Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan (2 tiết )

1. Về kiến thức

 Biết được giới tự nhiên tồn tại khách quan.

 Con người và xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.

 Con người có thể nhận thức, cải tạo được giới tự nhiên

2. Về kỹ năng.

 Vận dụng được kiến thức đã học để chứng minh được các giống loại thực vật, động vật, kể cả con người có nguồn gốc từ thế giới tự nhiên.

 Biết phân biệt được một số dạng cụ thể của giới tự nhiên.

 Chứng minh được con người có thể nhận thức cải tạo được giới tự nhiên và đời sống xã hội.

 

doc11 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 3326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan (2 tiết ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
: 
- Kiểm tra sĩ số
- Chuẩn bị: GV: SGK – Giáo án
HS: SGK – Tập ghi – Thuộc bài
Kiểm tra bài cũ: 
Hãy nêu quan điểm thế giới quan duy vật, duy tâm? Cho VD minh họa?
 3- Dạy bài mới:
 - Giới thiệu bài: Thế giới vật chất là vô cùng vô tận, gồm vô vàn sự vật, hiện tượng tồn tại dưới những dạng rất khác nhau. Song các SV-HT vật chất dù có muôn hình, muôn vẻ đến thế nào đi nữa thì chúng vẫn là những SV-HT có thật như nó vốn tồn tại, không phụ thuộc vào cảm giác hoặc ý thức của con người và con người có thể nhận thức được chúng , TGVC tồn tại khách quan là tồn tại như thế nào ? Vì sao con người nhỏ bé như vậy mà vẫn có khả năng nhận thức được TGVC bao la ấy? Hôm nay,, chúng ta tìm hiểu vấn đề lý thú này qua Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan. 
 - Tìm hiểu nội dung:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung .
HĐ1: Đàm thoại , tư duy.
Mục tiêu:HS nêu lên được k/n GTN, nguồn gốc GTN.
Cho học sinh xem một số hình ảnh về các sự vật hiện tượng tồn tại trong giới tự nhiên…
GV: Từ rất xa xưa, khi con người còn hiểu biết rất ít về mình và những gì xảy ra xung quanh mình thì họ đã giải thích GTN là gì?
 HS:
GV: Khi khoa học phát triển: giới tự nhiên?
HS:
Gv: Hiện nay tuy còn nhiều tranh cãi về nguồn gốc của giới tự nhiên, nhưng cho đến nay các công trình khoa học đã chứng minh được quan điểm của CNDV là đúng. 
Ví dụ:
Trong chương trình sinh học lớp 8, lớp 9 có nói về sự tiến hóa của thực vật và động vật luôn đi từ bậc thấp đến bậc cao như: Từ tảo đơn bào -> đa bào -> lưỡng cư -> động vật thân mềm -> giáp xác -> có xương sống,….động vật cao nhất là con người (quá trình tiến hóa đó diễn ra trong hàng triệu năm mới có được.
Gv: Các em có còn nhớ về thuyết Big Bang trong môn khoa học không? Thuyết ấy chứng minh điều gì?
Hs: trả lời
Gv:
- Trong môn khoa học cũng đã chứng minh về sự hình thành vũ trụ và trái đất của chúng ta là do một vụ nổ lớn (gọi là thuyết Big Bang) chớp nhoáng phát khởi từ một vật chất vô cùng nhỏ bé, nóng và đậm đặc cách đây khoảng 13.7 tỷ năm, một tỷ năm sau vụ nổ thì những đám mây vĩ đại hình thành( ngân hà sơ khởi), một tỷ năm tiếp theo những dãi ngân hà sơ khởi phát sinh ra những ngôi sao đầu tiên, trái đất hình thành,…
GV: Chúng ta cùng làm rõ khái niệm về GTN
Tổ 1: GTN là tất cả những gì tự có là như thế nào?
Tổ 2: Tại sao nói giới tự nhiên tồn tại khách quan? Cho ví dụ?
Tổ 3: Phân tích GTN biến đổi, phát triển theo quy luật khách quan. 
GV: Như vậy phải chăng sự vận động, phát triển của giới tự nhiên có phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người? 
? Giới tự nhiên có nguồn gốc từ đâu? VD: Núi,sông, cây cối, hiện tượng thời tiết, lũ lụt vẫn xảy ra dù con người không muốn.
1/ Giới tự nhiên tồn tại khách quan :
 - Khái niệm : 
=> Các quan niệm duy tâm về GTN là do thần linh, thượng đế tạo ra . 
=> Các quan niệm duy vật về GTN là cái có sẵn , tự có ,là nguyên nhân tồn tại phát triển chính nó.
Như vậy:
Giới tự nhiên là tất cả những gì tự có, không phải do ý thức con người hay 1 lực lượng thần bí nào tạo ra.
Nhận xét : Sự vận động , phát triển của GTN không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, mà luôn tuân theo những quy luật riêng của chúng.
- Nguồn gốc của giới tự nhiên : các nhà triết học duy vật khẳng định : 
- Giới tự nhiên là hiện thực đầu tiên của thế giới .
- Mọi sự vật , hiện tượng trong giới tự nhiên đều có quá trình hình thành, vận động và phát triển theo những quy luật vốn có của nó. 
V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ. (5 phút)
 1.Củng cố :
 _ GTN là gì ? Khái niệm đó là của quan niệm nào ?
 _Các SVHT trong thế khách quan vận động & phát triển ntn ?
 2.Dặn dò :
 - Làm BT SGK 1,3/18 
 - Chuẩn bị bài mới mục :2XH là một bộ phận đặc thù ccủa GTN :
 + Xã hội là sản phẩm của GTN.
 + Con người nhận thức, cải tạo GTN
TIẾT 2
? Em hãy lấy một vài ví dụ chứng minh giới tự nhiên tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người?
3. Giới thiệu bài mới.
Ở tiết 1 các em cũng đã biết được rằng giới tự nhiên tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người, cũng không phải do một lực lượng siêu nhiên nào tạo ra. Và ở tiết này cô và các em đi tìm hiểu xem giữa con người, xã hội và giới tự nhiên có quan hệ gì với nhau không? Con người có thể nhận thức, cải tạo được giới tự nhiên hay không? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu tiết 2. 
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG 
 ? Con người có nguồn gốc từ đâu?
? Giới tự nhiên là gì?
?Giữa con người và giới tự nhiên có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Như vậy nói tóm lại 
Bằng hoạt động của mình con người đã tạo nên lịch sử. Khi con người xuất hiện họ phải lao động để tồn tại từ đó họ phải liên kết, hợp tác với nhau.
Vậy xã hội loài người xuất hiện khi ?
Khi vöôïn coå tieán hoaù thaønh ngöôøi cũng đồng thời hình thaønh caùc moái quan heä xaõ hoäi, quan hệ huyết thống do yeâu caàu cuûa lao ñoäng nhö hoï soáng thaønh baày, saên baén haùi löôïm ...từ đó tạo thành kết cấu quần thể.
Xã hội loài người từ khi xuất hiện cho đến nay tuần tự phát triển từ thấp đến cao tuân theo quy luật khách quan. Không được đi trái với quy luật khách quan:
Ví dụ: Xã hội loài người đạ trải qua 5 phương thức sản xuất.
Hoặc khi con người mới sinh ra chưa thể biết nói, làm.
Từ cuộc sống bầy đàn ở thời nguyên thuỷ, đến ngày nay là những câu lạc bộ, những tổ chức chính trị xã hội của con người được hình thành. Quaù trình phaùt trieån aáy gaén lieàn vôùi quaù trình lao ñoäng coù saùng taïo cuûa con ngöôøi vaø noù dieãn ra trong giôùi töï nhieân
Từ đó chúng ta thấy rằng
 ? Tại sao xã hội loài người là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên? 
Bộ phận “đặc thù” nghĩa là tính riêng biệt mà từ đó phân biệt với các sự vật khác cùng loại.
 Kết luận
Trước khi đi vào mục tiếp theo em nào nhắc lại cho cô biết thế giới tự nhiên là gì? Và nó tồn tại như thế nào?
 GV:
 Là toàn bộ thế giới vật chất bao gồm xã hội, tự nhiên và cả con người. Giới tự nhiên không phụ thuộc vào ý thức của con người, có quá trình hình thành, vận động và phát triển theo quy luật khách quan vốn có của nó. 
? Em nào có thể lấy cho cô một số ví dụ nói về các hiện tượng, quy luật của giới tự nhiên? 
GV:
Miền Bắc có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Hiện tượng mưa bão, lũ lụt,
Hiện tượng sấm sét
Ngày, đêm
Núi lửa
Như vậy thông qua các ví dụ đó các em có thể giải thích được các hiện tượng, quy luật đó không?
Điều đó có nghĩa:
? Tại sao chúng ta không nói con người nhận thức được thể giới khách quan mà lại nói là “có thể”?
Vì: Thế giới khách quan thì vô cùng phong phú, đa dạng. Nên con người chưa nhận thức hết tất cả mà qua thời gian con người mới có thể nhận thức hết được.
? Vậy nhờ đâu mà con người nhận thức đựợc thế giới khách quan?
Như chúng ta đã biết thế giới khách quan tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. 
? Nhưng có phải thế giới khách quan bao giờ cũng mang lại lợi ích cho con người không? Ví dụ?
GV: Không, ví dụ lũ lụt gây hại cho cuộc sống của con người. Vậy con người cần làm gì để giới tự nhiên phục vụ cho lợi ích của con người?
Như vậy 
Để đáp ứng nhu cầu của bản thân cũng như cho xã hội con người đã tác động vào tự nhiên làm biến đổi tự nhiên theo chiều hướng có lợi cho mình như:
Trồng cây chắn gió, trồng các loại cây tùy theo mùa vụ…Con người cũng đã tác động vào xã hội, nắm bắt được các quy luật của xã hội nên con người đã cải tạo xã hội 
Nhưng nếu con người làm trái với quy luật khách quan sẽ phải hứng chịu hậu quả. 
Ví dụ như thả mìn đánh bắt cá làm hại môi trường sinh thái, ảnh huởng đến đời sống các động, thực vật dưới nước làm cạn kiệt tài nguyên biển.
Đất nước ta còn nghèo, lạc hậu và có rất nhiều vấn đề cần được giải quyết. Tất cả những việc đó đều trông chờ vào sự nổ lực của các em. Nên các em cần phải:
2. Xã hội là bộ phận đặc thù của gới tự nhiên
a, Con người là sản phẩm của giới tự nhiên 
Con người có nguồn gốc từ động vật, mà cụ thể là từ vượn người. Trải qua quá trình tiến hóa lâu dài mới trở thành người như chúng ta ngày nay.
Giới tự nhiên theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất. Giới tự nhiên thì tồn tại khách quan. Theo nghĩa này thì con người cũng là bộ phận của giới tự nhiên.
Giữa con người và giới tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tự nhiên là tiền đề cho sự phát triển của con người.
Con người là sản phẩm của giới tự nhiên. 
b, Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.
Keát caáu quaàn theå cuûa loaøi vöôïn coå laø tieàn ñeà töï nhieân cuûa vieäc hình thaønh quan heä xaõ hoäi loaøi ngöôøi
Mọi sự biến đổi của xã hội là do hoạt động của con người, chứ không phải do một thế lực nào tạo ra.
Vì:
Xã hội là hình thức tổ chức cao nhất của giới tự nhiên, có cơ cấu mang tính lịch sử riêng, có những quy luật riêng.
Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của giới tự nhiên cho nên xã hội cũng là sản phẩm của giới tự nhiên, nhưng là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên.
c, Con người có thể nhận thức, cải tạo được thế giới khách quan.
Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan.
Nhờ các giác quan và hoạt động của bộ não, con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được thế giới khách quan.
Con người có thể cải tạo gới tự nhiên.
Con người không thể tạo ra thế giới tự nhiên nhưng có thể cải tạo được giới tự nhiên vì lợi ích của mình, trên cơ sở tôn trọng và tuân theo các quy luật vận động khách quan vốn có của nó. 
Nếu không tôn trọng quy luật khách quan, con người sẽ không chỉ gây hại cho tự nhiên, mà còn gây hoạ cho chính mình
- Cố gắng học tập tốt
- Tiếp thu kiến thức qua nhiều thông tin đại chúng.
 - Rèn luyện đạo đức.
V.Củng cố và dặn dò
1. củng cố
Cậu1: Em hiểu như thế nào về giới tự nhiên tồn tại khách quan? Cho ví dụ?
Câu 2: Điền vào dấu chấm: “Cùng với việc cải tạo giới tự nhiên, với khả năng nỗ lực của mình, con người không ngừng....”
1. Cải tạo giới tự nhiên theo hướng có lợi cho mình
2. Nhận thức được thế giới khách quan
3. Thay đổi những quy luật riêng theo ý muốn chủ quan của mình
4. Cải tạo xã hội
2. Dặn dò.
- Làm bài tập trong SGK
- Xem trước bài bài 3 “Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất”. 

File đính kèm:

  • docTGVCTTKQ_DoThiThom_4A.doc.doc