Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ đã khẳng định:

“Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hp”.

 

ppt34 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 3227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
*Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ đã khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hp”.Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1791 cũng nêu rõ: “Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi” *CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬTBài 3*Điều 52. Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt, đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Thế nào là bình đẳng trước pháp luật?*“ Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt nam thì đều có hai quyền đó”Em hiểu như thế nào về quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyên bố trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh? 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. *Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. *Em hãy kể một số quyền mà công dân được hưởng? Một số nghĩa vụ mà công dân phải thực hiện?*- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như sau: + Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các quyền được hưởng như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản và các quyền dân sự, chính trị khác…Các nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ TQ, nghĩa vụ đóng thuế… 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. *Chúng ta hãy quan sát một số hình ảnh sau:*Ông Đàm Xuân Anh, đại biểu HĐND phường 12, quận Tân Bình (bên phải), một người tự ứng cử, đến nhận mẫu kê khai tài sản *Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng. Đại biểu QH tỉnh Lai Châu.**Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thực hiện quyền công dânHòm phiếu lưu động đến BV Xanh Pôn – Hà NộiNữ tu dòng Mến Thánh Giá ở Nhà thờ Phú Cam (Huế) đi bỏ phiếu Cử tri huyện Mường Tè thực hiện quyền công dân**Công dân đi nộp thuế**Trong lớp học của em,có bạn được miễn hoặc giảm học phí; có bạn được lĩnh học bổng, còn các bạn khác thì không; có bạn được tham dự đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia, giao lưu văn hóa quốc tế, còn các bạn khác thì không được tham dự; các bạn nam đủ 17 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ không phải thực hiện nghĩa vụ này….Theo em, những trường hợp trên đây có mâu thuẫn với quyền bình đẳng không? Vì sao?*.1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. + Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội - Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như sau: * Một nhóm thanh niên rủ nhau đua xe với lý do nhà hai bạn trong nhóm mới mua xe máy. Bạn A trong nhóm có ý kiến không đồng ý vì cho rằng các bạn chưa có giấy phép lái xe, đua xe nguy hiểm và dễ gây tai nạn; bạn B cho rằng bạn A lo xa vì trong nhóm đã có bố bạn B làm trưởng công an thị xã, bố bạn C làm giám đốc của một sở. Nếu tình huống xấu nhất xảy ra đã có phụ huynh bạn B và bạn C “lo” hết. cả nhóm nhất trí với bạn B. Quan điểm và thái độ của em trước những ý kiến trên như thế nào? Nếu nhóm bạn đó là cùng lớp với em, em sẽ làm gì? Câu hỏi:*Em hãy nêu ví dụ về việc tòa án xét xử một số vụ án ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ quan trọng như thế nào trong bộ máy nhà nước? *Chúng ta hãy quan sát một số hình ảnh sau:*Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy trong phiên xử án*Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Việt Tiến bị bắt tạm giam từ ngày 4/4/2006. Ảnh : TPO*Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Phạm Hoàng Be bị truy tố trong vụ rút ruột công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên phủ. *Năm cam và đồng bọn trong phiên xử án*Dương Minh Ngọc – nguyên Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh trước tòa* 2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.- Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỷ luật) - Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.*Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây.Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý. C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luậtC. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật*Theo em, để công dân được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, Nhà nước có nhất thiết phải quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp và các luật không? Vì sao?** Bản thân em được hưởng những quyền và thực hiện nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật? (Nêu ví dụ cụ thể) * Vì sao Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật?* 3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật .- Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật.Quốc hội thảo luận các đề án LuậtMột số sách Luật*3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật .- Nhà nước và XH có trách nhiệm tạo ra các điều kiện cần thiết bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.*3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật .- Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo công bằng, hợp lý trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý. *Nhà nước qui định điểm ưu tiên cho các thí sinh người dân tộc thiểu số, con thương binh, con liệt sĩ trong tuyển sinh ĐH – CĐ. Theo em điều đó có ảnh hưởng tới nguyên tắc mọi công dân được đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội học tập không?Nhà nước có trách nhiệm tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.*Cảm ơn quý thầy cô

File đính kèm:

  • pptBai 3 Cong dan binh dang truoc phap luat(1).ppt