Các đường dẫn điện, dây dẫn điện phải được thiết kế, lắp đặt đảm bảo mặt 
bằng sản xuất thông thoáng, tránh được các tác động cơ học, hoá học có thể gây 
hư hỏng. Không dùng các kết cấu kim loại của nhà xưởng, máy móc, đường ống 
kim loại để làm dây trung tính làm việc, trừ những công trình có thiết kế riêng đã 
được duyệt. 
3. Hệ thống điện tại các khu vực có chất dễ cháy, nổ, phải được thiết kế, lắp đặt 
và sử dụng theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này. 
Điều 24. Đối với các thiết bị điện dùng trong khai thác khoáng sản, dụng cụ điện, 
thiết bị điện di động, máy hàn, điện phân, mạ điện, phải thực hiện theo quy định 
tại các Tiêu chuẩn kỹ thuật, Quy phạm an toàn liên quan. 
Mục 2. Sử dụng điện trong sinh hoạt, dịch vụ 
Điều 25. Thiết bị điện dùng trong các văn phòng làm việc, sinh hoạt và dịch vụ 
phải đảm bảo tổng công suất sử dụng phù hợp với công suất thiết kế và đảm bảo 
độ bền cách điện theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Dây dẫn cấp điện cho động 
lực, đun nấu, sấy sưởi, điều hoà nhiệt độ... phải có thiết bị bảo vệ phù hợp và 
riêng biệt với dây dẫn cấp điện cho chiếu sáng. 
Điều 26. 
1. Không để thiết bị điện phát nhiệt gần đồ vật dễ cháy. 
2. Đối với thang máy: 
a) Cáp điện dùng cho thang máy phải là loại cáp có khả năng chống cháy; 
b) Thang máy dùng trong toà nhà cao trên 5 tầng và thường xuyên có trên 200 
người sinh hoạt, làm việc cần phải có nguồn điện dự phòng, tự động đóng mạch 
khi mất nguồn điện chính; 
c) Các thiết bị điện của thang máy phải được kiểm tra, bảo trì theo quy định hiện 
hành. 
Điều 27. Khi rời trụ sở, phòng làm việc phải cắt điện đến các thiết bị sử dụng 
điện. Đối với các thiết bị cần giữ ở trạng thái đóng điện liên tục, phải có biện 
pháp bảo vệ an toàn thích hợp. 
Điều 28. Cơ quan, đơn vị, chủ hộ sử dụng điện phải có trách nhiệm tổ chức kiểm 
tra an toàn hệ thống điện của mình, kịp thời phát hiện và ngăn ngừa nguy cơ xảy 
ra tai nạn, sự cố điện. 
Điều 29. 
1. Lưới điện hạ áp chỉ được xây dựng sau khi thiết kế đã được cơ quan có thẩm 
quyền phê duyệt. 
2. Các nhánh đường dây dẫn điện vào nhà ở, công trình phải đảm bảo các điều 
kiện về an toàn điện và không cản trở hoạt động của các phương tiện giao thông, 
cứu thương, chữa cháy. 
Điều 30. 
1. Trong mạch điện ba pha bốn dây, thiết bị đóng cắt (áp-tô-mát, cầu dao, cầu 
chì) không được đặt trên dây trung tính. 
2. Trong mạch điện một pha hai dây, cầu chì và công tắc phải đặt trên dây pha 
(dây lửa). Cấm đặt cầu chì, công tắc trên dây trung tính. Khuyến khích lắp đặt 
áp-tô-mát, cầu dao 2 cực để đóng cắt đồng thời cả 2 dây. 
Điều 31. 
1. Tiết diện dây dẫn điện phải phù hợp với phụ tải điện. 
2. Việc lắp đặt, sử dụng thiết bị điện trong nhà phải theo quy định về an toàn điện 
hiện hành. 
Điều 32. Nghiêm cấm các hành vi vi phạm các quy định về an toàn điện sau đây: 
1. Sử dụng điện làm phương tiện để bảo vệ tài sản cá nhân hoặc phục vụ cho mục đích 
khác gây nguy hiểm cho người, động vật, môi trường sống, gây sự cố làm thiệt hại tài 
sản Nhà nước, tài sản công dân như: chống trộm, bẫy chuột, đánh cá, bảo vệ hoa màu. 
2. Sử dụng thiết bị điện không đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện an toàn. 
3. Kéo dây đấu điện không đảm bảo điều kiện an toàn như: dùng dây trần làm dây dẫn điện 
trong nhà; dùng điện theo cách lấy điện một pha bằng một dây dẫn, còn dây nguội đấu 
xuống giếng, xuống ao hoặc đấu nối vào đường ống nước. 
4. Những người không có nhiệm vụ trèo lên cột điện hoặc vào trạm điện. 
5. Các hành vi có thể gây tai nạn cho người và gia súc như: phơi quần áo, đồ dùng lên 
dây điện; thả diều, đá bóng ở gần đường dây điện. 
6. Các hành vi có thể gây hư hỏng công trình lưới điện như: bắn chim đậu trên dây 
điện, trạm điện; quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện; tháo gỡ dây 
chằng néo, dây tiếp địa của cột điện; đào đất gây lún sụt móng cột điện; lợi dụng cột 
điện để làm nhà, lều quán bán hàng, buộc trâu bò hoặc gia súc khác. 
7. Đến gần chỗ dây điện bị đứt, cột điện bị đổ khi chưa có thông báo đã cắt điện. 
8. Trồng cây hoặc để cành cây, dây leo vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây 
điện, trạm điện; để cây đổ vào đường dây điện khi phát quang tuyến. 
Mục 3. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp 
Điều 33. Các khu vực, đối tượng được phép sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ 
trực tiếp là các cơ sở quan trọng của Nhà nước về an ninh chính trị, ngoại giao, 
kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. 
Điều 34. Tổ chức sử dụng điện làm phương tiên bảo vệ trực tiếp phải được phép 
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau: 
1. Bộ trưởng Bộ Công an cho phép sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp 
cho khu vực hoặc đối tượng thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia. 
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho phép sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực 
tiếp cho khu vực hoặc đối tượng thuộc lĩnh vực quốc phòng. 
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch 
ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng điện 
làm phương tiện bảo vệ trực tiếp cho khu vực hoặc đối tượng thuộc quyền mình 
quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công nghiệp. 
Điều 35. Hàng rào bảo vệ phải được thiết kế lắp đặt tránh được mọi tiếp xúc ngẫu 
nhiên đối với người và gia súc; phải có biển báo nguy hiểm; không gây ảnh 
hưởng tới hoạt động của hệ thống điện; không gây nguy hiểm cho khu vực lân 
cận và môi trường sống. Người quản lý, sử dụng hệ thống bảo vệ này phải được 
đào tạo, huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ. 

File đính kèm:

  • pdfan toan lao dong.pdf