Bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 1)
1. Về kiến thức :
Nêu được thế nào là công dân ; căn cứ để xác định công dân của một nước ; thế nào là công dân nước Cộn hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nêu được mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước.
2. Về kĩ năng :
Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ :
Tự hào là công dân nước CHXHCN Việt Nam.
Trường THCS Lê Quý Đôn Ngày soạn : 20/12/2011 Tuần 22 - Tiết 22 Bài 13 CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( Tiết 1) I. Mục tiêu bài học: Về kiến thức : Nêu được thế nào là công dân ; căn cứ để xác định công dân của một nước ; thế nào là công dân nước Cộn hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nêu được mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước. Về kĩ năng : Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi. Về thái độ : Tự hào là công dân nước CHXHCN Việt Nam. II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI Không có trong tài liệu. III . CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị giáo án, bài giảng điện tử. Chuẩn bị của HS: Đọc trước tình huống 1, truyện “ Cô gái vàng của thể thao Việt Nam”, chuẩn bị trước phần gợi ý. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định : Trả lời 1/Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của Cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện để trẻ em đýợc phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Là trẻ em,mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trong quyền của ngýời khác và phải thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình.(SGK) 2/Những việc làm thực hiện quyền trẻ em: xây dựng khu vui chõi giải trí cho trẻ em; tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ nhý cấm trại, tham quan khu di tích lịch sử, văn hóa; mở lớp dạy cho trẻ em mồ côi, khó khăn, khuyết tật; quyên góp ủng hộ sách vở, áo quần, tiền bạc cho các bạn gặp khó khăn sau thiên tai lũ lụt . . . 3/ Những việc làm xâm hại quyền trẻ em: lợi dụng trẻ để buôn bán ma túy; bóc lột lao động trẻ chýa đến tuổi thành niên; bắt cóc trẻ để tống tiền; bắt cóc trẻ để bán qua biên giới; đánh đập xúc phạm nhân cách trẻ; bắt trẻ thôi học đi bán báo, bán vé số . . . 4/Em can ngăn người lớn không đánh đập bạn, báo cho chính quyền địa phýõng nõi bạn cư trú và nhờ cõ quan pháp luật can thiệp. 5/Nhà nước ta rất quan tâm đảm bảo quyền trẻ em. Nhà nýớc trừng phạt nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền trẻ em. 6/ Học tập tốt, rèn luyện đạo đức tốt, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, là công dân tốt. 7/Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó có thể chia làm 4 nhóm, đó là: + Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và đýợc đáp ứng các nhu cầu cõ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe . . . + Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. +Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật . . . + Nhóm quyền tham gia : là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. Câu hỏi lý thuyết 1/Ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về trẻ em là gì? Là trẻ em, chúng ta phải làm gì để bảo vệ quyền của mình? 2/Em hãy nêu những việc làm thực hiện quyền trẻ em? 3/Em hãy nêu những việc làm xâm hại quyền trẻ em? 4/Nếu có người ngược đãi, đánh đập bạn của em, em phải làm gì? 5/Nhà nýớc có trách nhiệm gì đối với việc bảo vệ quyền trẻ em? 6/Trước sự quan tâm của Nhà nước, của gia đình, thầy cô giáo, em thấy mình phải có bổn phận và trách nhiệm gì? 7/Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989 đã ghi nhận các quyền cõ bản của trẻ em. Các quyền đó có thể chia ra làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? 2.Kiểm tra bài cũ: * Phần giải bài tập SGK: a. Các ý đúng là 1,4,6,8 b. Ba biểu hiện vi phạm quyền trẻ em: +Khi cha mẹ li hôn, trẻ em thường bị bỏ rơi không ai chăm sóc. +Khi cha mẹ li hôn, mỗi người có gia đình riêng hoặc mồ côi cha mẹ, trẻ em bị hành hạ, đánh đập, chửi bới, không được đi học. +Vì đông anh em, đời sống gia đình quá khó khăn, trẻ không được đi học. -Theo em, để hạn chế những việc làm trên, cha mẹ phải sống hòa thuận, hạnh phúc thì các em sẽ có một cuộc sống vui vẻ, đầm ấm được chăm sóc, học hành tử tế. Phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không nên sinh nhiều con vì nếu nhiều con sẽ không có điều kiện chăm sóc các con tử tế, trẻ khó có điều kiện đi học. c. Mỗi nhóm quyền rất cần thiết cho cuộc sống của trẻ. +Nhóm quyền sống còn: những quyền được sống, sinh ra được làm người, được nuôi dưỡng, được chăm sóc. +Nhóm quyền bảo vệ: trẻ phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức đối xử, bóc lột, xâm hại, bị bỏ rơi. +Nhóm quyền phát triển: quyền được học tập, vui chơi . . . phát triển toàn diện. +Nhóm quyền tham gia: có quyền nói lên ý kiến của mình bày tỏ nguyện vọng của mình, được người lớn tôn trọng. d. Theo em, Lan sai, vì không phải mẹ không muốn mua cho Lan mà vì nhà nghèo, còn khó khăn, mẹ phải dành dụm mới mua được, nên Lan phải hiểu và thông cảm cho mẹ. Nếu là Lan, khi đề nghị mẹ mua xe mới nhưng mẹ chưa mua được, em hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình mình, thương yêu mẹ hơn và trả lời mẹ: “Mẹ ơi, con sẽ đi bộ để đi học cũng được, mẹ ạ!” đ. Nếu em là Quân, em sẽ phát biểu những suy nghĩ và nêu lên ý kiến của mình với cha mẹ: Không phải tất cả các bạn con đều xấu, cha mẹ hãy cho phép con được tham gia các hoạt động với các bạn, được vui chơi với các bạn thì con mới có đều kiện phát triển mình. e. -Thấy một người lớn đánh đập trẻ nhỏ, em sẽ can ngăn, nếu không được em sẽ báo với chính quyền địa phương hoạc nhờ cơ quan pháp luật can thiệp. -Thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi, em sẽ góp ý, gần gũi giúp đỡ bạn và nhờ thầy cô giáo khuyên nhủ giúp đỡ để bạn không trốn học nữa. -Thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ, em sẽ động viên các bạn đến trường. Nếu các bạn không có điều kiện em sẽ tìm cách giúp các bạn đến lớp học tình thương, em sẽ dành thời gian giúp bạn cùng học. 3.Bài mới: Hoạt động GV - HS Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu tình huống, truyện đọc. Mục tiêu: Tìm hiểu tình huống, truyện đọc. Cách tiến hành: GV cho HS suy nghĩ hoạt động cá nhân. Nội dung câu hỏi: a. Theo em, bạn A-li-a nói vậy có đúng không? Vì sao? b. Tấm gương rèn luyện phấn đấu của Thúy Hiền gợi cho em suy nghĩ gì về nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của người học sinh, người công dân đối với đất nước ? Kết luận: Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung bài học Cách tiến hành: GV cho HS suy nghĩ làm việc cá nhân sau đó xung phong trả lời. Nội dung câu hỏi: 1.Công dân là gì? 2.Căn cứ để xác định công dân của một nước? 3.Thế nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam? 4.Mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước? HS suy nghĩ, sau đó xung phong trình bày đáp án. HS khác nhận xét. Kết luận: I.Tìm hiểu chung: 1.Tìm hiểu tình huống, truyện đọc. 2.Nhận xét a.Bạn A-li-a nói như vậy là đúng, vì: Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam (nguyên tắc huyết thống), vì thế A-li-a là công dân Việt Nam. b.Em phải xác định đúng mục tiêu học tập của mình, phải cố gắng phấn đấu học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước. II.Nội dung bài học: 1.Công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch nước đó. (SGK) 2.Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân đó. (SGK) 3.Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. (SGK) 4.Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam ; được Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. (SGK) 4. Củng cố bài: - Nhận xét tiết dạy. 5. Hướng dẫn về nhà: (Slide 19) Về nhà làm bài a,c,d,đ, ôn lại bài 12 để tiết sau kiểm tra lấy điểm miệng. V. Rút kinh nghiệm Duyệt
File đính kèm:
- Bai 13 -1.doc