Bài 4: Lễ độ
1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là lễ độ.
- Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người.
2. Về kỹ năng:
- Biết nhận xét đánh giá hành vi của bản thân của người khác về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử.
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp.
- Biết cư xử lễ độ với mọi người xung quanh.
Thiết kế bài soạn môn Gdcd có tích hợp giáo dục knsBài 4: Lễ độ ( Lớp 6) I.Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS có khả năng1. Về kiến thức: - Nêu được thế nào là lễ độ. - Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người.2. Về kỹ năng: - Biết nhận xét đánh giá hành vi của bản thân của người khác về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử. - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp. - Biết cư xử lễ độ với mọi người xung quanh.3. Về thái độ: Đồng tình ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người, không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ.II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kỹ năng giao tiếp ứng xử lễ độ với mọi người. - Kỹ năng thể hiện sự tự trọng, tự tin trong giao tiếp với người khác. - Kỹ năng tư duy, phê phán, đánh giá những hành vi lễ độ và thiếu lễ độ.III. Các phương pháp/ Kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: Động não. Thảo luận nhóm. - Đóng vai. Kỹ thuật chúng em biết 3.- Kỹ thuật trình bày 1 phút.IV. Phương tiện dạy học: Giấy khổ to, bút dạ, băng dính. Máy chiếu ( nếu có). Một số tình huống và trang phục đơn giản cho hoạt động sắm vai.- Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ...về sự lễ độ.V. Tiến trình dạy học 1.Khám phá:- GV nêu câu hỏi động não: Hằng ngày, trong giao tiếp, em thường cư xử với người hơn tuổi/bằng tuổi/kém tuổi như thế nào?- HS nêu ý kiến.- GV tóm tắt và phân loại ý kiến của HS lên bảng. Từ những ý kiến HS đã nêu, GV dẫn dắt vào bài học: Khi giao tiếp với người khác chúng ta phải thể hiện sự đúng mực, lễ độ. Vậy thế nào là lễ độ? Và ý nghĩa của việc cư xử lễ độ trong cuộc sống là gì? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.2. Kết nối: HĐ 1: Tìm hiểu về lễ độ.* Mục tiêu: HS hiểu thế nào là lễ độ, ý nghĩa của lễ độ trong cuộc sống.* Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc truyện “ Em Thuỷ” Đàm thoại theo các câu hỏi. - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV* Kết luận: HĐ 2: Thảo luận với các biểu hiện của lễ độ* Mục tiêu: HS nêu được các biểu hiện của lễ độ trong cuộc sống. Rèn luyện kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.* Cách tiến hành: GV nêu vấn đề thảo luận: Hãy nêu những biểu hiện của lễ độ:+ Trong gia đình, trong trường lớp, trong xã hội. Chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận một vấn đề. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung.*Kết luận:3. Thực hành/Luyện tập HĐ3: Đóng vai* Mục tiêu: HS biết cư xử lễ độ trong một số tình huống cụ thể.- Rèn cho HS kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi lễ độ và thiếu lễ độ.* Cách tiến hành: GV nêu và giao cho mỗi nhóm 1 tình huống để chuẩn bị đóng vai.a, Một cụ già nông thôn ra Hà Nội hỏi thăm 1 em HS đường đi đến bệnh viện Bạch Mai.b, Nhà em có khách ở quê ra chơi mà lúc đó Bố mẹ em không có nhà.Các nhóm HS thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai.- Thảo luận sau mỗi nhóm đóng vai.+ Em có nhận xét gì về cách cư xử của các bạn trong tình huống.+ Theo em trong tình huống đó, cách cư xử nào là phù hợp nhất.* Kết luận: GV nhận xét chốt lại cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. HĐ4: Tìm hiểu ý nghĩa 1 số câu tục ngữ, ca daovề lễ độ* Mục tiêu: Củng cố ND bài học. Rèn cho HS kỹ năng trình bày ý tưởng.* Cách tiến hành:- GV yêu cầu HS trình bày các câu ca dao, tục ngữvề sự lễ độ và ý nghĩa của các câu đó.- HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu HS trình bày 1 phút về ND cốt lõi của bài học4.Vận dụng:- GV yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK.- HS sưu tầm tìm hiểu những tấm gương cư xử có lễ độ trong cuộc sống.- Khuyến khích HS thực hiện lễ độ trong cuộc sống hàng ngày.
File đính kèm:
- Tich hop ky nang song.ppt