Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (tiết 3)

1.Về kiến thức:

 - Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh doanh.

- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo cho công dân trong việc thực hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực kinh doanh.

2. Về kĩ năng.

 Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh doanh.

3.Về thái độ:

Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân kinh doanh

 

doc5 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài 4
QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
(Tieát 3)
I.MỤC ĐÍCH BÀI HỌC
1.Về kiến thức:
	- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh doanh.
- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo cho công dân trong việc thực hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực kinh doanh. 
2. Về kĩ năng.
	 Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh doanh.
3.Về thái độ:
Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân kinh doanh
II. CHUẨN BỊ.
1.Chuẩn bị của giáo viên:
	Sách giáo khoa, sách giáo viên, Văn bản Luật kinh doanh
2.Chuẩn bị của học sinh:
	Đọc trước bài bọc trong SGK
	Đọc trước phần tư liệu tham khảo trong SGK
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Ổn định lớp: (1p)Tác phong và sĩ số lớp dạy
2.Kiểm tra bài cũ: (5p)
 	Câu hỏi:Hãy nêu nội dung về quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động
	Đáp án: 
- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. (3đ)
- Nguyên tắc: Tự do, tự nguyện, bình đẳng, không trái với pháp luật, giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động. (3đ)
- Mỗi bên có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.(3đ)
-Tinh thần xung phong (1đ)
3.Giảng bài mới: 
	Giới thiệu bài mới. (1p)
	Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Để thúc đẩy kinh doanh phát triển, cần phải tạo ra một môi trường kinh doanh tự do, bình đảng trên cơ sở của pháp luật. Để hiểu rõ vấn đề đó, chúng ta tìm hiểu phần Bình đảng trong kinh doanh.
	Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
19’
Hoạt động 1: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi : Kinh doanh là gì?
*Bình đẳng trong kinh doanh là gì?
* Nhà nước ta thừa nhận doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tồn tại và phát triển ở những ngành, những lĩnh vực then chốt, quan trọng của nền kinh tế có vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh không? Vì sao?
- GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV: * Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh trên cơ sở nào? Điều kiện kinh doanh?
 * Bình đẳng về quyền thể hiện ở những điểm nào?
 * Bình đẳng về nghĩa vụ thể hiện ở những điểm nào?
- GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
Hoạt động 3:Cá nhân
 - GV: * Hiện nay nước ta có các loại hình doanh nghiệp nào? Hãy kể tên các loại hình doanh nghiệp mà em biết?
 * Vì sao Nhà nước lại thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp ở nước ta?
 * Vì sao Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập 
hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp?
 *Chính sách bình đẳng giới ở nước ta qui định “ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ” theo em có mâu thuẫn với qui định nam, nữ bình đẳng trong kinh doanh hay không? Vì sao?
- GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
-HS trả lời:
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
-HS trả lời:
Là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo qui định PL.
- HS trả lời:
+Nước ta đang xây dựng và phát triển KT hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các thành phần KT đều được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp đều bình đẳng với nhau trong hoạt động kinh doanh và đều bình đẳng trước PL.
+Nhưng doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhằm để đảm bảo tính định hướng XHCN ở nước ta.
-HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày
+Nhóm 1: Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh theo sở thích và khả năng, nếu có đủ điều kiện
Nhóm 2: Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà PL không cấm khi có đủ đk theo qui định PL.
+Nhóm 3: Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, là bộ phận cấu thành của nền kinh tế.
+Nhóm 4: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng qui mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng; tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức KT trong và ngoài nước theo qui định PL; tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
+Nhóm 5: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sx, kinh doanh, đúng ngành, nghề đăng kí; nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lđ theo qui định của luật lđ; tuân thủ PL về bảo vệ tài nguyên, môi trường, cảnh quan,di tích lịch sử...
-HS trả lời:
+Các loại hình doanh nghiệp ở nước ta như: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần...
+Chính sách bình đẳng giới ở nước ta qui định “ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ” theo em không mâu thuẫn với qui định nam, nữ bình đẳng trong kinh doanh .Vì tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích cho phụ nữ trong kinh doanh.
3. Bình đẳng trong kinh doanh
a) Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh
- Là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo qui định PL.
b) Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh 
- Thứ nhất: Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh theo sở thích và khả năng, nếu có đủ điều kiện.
- Thứ 2: Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà PL không cấm .
- Thứ 3: Mọi loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh,
.
- Thứ 4: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng qui mô và ngành, nghề kinh doanh.
- Thứ 5: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
c) Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh
- Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp ở nước ta.
- Nhà nước qui định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh 
- Nhà nước khẳng định bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp.
- Nhà nước qui định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, hoạt động sx, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
2’
Củng cố
Dùng các sơ đồ mà giáo viên đã chuẩn bị để củng cố kiến thức cho học sinh
4.Dặn dò, bài tập về nhà: (2p)
	Làm bài tập 4, 5, trong SGK
	Đọc trước phần 3: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
	Đọc TL tham khảo: 2, điều 16 HP, điều 5 Luật DN, điều 7 Luật BĐG 	
BÌNH ĐẲNG TRONG KINH DOANH
KHÁI NIỆM
Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kin h doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
NỘI DUNG
*Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh
*Mọi doanh nghiệp có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm
*Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong kinh doanh.
*Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh;
*Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh
TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRONG KINH DOANH
-Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp ở nước ta.
-Nhà nước quy định địa vị pháp lí của các loại hình doanh nghiệp, quy định quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh . (Luật doanh nghiệp)
-Nhà nước khẳng định bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp để các doang nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh.
-Nhà nước quy định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

File đính kèm:

  • docbai 4 tiet 3 lop 12.doc