Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (tiết 1)

1.Về kiến thức

 - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

 - Hiểu được chính sách của Đảng và pháp luật củâ Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

 2. Về kĩ năng

 - Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

 - Biết xử xự phù hợp với quy định cuă pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (tiết 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài 5Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo(Tiết 1)Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. - Hiểu được chính sách của Đảng và pháp luật củâ Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. 2. Về kĩ năng - Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. - Biết xử xự phù hợp với quy định cuă pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. 3. Về thái độ - ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. - Xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo; đấu tranh chống những hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc hoặc lợi dụng tôn giáo đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân.tiến trình Bài họcKiểm tra bài cũCâu hỏi : Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh? Nội dung của bình đẳng trong kinh doanh?Trả lời Bình đẳng trong kinh doanh - Là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo qui định của pháp luật. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh - Thứ nhất : mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy theo sở thích và khả năng của mình, nếu có đủ điều kiện. - Thứ hai : mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. - Thứ ba : mọi loại hình doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. - Thứ tư : mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền mở rông quy mô và ngành, nghề kinh doanh. - Thứ năm : mọi doanh nghiệp đèu bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Giảng bài mớiĐảng ta từ khi mới ra đời đã xác định vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiên nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách như thế nào về dân tộc?Dân tộc là gì?Hiểu theo nghĩa 1: Dân tộc là bộ phận dân cư của một quốc gia, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinhh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có văn hóa riêng.Hiểu theo nghĩa 2: Cộng đồng người hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, có nền kinh tế thống nhất, có quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn boa với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hhóa và truyền thông đấu tranh trong quá trình dựng nước và giữ nước.Câu hỏi * Vì sao lại nói "Đại gia đình các dân tộc VN" và "54 dân tộc anh em"? * Vì sao khi xâm lược VN, TD Pháp dùng chính sách chia để trị? Trả lời Nước ta có 54 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán, chữ viết riêng, nhưng đoàn kết cùng nhau đấu tranh chống lại thiên tai, địch họa, giặc ngoại xâm, và cùng sinh sống trên lanhc thổ VN. TD Pháp dùng chính sách chia để trị nhăm chia rẻ khối đại đoàn kêt dân tộc.Thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc? * Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là: các dân tộc ttrong một quốc gia không phân biệt đa số, thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biêt chủng tộc, màu da... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.Thảo luận nhóm(3 nhóm-thời gian 5phút)Nhóm 1: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện như thế nào trên lĩnh vực chính trị? VD.Nhóm 2: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện như thế nào trên lĩnh vực kinh tế? VD.Nhóm 3: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện như thế nào trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục? VD.Nội dung bình đẳng giữa các dân tộcCác dân tộc VN đều bình đẳng về chính trịQuyền công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý các vấn đè chung của cả nước, không phân biệt dân tộc, tôn giáo... Quyền này được thực hiện theo hai hình thúc dân chủ trực tiếp và dân tộc gián tiếp.Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ VN không phăn biệt đa số, thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước.Các dân tộc ở VN đều bình đẳng về kinh tếThể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số, thiểu số; luôn quan tâm đầu tư phat triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi và các dân tộc thiểu số.Để rút ngắn khoảng cách chênh lệch kinh tế, Nhà nước đã ban hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, thực hiện chính sách tương trợ, giúp nhau cùng phát triển.Các dân tộc ở VN đều bình đẳng về văn hóa, giáo dụcCác dân tộc có quyền dùng tiếng nói chữ viết, tiếng nói của mình, nhưãng phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy, đó là cơ sở của sự bình đẳng văn hóa của các dân tộc và cũng là cơ sở để củng cố sự đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc.Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập.ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết đân tộc. Không có bình đẳng thì không có đại đoàn kết thực sự.Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, lá sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu"dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".Chính sách của Đảng và pháp lụât của Nhà nước Việt Nam về quyền bình đẳng giữa các dân tộc Vì sao điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng (ban hành kèm theo QĐ 05/QĐ-BGD&ĐT) về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, quy định: công dân VN có cha hoặc mẹ người dân tộc thiểu số thuộc nhóm ưu tiên 1? Em hãy nêu một sô chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích trẻ em dân tộc đến trường?Ghi nhận trong Hiến Pháp và các văn bản PL về quyền bình đẳng giữa các dân tộc Điều 5, Hiến pháp 1992 khẳng định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam la Nhà nước thống nhất của ccác dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giưa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi lì thị, chia rẽ dân tộc".Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc - Nhà nước ban hành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, tạo bình đẳng về kinh tế mới là cơ sở vững chắc để thực hiện bình đẳng về chính trị, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc. - Nhà nước mở các trường, lớp nội trú, tạo mọi điều kiện để nâng cao dân trí cho đồng bào. - Nhà nước chủ trương phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc, làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam.Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định : Người nào gây thù hằn, kì thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. Kết luận Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng bào tất cả các dân tộc, không phân biệt lớn nhỏ, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phảI đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà để cùng nhau xây dựng Tổ Quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc, ấm no”. (Cao Bằng, 21/02/1961)Bài tập củng cốEm hãy nêu một vài chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế-xã hội thấp?(Gợi ý: Tương trợ, giúp nhau cùng phát triển là một tất yếu khách quan trong quan hệ giữa các dân tộc. Tuyên bố quyền bình đẳng về mặt pháp lí và việc thực hiện quyền bình đẳng trên thực tế còn có một khoảng cách bởi điều kiện và trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các dân tộc không đồng đều. Sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc bao hàm cả dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. Sự giúp đỡ của Nhà nước có một vị trí quan trọng vì là sự đầu tư tập trung, tạo điều kiện về con người, phương tiện để các dân tộc thiểu số tự vươn lên, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, tiến kịp trình độ chung của cả nước.)Bài tập về nhàLàm bài 1, 2, 3, 4 (– SGK trang 53)Trân trọng cảm ơn quý thầy cô cùng các bạn học sinh kính mến

File đính kèm:

  • pptBai 5 tiet 1 lop 12.ppt
Bài giảng liên quan