Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản

1.Về kiến thức:

 Tiết 1: Hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Tiết 2: Hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

Tiết 3: Hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Tiết 4: Hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận và trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.

 

doc15 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 3258 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
và chỉ trong trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.
+Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu hủy thư, điện tín của người khác sẽ bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
-Ý nghĩa: nhằm bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội , công dân có cuộc sống tinh thần thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm.
TIẾT 4
TIẾT 4
TIẾT 4
1’
16’
Gv đặt vấn đề:
Quyền tư do ngôn luận là một trong những quyền tư do cơ bản bảo đảm cho công dân có điều kiện cần thiết để tham gia chủ động vào công việc Nhà nước.
Hoạt động 1 : Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
Gv giao câu hỏi cho các nhóm:
+Nhóm 1: Thế nào là quyền tự do ngôn luận?
+Nhóm 2: Nêu hình thức thực hiện quyền tự do ngôn luận, lấy ví dụ minh hoạ?
+Nhóm 3: Là Hs phổ thông em đã thực hiện quyền tự do ngôn luận ở trường, lớp như thế nào?
Gv nêu câu hỏi: Ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận.
Gv nhận xét, bổ sung và kết luận
Hs nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm.
Hs các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày.
+Nhóm 1: Quyền tư do ngôn luận có nghĩa là: công dân có quyền phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước.
+Nhóm 2: Hai hình thức về quyền tự do ngôn luận:
Quyền tự do ngôn luận trực tiếp và quyền tự do ngôn luận gián tiếp. Hs lấy ví dụ.
+Nhóm 3: Hs phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách: phát biểu ý kiến trong các cuộc họp để xây dựng lớp, trường … ; viết bài đăng báo, góp ý với đại biểu Quốc hội…
Hs trả lời câu hỏi, hs khác nhận xét.
Hs ghi bài.
d.Quyền được tư do ngôn luận.
-Nghĩa là: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước.
-Quyền này được thực hiện bằng nhiều hình thức và ở các phạm vị khác nhau:
+ Công dân có thể sử dụng quyền này trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố..để đóng góp, xây dựng...
+Công dân có thể viết bài đăng báo bày tỏ ý kiến của mình về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thể hiện ý kiến của mình về sự đúng sai trong xã hội.
+Công dân có quyền đóng góp ý kiến của mình với các đại biểu QH,HĐND trong khi tiếp xúc cử tri...
-Ý nghĩa: quyền này là cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội.
10’
10’
Hoạt động 2: Thuyết trình, đàm thoại.
Gv giới thiệu cho Hs về: Hiếp pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự, Bọ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh về xử phạt hành chính …
Gv cho học sinh đọc phần Tư liệu tham khảo trong SGK.
Gv nêu câu hỏi:
Nhà nước bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân như thế nào?
Gv nhận xét, kết luận.
Theo em, công dân có thể làm gì để thực hiện các quyền tự do cơ bản của mình?
Gv nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân.
Hs nghe.
Hs đọc phần Tư liệu tham khảo trong SGK.
Hs dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
Hs ghi bài.
Hs dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
Hs ghi bài.
2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
a.Trách nhiệm của Nhà nước.
-Nhà nước xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật... trong đó quy định công dân được đảm bảo các quyền tự do cơ bản . Nhà nước xử lí, trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm thô bạo đến các quyền tự do cơ bản của công dân, thể hiện trong Bộ luật Hình sự.
-Nhà nước tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật... để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân.
b.Trách nhiệm của công dân.
-Công dân phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình 
-Công dân có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
-Công dân tích cực tham gia giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người, khám người trong những trường hợp được pháp luật cho phép.
-Công dân cần tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
Hoạt động 3: Củng cố.
Tiết 1: (3’)
Dùng Sơ đồ về Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân để củng cố kiến thức
Tiết 2: (3’)
Sơ đồ về Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Tiết 3: 
Dùng Sơ đồ về Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Và Sơ đồ về Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín để củng cố kiến thức.
Tiết 4: (3’)
Dùng Sơ đồ về Quyền được tư do ngôn luận và Sơ đồ về Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân để củng cố kiến thức
4.Dặn dò, bài tập về nhà:
	Tiết 1: Làm bài tập 1, 2, 3 , 9, 10trong SGK
Đọc trước phần 1b: Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
	Tiết 2: Làm bài tập 4 trong SGK
Đọc trước phần 1c: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Và phần 1d : Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín để củng cố kiến thức
	Tiết 3: Làm bài tập 5,6 , 11 trong SGK
Đọc trước phần 1e: Quyền được tư do ngôn luận và phần 2: Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân
	Tiết 4:Làm bài tập 7, 12 trong SGK
	Đọc trước bài 7, phần 1: Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của công dân
RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................	
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Khái niệm
Nghĩa là chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luẩ quy định.
Nội dung
-Cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật.
-Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong các trường hợp sau:
+Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ phương tiện để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
+Khi bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẫn tranh ở đó. ..nhưng phải tuân theo trình tự, thủ tục do luật pháp quy định.
Ý nghĩa
-Nhằm bảo đảm cho công dân – con người có cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn minh. Nhằm tránh mọi hành vi tự tiện của bất kì ai, cũng như hành vi lạm dụng quyền hạn của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
-Công dân có cuộc sống bình yên, có điều kiện tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Nội dung
Khái niệm
Ý nghĩa
không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác; những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân.
+Chỉ có người nào có thẩm quyền và chỉ trong trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.
+Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu hủy thư, điện tín của người khác sẽ bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
nhằm bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội , công dân có cuộc sống tinh thần thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm.
Quyền được tư do ngôn luận.
Khái niệm
Nội dung
Ý nghĩa
Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước.
+ Công dân có thể sử dụng quyền này trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố..để đóng góp, xây dựng...
+Công dân có thể viết bài đăng báo bày tỏ ý kiến của mình về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thể hiện ý kiến của mình về sự đúng sai trong xã hội.
+Công dân có quyền đóng góp ý kiến của mình với các đại biểu QH,HĐND trong khi tiếp xúc cử tri...
quyền này là cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội.
TRÁCH NHIỆM
NHÀ NƯỚC
CÔNG DÂN
-Nhà nước xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật... trong đó quy định công dân được đảm bảo các quyền tự do cơ bản . Nhà nước xử lí, trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm thô bạo đến các quyền tự do cơ bản của công dân, thể hiện trong Bộ luật Hình sự.
-Nhà nước tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật... để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân.
-Công dân phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình 
-Công dân có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
-Công dân tích cực tham gia giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người, khám người trong những trường hợp được pháp luật cho phép.
-Công dân cần tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.

File đính kèm:

  • docbai 6.doc
Bài giảng liên quan