Bài 4: Công dân bình đẳng trước pháp luật

-Thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ?

 Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội , quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân .Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện .

 

ppt16 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 4: Công dân bình đẳng trước pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHỒ CHÍ MINHKHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 BÀI 4 :CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT GVHD :THS PHẠM THỊ THU THANH SVTH :VŨ THỊ HƯƠNG LỚP 4A NỘI DUNG BÀI HỌC :CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG VỀ QUYỀN , NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ.a. CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG VỀ QUYỀN , NGHĨA VỤ b. CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1.Công dân bình đẳng về quyền,nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý a.Công dân bình đẳng về quyền , nghĩa vụ -Thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ? Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội , quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân .Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện .Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như sau :Một là : Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình .Bất kỳ công dân nào , nếu đáp ứng các quy định của pháp luật đều đươc hưởng các quyền công dân như quyền bầu cử ,ứng cử , quyền sở hữu quyền thừa kế ,các quyền tự do cơ bản và các quyền dân sự , chính trị khác ..Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền , công dân còn bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ như bảo vệ tổ quốc, lao động công ích ,đóng thuế… theo luật định của pháp luật . Hai là :  Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi nam, nữ , dân tộc , tín ngưỡng tôn giáo , giàu nghèo thành phần , địa vị xã hội.- Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau.Tuy nhiên, mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mổi người . Vd :công dân nam đủ 18 tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự nhưng nếu còn đi học thì được miễn .-Cơ sở pháp lý bảo đảm cho công dân bình  đẳng về quyền và nghĩa vụ  Quyền và nghĩa vụ của công dân do hiến pháp và pháp luật quy định .Do đó mỗi công dân cần nắm vững các quy định của hiến pháp và luật để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình và cần đề phòng ngăn chặn mọi hành vi lạm quyền , không làm đúng thẩm quyền ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân .-Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho  công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách bình  đẳng . Nhà nước quy định ưu tiên điểm cho con thưong binh và dân tộc thiểu số trong các kỳ thi đại học .Theo em điều đó có ảnh hưởng tới nguyên tắc mọi công dân được đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội học tâp không ?Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất ,kinh tế -xã hội để đảm bảo cho công dân có khả năg thực hiện quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước .Đối với công dân việc thực hiện các nghĩa vụ được hiến pháp và luật xác định là điều kiện cần thiết để sử dụng các quyền của mình .Nhà nước ta không những bảo đảm cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ mà còn xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân , của xã hội b. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý bằng các chế tài theo quy định của pháp luật .Công dân dù ở địa vị nào ,làm nghề nghiệp gì khi vi phạm pháp luật đều bị xử lý bằng các chế tài .Đó là cơ sở để pháp luật bảo vệ được các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh , đem lại sự ổn định và phát triển cho xã hội .Nguyên tắc bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý + Chỉ có những chủ thể có hành vi vi phạm được pháp luật quy định và chỉ trong giới hạn mà pháp luật quy định mới bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.+ Qúa trình truy cứu trách nhiệm pháp lý phải kịp thời , không bỏ sót hành vi vi phạm pháp luật , phải đảm bảo nguyên tắc công bằng , hợp lý .Trong quá trình xét xử phải bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trước tòa án , coi trọng xem xét kết quả tranh tụng ở tòa khi kết án +Khi công dân vi phạm pháp luật họ đều được xem xét về độ tuổi , trạng thái tâm lý , lỗi , động cơ, mục đích, hậu quả mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật .Quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân được thể hiện trên mọi lĩnh vực Vd: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình , trong lao động và trong kinh doanh …CHÚC CÁC EM HỌC TÔT !

File đính kèm:

  • pptBai 4 Cong dan binh dang truoc Phap luat(1).ppt
Bài giảng liên quan