Bài 2: Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường (3tiết ) - Nguyễn Thị Thơm

1. Về kiến thức

- Hiểu được khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa.

- Nêu được nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ.

- Nêu được khái niệm thị trường, các chức năng cơ bản của thị trường.

- Hiểu được vai trò của sản xuất hàng hóa và thị trường đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.

 

doc17 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 7342 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 2: Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường (3tiết ) - Nguyễn Thị Thơm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 cho HS lấy ví dụ.
*HS lấy ví dụ: 
1 đôi giày = 1 áo phông 
Hay 1 đôi giày = Xgr vàng = 1 áo phông
(Xgr vàng thể hiện sự trao đổi thời gian sản xuất đôi giày với thời gian sản xuất áo phông)
Hoạt động 2: GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan giúp HS hiểu được các chức năng của tiền tệ.
*GV nêu câu hỏi: Hãy chỉ ra vai trò và chức năng của tiền tệ mà em thấy trong cuộc sống hàng ngày?
*HS trả lời câu hỏi và nêu ra 5 chức năng của tiền tệ.
*GV chia lớp thành 5 nhóm thảo luận từng chức năng của tiền tệ:
+ Nhóm 1: Chức năng thước đo giá trị của tiền tệ được biểu hiện như thế nào? Vì sao tiền tệ có chức năng này?
+ Nhóm 2: Chức năng lưu thông hàng hóa của tiền tệ được biểu hiện như thế nào? Khi thực hiện chức năng này có nhất thiết phải là tiền vàng không?
+ Nhóm 3: Tại sao lại dùng tiền là phương tiện cất trữ của cải? Khi tiền thực hiện chức năng này thường là lọai tiền nào? Liên hệ với gia đình em hiện nay? 
+ Nhóm 4: Cho các ví dụ để chứng minh tiền làm chức năng phương tiện thanh toán?
+ Nhóm 5: chức năng tiền tệ thế giới được sử dụng khi nào?
*HS thảo luận trong 2 phút, sau đó trình bày ý kiến và trao đổi trước lớp.
*GV nhận xét và kết luận bằng sơ đồ:
Chức năng của tiền tệ
Thước đo giá trị
(đo lường)
Phương tiện lưu thông
(môi giới)
Phương tiện cất trữ
(cất trữ lại)
Phương tiện thanh toán
(chi trả sau mua bán)
Tiền tệ thế giới (vượt ra khỏi biên giới quốc gia)
1 áo khoác = Xgr vàng = 2 đôi dép
Tích lũy tiền vàng
Trả công, nộp thuế
Trong ngoại thương láy tiền vàng làm môi giới
1 thúng gạo = 1 con gà
Sơ đồ: Chức năng của tiền tệ.
III. Thị trường
Hoạt động 1: GV sử dụng phương pháp thảo luận, đàm thoại kết hợp với phương pháp thuyết trình giúp HS tìm hiểu khái niệm thị trường.
*GV cho HS nghiên cứu định nghĩa thị trường.
*HS trả lời.
*GV kết luận:
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán hàng hoá mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
*GV:Chia lớp thành 4 nhóm (theo đơn vị tổ )
GV : Giao câu hỏi cho các nhóm 
Nhóm 1 :Sự xuất hiện và phát triển thị trường diễn ra như thế nào ? Nơi nào diễn ra việc trao đổi ,mua bán ?
Nhóm 2 :Nêu các dạng thị trường lưu thông hàng hoá?
Nhóm 3 :Trong nền kinh tế thị trường hiện đại , việc trao đổi hàng hoá dịch vụ diễn ra như thế nào ? 
Nhóm 4: Các yếu tố cấu thành thị trường ?
GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận
*HS: Cử đại diện nhóm trả lời.
*GV ghi lại ý kiến của các nhóm và nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung giảng giải:
Nhóm 1: 
Thị trường xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Nơi diễn ra việc trao đổi mua bán hàng hoá, gắn với không gian, thời gian nhất định như: chợ, tụ điểm mua bán, cửa hàng
Nhóm 2: Nêu các dạng thị trường:
Thị trường ở dạng giản đơn( hữu hình)
Thị trường tư liệu sản xuất
Thị trường tư liệu sinh hoạt
Thị trường dịch vụ
Thị trường vốn, tiền tệ
Thị trường chứng khóan
Thị trường ở dạng hiện đại( vô hình)
Thị trường môi giới trung gian
Thị trường nhà đất
Thị trường chất xám
Nhóm 3: Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, việc trao đổi diễn ra thông qua:
Hình thức môi giới
Hình thức trung gian
Hình thức quảng cáo, tiếp thị
Nhóm 4: Nhân tố cơ bản của thị trường:
Hàng hóa
Tiền tệ
Người mua, người bán
Từ những nhân tố trên hình thành các quan hệ:
àQuan hệ Hàng hóa- Tiền tệ (H – T)
àQuan hệ Cung - Cầu
àQuan hệ Xác định gíá cả - Hàng hóa
Hàng hóa
Các yếu tố cơ bản của thị trường
Tiền tệ
Người mua
Người bán
Hàng hóa- Tiền tệ
Cung- Cầu
Xác định giá cả
Hình thành quan hệ
Sơ đồ: Các yếu tố cơ bản của thị trường.
*GV: Bổ sung: Căn cứ vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chia làm 2 loại thị trường:
Thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất( tư liệu sản xuất, vốn, sức lao động)
 Thị trường đầu ra( hàng hóa, dịch vụ)
GV: Làm rõ “ chủ thể kinh tế” của thị trường gồm: Người mua, người bán, cá nhân, cơ quan, Nhà nước.
*GV: Chuyển ý: 
Thị trường giữ vai trò là điều kiện và môi trường của xã hội và trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Trong nền kinh tế hàng hóa hầu hết sản phẩm được mua bán trê thị trường. Do vậy, không có thị trường thì không có sản xuất và trao dổi hàng hóa, không có kinh tế hàng hóa. Vai trò của thị trường được biểu hiện qua các chức năng sau:
- Chức năng thực hiện ( thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá;
- Chức năng thông tin;
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
*GV: Tổ chức học sinh thảo luận chức năng thị trường
GV: Đưa ra các câu hỏi, gợi mở giúp hs hiểu vấn đề.
*HS: Trả lời các câu hỏi:
Nêu và phân tích các chức năng của thị trường ?
Lấy ví dụ minh hoạ
- Chức năng 1: Chức năng thực hiện ( thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá
*GV: Diễn giải: Thị trường là nơi kết thúc cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, sản lượng, chất lượng hàng hoá. Khi người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường, những hàng hóa nào thích hợp với nhu cầu, thị hiếu của xã hội thì bán được. điều đo cũng có nghĩa là chi phí lao động để sản xuất ra hàng hóa đó được xã hội chấp nhận, giá trị của hnàg hóa được thực hiện.
*GV đưa ra câu hỏi: Hàng hóa bán được, không bán được sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người sản xuất hàng hóa và quá trình sản xuất của xã hội ?
*HS trả lời:
*GV nhận xét, bổ sung: 
Hàng hoá bán được người sản xuất có tiền trang trải sản xuất, có lãi, sản xuát tiếp tục và đời sống nâng cao .
Hàng hoá không bán được tất yếu dẫn đến thua lỗ, phá sản .
- Chức năng 2: Chức năng thông tin 
*GV: Đặt vấn đề: đây là chức năng thứ hai của thị trường, thông qua chức năng này, thị trường thông tin cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
*GV đặt câu hỏi: 
- Thị trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường những thông tin 
gì ?
- Thông tin của thị trường có quan trọng như thế nào đối với người bán lẫn người mua?
*HS: Trao đổi về câu hỏi.
*GV: Nhận xét và bổ sung: 
- Những thông tin mà thị trường cung cấp :
+ Quy mô cung cầu.
+ Giá cả, chất lượng .
+ Cơ cấu, chủng loại (cơ cấu: thể hiện sự đa dạng của nhiều mặt của hàng hoá; chủng loại: sự phong phú của mặt hàng)
+ Điều kiện mua, bán 
- Giúp cho người bán đưa ra quyết định kịp thời thu lợi nhuận, người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.
GV: Kết luận, chuyển ý .
Muốn đứng vững và thắng lợi trong thương trường cả hai bên chủ thể, khách thể tham gia trên thị trường phải nắm bắt hệ thống tín hiệu mà chức năng thị trường đã thông tin.
- Chức năng 3: Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng .
*GV: Cho HS trao đổi câu hỏi :
1. Yếu tố nào làm điều tiết, kích thích sản xuất từ ngày này sang ngày kia, luân chuyển hàng hoá từ nơi này sang nơi khác .
2. Phân tích ảnh hưởng của giá cả đối với người sản xuất, đối với lưu thông và người tiêu dùng?
*HS trao đổi, trả lời.
*GV: Nhận xét, bổ sung:
- Sự biến động của cung -cầu trên thị trường đã điều tiết, kích thích các yếu tố sản xuất.
- Ảnh hưởng của giá cả:
+ Đối với người sản xuất:
Giá cả cao kích thích sản xuất.
Giá cả thấp hạn chế sản xuất.
+ Đối với lưu thông:
Điều tiết hàng hoá và dịch vụ theo giá thấp, cao mở rộng kinh doanh.
Thu hẹp kinh doanh hoặc chuyển hướng ..
 + Đối với người tiêu dùng :
Giá cả cao thì thu hẹp số lượng mua hoặc chuyển mua mặt hàng khác.
Giá cả thấp thì họ sẽ làm ngược lại.
*GV nhận xét và kết luận bằng sơ đồ:
Chức năng của thị trường
Thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
Cung cấp thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng
Điều tiết, kích thích, hạn chế sản xuất và tiêu dùng
Sơ đồ: Chức năng của thị trường
*GV kết luận: Như vậy hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường giúp cho người sản xuất và tiêu dùng dành được lợi ích kinh tế lớn nhất và Nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng kinh tế vào những mục tiêu xác định.
BÀI TẬP CỦNG CỐ 
1. Đặc điểm của nền kinh tế tự nhiên là : 
a.- Hình thức sản xuất tự cung tự cấp 
b.- Sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu 
c.- Phản ánh trình độ kém phát triển 
d.- Dựa vào kinh nghiệm và lệ thuộc vào thiên nhiên
2. Đặc điểm của nền kinh tế hàng hóa là : 
a.- Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng 
b.- Sản phẩm làm ra để bán 
c.- Nền sản xuất ở trình độ cao 	
d.- trao đổi hàng hóa trên thị trường
3. Hàng hóa có các thuộc tính nào?
a.- Giá trị sức lao động làm ra hàng hóa 
b.- Giá trị sử dụng và giá cả 
c.- Giá trị hàng hóa và chất lượng hàng hóa 
d.- giá trị sử dụng và giá trị 	
 4. Xếp theo thứ tự các chức năng của tiền tệ:
 a. Thước đo giá trị, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới, phương tiện cất trữ, phương tiện lưu thông.
 b. Phương tiện lưu thông, tiền tệ thế giới, thước đo giá trị, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán.
 c. Thước đo giá trị, phương tiện cất trữ, tiền tệ thế giới, phương tiện thanh toán, phương tiện lưu thông.
 d. Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới.
5.Tiền tệ là HH đặc biệt được tách ra làm ………cho tất cả HH trong quá trình trao đổi mua bán
a.- Trung gian 	
b.- Phương tiện 
c.- Vật ngang giá 	
d.- Môi giới 
6. Phân tích các chức năng của tiền tệ. Em đã vận dụng được những chức năng nào của tiền tệ trong đời sống?
7. Thị trường là gì? Nêu một số ví dụ về sự phát triển của sx hàng hoá và thị trường ở địa phương mình?
8. Nêu một số ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản xuất, người tiêu dùng và trong quản lí kinh tế nhà nước hiện nay?
 9. Chức năng nào của thị trường là chức năng quyết định nhất :
a.- Thực hiện (hay thừa nhận)	
b.- Thông tin 
c.- Điều tiết kích thích thị trường 	
d.- Cả 3 ý trên
10. Là người sản xuất em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
a.- Chỉ chú trọng đến thời gian lao động cá biệt 	
b.- Chỉ chú trọng đến thời gian lao động xã hội 
c.- Rất chú trọng đến sự vận động của giá cả
d.- Rất chú trọng đến chức năng của thị trường
11. Các nhân tố cơ bản của thị trường là : 
a.- Hàng hóa 	
b.- Tiền tệ 
c.- Người mua – người bán 	
d.- Tất cả a,b,c

File đính kèm:

  • docbai2-gdcd11 word.doc
Bài giảng liên quan