Bài 3: Chăm sóc tâm lý

I. CHĂM SÓC TÂM LÝ

QUAN NIỆM VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA CHO GIÁO VIÊN

Chăm sóc tâm lý là gì?

Tại sao người giáo viên cần đóng vai trò là người chăm sóc tâm lý?

Các yêu cầu đối với giáo viên trong vai trò người chăm sóc tâm lý?

 

ppt37 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài 3: Chăm sóc tâm lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 trình tác động có chủ định của chủ thể đến đối tượng nhằm giúp đối tượng vượt qua những rào cản về tâm lý trong cuộc sống cũng như khi tham gia vào các hoạt động ở một lĩnh vực nào đó.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2Tình huống Hùng, học sinh lớp 7, trong giờ học luôn ngọ nguậy, quay bên này, quay bên kia, có khi giật áo, cốc đầu bạn bên cạnh, thỉnh thoảng lại đứng lên trong khi đáng lẽ em phải ngồi tại chỗ và tập trung vào nhiệm vụ học tập.Theo bạn hành vi của Hùng nhằm mục đích gì?Nếu là cô/ thầy giáo của Hùng, bạn cảm thấy thế nào?Bạn sẽ phản ứng ra sao trong tình huống đó?PHIẾU HỌC TẬP SỐ 31. Bạn hãy ngồi thoải mái, hình dung lại tuổi thơ của mình với những kỷ niệm buồn vui, những thời điểm hạnh phúc hay khó khăn.Hồi đó, bạn muốn được người lớn (trong gia đình, ở trường, ngoài xã hội) đối xử với mình như thế nào?2. Chia sẻ với bạn trong nhóm của mình. Liệu suy nghĩ và mong muốn của các thành viên trong nhóm có thống nhất với nhau không?Có thể sắp xếp các ý kiến của cả nhóm thành từng nhóm vấn đề để thể hiện nhu cầu của mỗi người khi còn thơ ấu không?Tại sao người GV cần đóng vai trò là người chăm sóc tâm lý?GV phải là người biết chăm sóc tâm lý cho chính mình. GV có trách nhiệm và khả năng để giúp học sinh/ đồng nghiệp của mình vượt qua những rào cản về tâm lý trong cuộc sống cũng như khi tham gia vào các hoạt động trong nhà trường và cộng đồng. Cụ thể:Giúp cho học sinh vượt qua những trạng thái tâm lý không tích cực như sự căng thẳng, sự tức giậnGiúp học sinh vượt qua những rào cản về giới trong học tậpChăm sóc cho các nhóm đối tượng học sinh có khó khăn về trí tuệ, đạo đức. Quan tâm đến việc thực hiện những công việc cũng như những quan hệ riêng tư giữa các đồng nghiệp với nhau nhằm giúp nhau vượt qua những khó khăn trong công việc , trong cuộc sống.2. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TRONG VAI TRÒ NGƯỜI CHĂM SÓC TÂM LÝThái độ, yêu cầu của GV phải làm cho HS cảm thấy an toàn.Thái độ của GV làm cho HS cảm thấy được yêu thương.Thái độ của GV làm cho HS cảm thấy được hiểu, thông cảm Thái độ của GV làm cho HS cảm thấy được tôn trọng. Thái độ của GV làm cho HS cảm thấy có giá trị.II. PHƯƠNG PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN THỰC HIỆN VAI TRÒ NGƯỜI CHĂM SÓC TÂM LÝPHIẾU HỌC TẬP SỐ 11. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sauBạn sẽ là thành viên của nhóm 3 người. Ba người trong nhóm sẽ lần lượt đóng vai: Nói/ nghe/ quan sát- Trong vòng 1, người nói có thể chia sẻ một điều tích cực- Trong vòng 2, người nói có thể chia sẻ một điều gây tức giận, buồn bã- Trong vòng 3, người nói có thể chia sẻ một điều khó xử	Hãy lựa chọn những câu chuyện có thật mà bạn đã trải qua khi đóng vai người nói2. Cùng với nhóm thực hiện trò chơi theo 3 vòng. Ở mỗi vòng, người nghe đều được người hướng dẫn giao một nhiệm vụ nhất địnhCÁC RÀO CẢN TÂM LÝKhông chú ý, xao nhãng, mất tập trung, gây mất hứng thú với học sinh, chỉ trích, trách mắng học sinh. VD: Sao lại thế? Tôi đã bảo mà.Đổ lỗi cho học sinh mà không xem xét vấn đề. VD: Lúc nào cũng gây chuyệnHạ thấp, xem thường học sinh VD: Con/em chỉ đến thế là cùng. Sẽ chẳng làm nên trò trống gì?Ngắt lời học sinh khi học sinh đang nói. VD: Nhưng mà.../Thế còn.../Tại sao?Đưa ra lời khuyên, giải pháp, thuyết trình, giảng giải về đạo đức. VD:Cô biết em phải làm gì rồi. Đồ ngớ ngẩn.Đồng tình kiểu thương hại. VD: Tội nghiệp/khổ thân em.Ra lệnh, đe dọa. VD: Cô đã bảo rồi, nếu em một lần như thế nữa thì.. KỸ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰCLắng nghe một cách chân thành, gợi mở, cả bằng ánh mắt và trái tim.Hiểu rõ nội dung học sinh nói.Hiểu rõ được cảm xúc của học sinh.CÁC BƯỚC LẮNG NGHE TÍCH CỰCBước 1: PHẢN HỒIXác nhận thông tin bằng cách nhắc lại.Tóm tắt nội dung, cảm xúc của người nói.Bước 2: XÁC NHẬN CẢM XÚCLàm cho người nói thấy được cảm xúc của họ là bình thường.Người nói cảm thấy họ không phải là người duy nhất có cảm xúc khó khăn như vậy.Bước 3: KHÍCH LỆGiáo viên có nhiệm vụ tìm ra những điểm tốt, điểm mạnh, những lần ứng phó khó khăn một cách thành công của học sinh.Bước 4: CÙNG GIÚP HỌC SINH TÌM RA GIẢI PHÁP.Giúp học sinh trở lại trạng thái bình tĩnh và được khích lệ.Giúp học sinh cùng tìm ra giải pháp tốt nhất. KỸ NĂNG KHÍCH LỆ 2.1 CÁC NGUYÊN TẮC TRONG KHÍCH LỆKhích lệ việc có thật và cụ thểGọi tên một phẩm chất cụ thểChân thànhLuôn để lại cảm xúc tích cựcKhen ngợi ngay lập tức đối với hành vi tích cực.MỘT SỐ KỸ NĂNG KHÍCH LỆKỹ năng thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận học sinh. VD: Bố, mẹ/Thầy,cô biết rằng con/em đã rất cố gắng.Kỹ năng tập trung vào điểm mạnh của học sinh VD: Bố,mẹ/Thầy,cô rất vui khi thấy con/em đã nhận ra và có trách nhiệm về lỗi của mình.Kỹ năng tìm điểm tích cực, nhìn nhận tình huống theo cách khác. VD: Bố,mẹ/Thầy,cô nghĩ con/em đã rút ra được điều gì đó khi theo đám bạn bè.Kỹ năng tập trung vào những điểm cố gắng mới, tiến bộ mới của học sinh. VD: Con/em đã có tiến bộ ở môn Văn và Sử. Hình như con đang cố để đạt mong muốn/mục tiêu của mình.SO SÁNH KHEN THƯỞNG VÀ KHÍCH LỆKHEN THƯỞNGThực hiện sau khi đã đạt được kết quả.Trao cho những trẻ có thành tích đôi khi mất chi phí.Người lớn hài lòng, đánh giá.Mong chờ thái độ của người bề trênTuân phục, nghe lời thầy/cô, cha/mẹKhen thưởng đôi khi kèm theo điều kiện ”mua chuộc”, KHÍCH LỆThực hiện trước khi bắt tay một hành động nào đó.Trẻ nào cũng xứng đáng được nhận”món quà miễn phí này”Tự trẻ đánh giáĐánh giá mang tính tôn trọngĐồng cảmCó tác dụng làm cho người được khích lệ phấn chấn vì những cố gắng của mình.III. GIÚP NGƯỜI HỌC VƯỢT QUA TRẠNG THÁI TÂM LÝ KHÔNG TÍCH CỰCPHIẾU HỌC TẬP SỐ 1Tình huống: Hùng, 13 tuổi, thường hay ngồi ghế dự bị trong đội bóng đá của trường và ít khi được tham gia thi đấu chính thức. Kết quả học tập học kỳ vừa qua của Hùng có đến 5 môn dưới trung bình. Cả trên sân cỏ luyện tập lẫn trong lớp học Hùng đều cảm thấy chán nản. Thầy giáo huấn luyện đội bóng cho rằng Hùng không nhiệt tình và thiếu cố gắng. Phần lớn thầy cô dạy ở lớp đều cảm thấy bất lực trước thái độ học tập của Hùng. Cha mẹ Hùng cũng cảm thấy chán nản, buồn phiền vì không biết có cách gì để giúp được con .Hãy cùng bạn trong nhóm trả lời các câu hỏi sau:1. Theo bạn, có nhiều học sinh như Hùng không? Nam hay nữ, lứa tuổi nào?2. Tại sao Hùng lại cảm thấy chán nản như vậy?PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Hãy đọc và chọn 2 câu mà bạn thích nhất rồi chia sẻ với người ngồi bên cạnhMàu sắc nào gợi cho bạn sự căng thẳng?Ai là người ít bị căng thẳng nhất mà bạn biết?Điều gì xảy ra với với cơ thể bạn khi bạn bị căng thẳng?Điều gì xảy ra với với tâm trí bạn khi bạn bị căng thẳng?Bạn có nhớ lần gần đây nhất bạn bị căng thẳng không? Tại sao bạn bị cảm giác đó?Hình ảnh/ biểu tượng nào gợi cho bạn sự căng thẳng?Bạn nghĩ rằng mức độ căng thẳng của con người ngày càng tăng lên hay giảm đi?Chuyện gì xảy ra trong quan hệ gia đình nếu bạn bị căng thẳng?Chuyện gì xảy ra trong mối quan hệ thầy trò, đồng nghiệp khi bạn bị căng thẳng?Bạn có cách thức nào dùng để đề phòng hoặc giảm bớt sự căng thẳng? KHÁI NIỆM	Căng thẳng (stress) là phản ứng của con người đối với một tác nhân được coi là có hại cho cơ thể và tâm lý con người. BIỂU HIỆN CỦA CĂNG THẲNG Về mặt sinh lý: đau đầu, mệt mỏi, căng cơ ở cổ, lưng và quai hàm, tim đập mạnh, thở nhanh, ốm, có tật hay run và lo lắng, đi ngoài, khó tiêu, nôn, đi tiểu thường xuyên,họng khô, giảm ngon miệng.Về mặt hành vi: nói lắp, nhiều lỗi hơn thường lệ, hút nhiều thuốc lá hơn, thể hiện sự thiếu kiên nhẫn, không có khả năng thư giãn, nghiến răng,né tránh mọi người,nóng tính.. GIẢM BỚT SỰ CĂNG THẲNGCĂNG THẲNG = Áp lực cuộc sống 	 Nội lực của bản thânGIẢM BỚT CĂNG THẲNGSắp xếp thời gian hợp lý, có kỹ năng lập kế hoạch hợp lý.Rèn luyện tư duy tích cực, tập trung vào những điểm tích cực vào những gì mình kiểm soát được.Có cách thức kỷ luật trẻ một cách tích cực.MỘT SỐ YẾU TỐ HỖ TRỢ GIÚP GIẢM CĂNG THẲNGThể dục, thể thao hay vận động.Cười thoải mái, tập thư giãn: nghe nhạc,đọc sách,xem phimChế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí.Giảm hút thuốc.Ngủ đủ giấc,ngủ sâu, ngủ đúng giờ.Sự chia sẻ, hỗ trợ, người thân, đồng nghiệp.IV. KHẮC PHỤC RÀO CẢN VỀ GIỚIGiới: Lớp người trong xã hội phân theo một đặc điểm rất chung nào đó: giới văn nghệ sĩ, giới quân sự, giới tiểu thươngGiới tính: Những đặc điểm chung phân biệt nam/nữ, giống đực/ giống cái.Giới là một cấu trúc xã hội được xác định mang tính văn hoá. Nó dựa trên cơ sở tín ngưỡng và truyền thống của một xã hội nhất định và liên quan đến vai trò, cách ứng xử và những đặc tính mà xã hội gán buộc cho mỗi giới tính. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 21. Hãy liệt kê một số hành vi ứng xử mà giáo viên cần tránh nhằm đảm bảo các yêu cầu về giới trong lớp học2. Trao đổi với các bạn trong nhóm để xác định một số rào cản đối với học sinh là người dân tộc thiểu số khi họ tham gia hoạt động dạy học và giáo dục ở nhà trường Một số biểu hiện của rào cản giới trong giáo dụcHS nữ thường: Đôi khi thiếu tự tin trong lớp họcCó sự hạn chế về năng lực học tập và không hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giaoChịu sự thiếu tôn trọng trong giao tiếp của học sinh nam hoặc của cả GV (kể những câu chuyện thiếu tế nhị, miệt thị nữ giới (vô tình hoặc hữu ý) Thiếu mạnh dạn trong việc tình nguyện nhận những nhiệm vụ có tính khó khăn trong hoạt động tập thể; cá biệt có những học sinh nữ cảm thấy bị cô lập trong lớp học vì những lý do khác nhau.v.v.Người giáo viên cần có sự hiểu biết về giới nhằm phát huy sự nỗ lực của mọi học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục. Theo đó cần gặt bỏ các ấn tượng về giới và nhạy bén trong việc phát hiện các rào cản về giới đối với học sinh để có biện pháp giúp học sinh vượt qua những rào cản đó.Một số phương pháp khắc phục rào cản giớiMột số phương pháp khắc phục rào cản giớiTrong các hoạt động diễn ra ở lớp học, giáo viên phải đảm bảo rằng sẽ loại bỏ mọi hình thức bàn luận (bằng lời hay không bằng lời), tán dương, phê bình, khen thưởng, mức độ quan hệ, ngôn ngữ và thông tin mang tính ưu đãi nam giới.Tạo ra một môi trường học tập sôi nổi và hấp dẫn tất cả mọi học sinh thông qua việc tạo ra các khả năng bình đẳng cho các nữ sinh và các nam sinh trong lớp.Tránh các biểu hiện mang dụng ý diễn đạt những cảm giác khích bác và đánh giá thấp năng lực của phụ nữ; 

File đính kèm:

  • ppttap huan mo dun 4.ppt
Bài giảng liên quan