Bài 5: Ứng xử với những di tích, danh thắng

Thông qua bài học, giúp HS:

 - Thế nào là di tích lịch sử, danh thắng ?

 - Những di tích, danh thắng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống tinh thần của người dân Hà Nội ?

 - Có ý thức tôn vinh bảo vệ, giữ gìn các di tích, danh thắng bằng thái độ và hành động cụ thể, thiết thực.

- Ý nghĩa của việc thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch trong cách ứng xử của các di tích, danh thắng.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2989 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài 5: Ứng xử với những di tích, danh thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
BÀI 5 ỨNG XỬ VỚI NHỮNG DI TÍCH, DANH THẮNGChương trình tập huấn giảng dạy cấp THCS Nếp sống văn minh - thanh lịch người Hà Nội MỤC TIÊU CẦN ĐẠT	Thông qua bài học, giúp HS:	- Thế nào là di tích lịch sử, danh thắng ? 	- Những di tích, danh thắng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống tinh thần của người dân Hà Nội ? 	- Có ý thức tôn vinh bảo vệ, giữ gìn các di tích, danh thắng bằng thái độ và hành động cụ thể, thiết thực.- Ý nghĩa của việc thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch trong cách ứng xử của các di tích, danh thắng.NỘI DUNG	- Để HS có thể hiểu rõ, hiểu sâu hơn những nội dung có trong tài liệu, giáo viên có thể giúp các em bước đầu hiểu và nhận diện được: Đình, đền, chùa, miếu, phủ, lăng (Có thể cho HS tìm hiểu trước ở nhà)	- Để HS có thể hiểu rõ hơn những khái niệm về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, giáo viên có thể cung cấp, giảng giải cho HS một số tiêu chí để các em dễ dàng hơn trong việc nhận diện:Các tiêu chí của di tích lịch sử - văn hóa 	a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước;	b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;	c) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến;	d) Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;	đ) Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.Các tiêu chí của danh lam thắng cảnh 	a) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;	b) Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.Về phương phápGiúp HS nhận diện và hiểu được thế nào là một di tích lịch sử?* Thông qua việc cho HS xem tranh, ảnh hoặc một đoạn băng hình ngắn về một hoặc một vài di tích lịch sử, GV hướng dẫn HS khái quát được: Di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm, vác di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. * Thông qua việc cho HS kể tên được những di tích lịch sử nơi các em sinh sống (ở một địa phương cụ thể, trong một phạm vi hẹp là làng, xã, phường hay quận, huyện), từ đó, giúp các em nhận diện được các di tích, Hà Nội có nhiều các di tích lịch sử.Hướng dẫn HS thấy được ý nghĩa của những di tích, danh thắng trong đời sống của con người.Trong phần này, GV có thể cho HS thảo luận nhóm (nếu kết hợp với xem băng hình về các di tích, danh thắng rồi mới thảo luận là tốt nhất) để rút ra được những ý nghĩa của những di tích, danh thắng trong đời sống của con người. Sau khi HS thảo luận, phát biểu, GV tổng hợp, chốt lại:- Những danh thắng: là nơi người Hà Nội đến để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, của hồn thiêng sông núi- Những di tích lịch sử: + Là sản phẩm của những quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo vô cùng phong phú, đa dạng của người dân Hà Nội, thể hiện lòng tôn kính, biết ơn tới các vị thần, vị thánh, những anh hùng dân tộc, những người có công với giang sơn đất nước+ Đó cũng là những nhân chứng sống động của lịch sử. + Thể hiện vẻ đẹp trong tín ngưỡng tôn giáo.+ Thể hiện nét tài hoa trong kiến trúc, tinh tế trong cảm nhận cái đẹp.	Hoặc GV có thể cho HS kể tên một, hai di tích, danh thắng gần gũi nhất, quen thuộc nhất ở địc phương nơi các em sinh sống rồi đưa câu hỏi: Di tích (danh thắng) ấy có ý nghĩa như thế nào đối trong đời sống của em và của những người dân quê hương (làng, xóm, thôn, khu phố) nơi em sinh sống?	Qua câu hỏi này, học sinh có thể tự rút ra được những nội dung cơ bản như phần trên (không thể đòi hỏi các em trả lời được hết các ý vì mỗi di tích hoặc danh thắng lại có những giá trị đặc trưng riêng biệt). Ví dụ: Đến Suối Hai, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, cỏ cây, không gian trong lànhgiúp ta quên đi những mệt mỏi của cuộc sống đời thường. Nhưng đến Chùa Một Cột, ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của sự độc đáo trong kiến trúc, hiểu thêm về tín ngưỡng của cha ông thời Lý Hướng dẫn để HS thấy được ý nghĩa của việc tìm hiểu trị của các di tích, danh thắng và các em có thể tìm hiểu bằng những cách nào ?GV có thể cho HS thảo luận nhóm hoặc trả lời cá nhân với nội dung: chúng ta có thể tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của các di tích, danh thắng bằng những cách nào?	Qua trao đổi, thảo luận, HS có thể rút ra một số cách thức như:- Tìm hiểu trong những giờ học Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Mĩ thuật, ở trên lớp. Cũng có thể đọc thêm trong sách báo, lấy tài liệu từ mạng internet. - Tìm hiểu thông qua các hoạt động giao tiếp như: có thể gặp gỡ , trò chuyện với những nhân chứng lịch sử ở địa phương nơi mình sinh sống hay nghe các nhà sử học, những nhà nghiên cứu về lịch sử nói chuyện - Có thể đến tham quan, học tập ở bảo tàng (xem hiện vật, ghi chép, nghe hướng dẫn viên giới thiệu), ở chính những di tích, thắng cảnh. - Để hiểu thêm về những di tích, danh thắng, ta có thể đón xem hoặc tham gia những sân chơi, những chương trình giải trí, tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa trên các kênh truyền hình, các báo và tạp chíĐịnh hướng hành vi: 	Thông qua thảo luận nhóm, bài tập , sắm vai về một hoặc một vài tình huống thường gặp khi đến tham quan ở các di tích, thắng cảnh như: vấn đề giữ vệ sinh môi trường, trang phục, lời nói của các bạn học sinh hay của những người xung quanh, giúp HS tự rút ra, tự định hướng được những hành vi đúng đắn cho bản thân - Về trang phục: Cần mặc những bộ trang phục kín đáo, lịch sự - Về lời nói: Nói những lời thanh lịch, nói nhỏ, vừa đủ nghe, không cười nói, đùa nghịch ồn ào . Nhắc nhở những người xung quanh khi họ có những lời nói, hành vi thiếu văn hóa.- Về hành động: Tuyệt đối không hái hoa, bẻ cành. Khi đến Viện bảo tàng, không được có hành vi xâm hại đến các hiện vật được trưng bày. Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, vứt rác vào đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường, cảnh quan chung.- Về thái độ: Cương quyết trước những thói quen không tốt, những quan niệm mê tín dị đoan, thiếu khoa học vẫn đang tồn tại như: vào Văn Miếu phải xoa đầu các cụ rùa thì mới may mắn trong thi cử; mùa xuân đi lễ chùa phải hái lộc thì cả năm được may mắn, ,càng bẻ được cành to thì càng có nhiều lộc Cần có thái độ phê phán, lên án những hành vi thiếu văn minhGiúp cho HS ý thức được rằng: bên cạnh việc giữ gìn, bảo vệ các di tích, thắng cảnh, chúng ta cũng có thể thể hiện tình yêu của mình với các di tích, thắng cảnh ấy bằng cách:- Biết quảng bá, giới thiệu cho mọi người xung quanh và bè bạn phương xa biết ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử, vẻ đẹp các di tích và danh thắng.Tiểu phẩm : Tình huống1* Một nhóm học sinh rủ nhau đi lễ chùa đầu năm để cầu may mắn* Trang phục: 	+ Có bạn mặc đồng phục vì cho rằng chùa là nơi tôn nghiêm vì vậy cần ăn mặc nghiêm túc như khi đến trường.	+ Có bạn cho rằng đang là ngày Tết nên ăn mặc tùy theo ý thích và càng hợp mốt, càng sành điệu càng tốt.*Khi đến chùa: + Hái lộc + Vẽ lên bức tường ở cổng chùa + Vì quá đông người nên khi bị giẫm vào chân -> quát lớn : Đồ điên ! Mắt mù à ??? ....Hoạt động 2Chiếu lại cho cả lớp xem một đoạn băng về chuyến đi tham quan của lớp mình.Cho học sinh tự nhận xét về những hành vi đẹp hoặc chưa đẹp của mình và các bạn......Hoạt động 3Xem một đoạn clip hoặc tranh ảnh về một di tích, thắng cảnh gần gũi với địa phương - Học sinh giới thiệu, phát biểu suy nghĩ của mình về lịch sử, giá trị của di tích, thắng cảnh ấy. - Nhận ra những hành vi chưa đẹp, xâm hại đến di tích, thắng cảnh ...- Nhận xét, chỉ rõ những tác hại, những ảnh hưởng cả về giá trị vật thể và phi vật thể.Những nữ sinh xóa rác trên tháp Hòa Phong

File đính kèm:

  • pptung xu van minh voi thang canh dia phuong.ppt
Bài giảng liên quan