Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc , tôn giáo

Nắm các khái niệm: Dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng.

Hiểu thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.Nội dung thể hiện.

Chính sách của Nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng về dân tộc, tôn giáo.

Ý nghĩa của của việc đảm bảo quyền bình đẳng dân tộc, tôn giáo.

 

 

ppt32 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc , tôn giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài 5:QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC , TÔN GIÁONội dung bài học :Nắm các khái niệm: Dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng.Hiểu thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.Nội dung thể hiện.Chính sách của Nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng về dân tộc, tôn giáo.Ý nghĩa của của việc đảm bảo quyền bình đẳng dân tộc, tôn giáo.1. Bình đẳng giữa các dân tộcỞ Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? Kể tên một vài dân tộc tiêu biểu?Người Khơ mú Người Kinh Người TháiCác dân tộc này có những điểm nào giống , khác nhau ? Khác nhau: Ngôn ngữ, chữ viết, trang phục, phong tục tập quán. Giống nhau: Sống cùng một lãnh thổ, là một bộ phận dân cư của một quốc gia. Vậy thế nào là dân tộc?Dân tộc là bộ phận dân cư của một quốc gia, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có văn hoá riêng. Dân tộc theo nghĩa khác :Cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, có nền kinh tế thống nhất, có quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh trong quá trình dựng nước và giữ nước. a.Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc? Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da… đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộcQuyền bình đẳng Kinh tế :* Chính sách phát triển của Đảng và nhà nước đối với các dân tộc.* Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc.* Chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Chính trị :* Tham gia quản lí Nhà nước, xã hội .* Tham gia bộ máy Nhà nước .* Góp ý xây dựng đất nước.* Thực hiện dân chủ trực tiếp, gián tiếp. Văn hoá - giáo dục :* Có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng.* Giữ gìn, khôi phục, phát huy phong tục tập quán, truyền thống văn hoá .* Hưởng thụ nền giáo dục nước nhà. c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở đoàn kết các dân tộc.Đoàn kết , tương trợ , giúp đỡ nhau cùng phát triển là sức mạnh toàn diện góp phần xây dựng "dân giàu, nước mạnh , xã hội công bằng, dân chủ, văn minh." Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : " Đồng bào tất cả các dân tộc , không phân biệt lớn nhỏ, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau , phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà để cùng nhau xây dựng Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc ấm no ". (Cao Bằng, ngày 21-02-1961) d. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc* Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật về quyền bình đẳng các dân tộc. * Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc.* Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc. Một số văn bản pháp luật :Hiến pháp 1992 điều 5 khẳng định: “ Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc ”. Điều 5 Hiến pháp 1992 khẳng định: “ Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những dân tộc thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để nhanh chóng tiến kịp tiến độ chung ”. Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “ Người nào gây thù hằn, kì thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm .” 2. Bình đẳng giữa các tôn giáoViệt Nam là 1 quốc gia đa tôn giáo: Với 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo lớn là :Đạo Phật, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo.Hoà Hảo, Cao Đài Khoảng 60.000 chức sắc tôn giáo với hơn 30.000 nơi thờ tự  Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy.a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáoQuyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở VN đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn gióa được pháp luật bảo hộ.b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo Các nhà sư , tu sĩ đang quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên taiChùa Thiên Mụ ( Phật Giáo )Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn ( Công Giáo )Nhà thờ Tin Lành ở Đà NẵngTòa thánh Tây Ninh ( Cao Đài )Thánh đường Hồi Giáo ( Đồng Nai )Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như sau :Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luậtHoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được nhà nước bảo hộ  c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáoLà cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết các dân tộcThúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó dân tộc Việt NamTạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước d. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáoNhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luậtNhà nước thừa nhận và bảo đảm cho công dân có hoặc không có tôn giáo đều được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dânĐoàn kết các đồng bào theo tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáoNghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luậtThe End !!

File đính kèm:

  • pptbai 5 mon GDCD lop 12.ppt