Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ - Tạ Thanh Vân

1. Đọc: Tình huống SGK trang 44

 2. Thảo luận: (theo bàn – TG: 3 phút)

 a/ Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hòa? Trước sự việc xảy ra như vậy, bà Hòa đã có những suy nghĩ gì và đã hành động như thế nào?

 b/ Theo em, bà Hòa hành động như vậy là đúng hay sai? Tại sao?

 

pptx15 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ - Tạ Thanh Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường THCS&THPT Phạm Văn ĐồngMôn: GDCD 6Bài 17:QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ ỞGiáo viên: Tạ Thanh VânBy PresenterMedia.comI. Tìm hiểu tình huống: 1. Đọc: Tình huống SGK trang 44 2. Thảo luận: (theo bàn – TG: 3 phút)	a/ Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hòa? Trước sự việc xảy ra như vậy, bà Hòa đã có những suy nghĩ gì và đã hành động như thế nào?	b/ Theo em, bà Hòa hành động như vậy là đúng hay sai? Tại sao?By PresenterMedia.coma/ Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hòa? -> Bị mất trộm con gà mái và cái quạt bànTrước sự việc xảy ra như vậy, bà Hòa đã có những suy nghĩ gì và đã hành động như thế nào? -> Khi mất con gà mái: + Bà Hòa nghĩ: chỉ có nhà T bắt trộm.+ Bà Hòa chửi đổng suốt ngày.-> Khi mất cái quạt bàn: + Bà Hòa nghĩ: chỉ có nhà T lấy.+ Bà chạy sang nhà T đòi khám nhà, mẹ con T không cho, bà Hòa nghi ngờ và cứ xông vào khám nhà.b/ Theo em, bà Hòa hành động như vậy là đúng hay sai? Tại sao? -> Bà Hòa hành động như vậy là sai, là vi phạm pháp luật.Nội dung điều 73(Hiến pháp 1992): “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép”.c/ Hoạt động cá nhân: Theo em, bà Hòa nên làm thế nào để có thể xác minh được nhà T lấy trộm tài sản của mình mà không phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác. -> Bà Hòa cần:- Phải dành thời gian theo dõi, quan sát.- Không tự ý xông vào lục lọi, khám xét nhà T, làm như vậy là vi phạm pháp luật.- Báo với chính quyền các cấp để kịp thời can thiệp khi những nghi ngờ của mình là có cơ sở.Theo điều 124 Bộ luật hình sự 1999:“Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”Vậy những hành vi nào được xem là vi phạm pháp luật về xâm phạm chỗ ở của công dân?Những hành vi được xem là trái pháp luật, xâm phạm chỗ ở của công dân: - Tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được sự đồng ý của họ. - Tự ý vào nhà người khác khi vắng chủ. - Tiến hành khám xét chỗ ở không đúng quy định pháp luật...II. Nội dung bài học: 1. Quyền bất khả xâm phạm -> Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp nước ta. (Điều 73 – Hiến pháp 1992) Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là gì?II. Nội dung bài học: 1. Quyền bất khả xâm phạm 2. Công dân có quyền bất khả xâm phạm: -> Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.2. Công dân có quyền bất khả xâm phạm: Trường hợp nào pháp luật cho phép khám chỗ ở?Trường hợp pháp luật cho phép khám chỗ ở- Khi cần bắt người phạm tội đang trốn tránh trong nhà.- Khi cần thu thập chứng cứ, tang vật của tội phạm.- Khi khám nhà phải đúng theo quy định của pháp luật :  + Phải có lệnh khám nhà của người có thẩm quyền.  + Đọc lệnh khám, có đại diện của UBND phường và hàng xóm làm chứng. + Phải lập biên bản ghi rõ tình hình khám nhà, các tài liệu, tang vật tạm giữ.Trách nhiệm của công dân là gì?3. Trách nhiệm của mỗi công dân:- Mỗi chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác.- Đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình. - Phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác.TÌNH HUỐNG: Em đến nhà mượn bạn vở bài tậpKhông có ai ở nhà.Có người trong nhà nhưng đang bận việc ở phía sau.Có người trong nhà (nhưng nhà đóng cổng)TÌNH HUỐNG: Em đến nhà mượn bạn vở bài tậpKhông có ai ở nhà.Cửa mở, có người trong nhà nhưng đang lau nhàCó người trong nhà (nhưng nhà đóng cổng)Em sẽ chờ bạn về hoặc đi về rồi hôm khác quay lại mượn.Em đứng trước cổng gọi.Em ấn chuông cửa.Luyện tập:Hai anh công an đang rượt đuổi một phạm nhân trốn trại, đang có lệnh truy nã. Hai anh công an nghi là tên này chạy vào nhà ông Tá. Hai anh đề nghị ông Tá cho vào nhà khám, nhưng ông Tá không đồng ý. Biết rằng chỉ cần lơi lỏng một chút là tên này sổng mất, nên hai anh công an bàn nhau quyết định cứ vào khám nhà ông Tá.Trong trường hợp này, hai anh công an có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không? Tại sao ?Theo em, hai anh công an nên hành động như thế nào ?- Hai anh công an đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. - Vì họ tự quyết định vào khám nhà ông Tá khi không được sự đồng ý của ông Tá.Hai anh công an nên: - Giải thích cho ông Tá hiểu: kẻ đang trốn là tội phạm nguy hiểm, đang bị truy nã; nếu che giấu tội phạm cũng là phạm tội.- Nếu đã giải thích mà ông Tá vẫn không đồng ý, thì sẽ cử một người ở lại phối hợp với quần chúng theo dõi, giám sát bên ngoài căn nhà. Còn người thứ hai khẩn trương đi xin lệnh khám nhà.Luyện tập:Khi nhà hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà, có thể là một cái gì đó bị cháy.Có thể vào kiểm tra.Báo ngay cho người lớn ở cạnh nhà, hoặc công an.Không phải nhà của mình nên không cần quan tâm, để đỡ mất thời gian vô ích.Luyện tập:Phê bình gay gắt, nói cho họ biết là đã xâm phạm chỗ ở của mình.Góp ý nhẹ nhàng để người hàng xóm rút kinh nghiệm.Không bằng lòng nhưng ngại nói, vì sợ mất lòng.Khi nhà hàng xóm phơi quần áo làm rơi vào sân nhà mình, họ tự ý chạy sang nhà mình lấy lại.Bài tập về nhà:	Ôn bài 17	Chuẩn bị trước bài 18 

File đính kèm:

  • pptxBai 17 Quyen bat kha xam pham ve cho o.pptx
Bài giảng liên quan