Bài 6. Từ vuông góc đến song song

1. Kiến thức:

 - Học sinh biết quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thức ba. Biết phát biểu ngắn gọn một mệnh đề toán học.

2. Kỹ năng:

 - Biết dùng quan hệ vuông góc hoặc song song để chứng minh hai đường thẳng vuông góc hoặc song song.

3. Tư duy : Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận logic.

4. Thái độ:

- Có y thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, có y thức hợp tác

- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2560 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 6. Từ vuông góc đến song song, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường: THCS Phương Nam
MÔN HỌC: Hình học 7 KHỐI LỚP: 7
Họ tên giáo viên: Phạm Thị Thuận
Trình độ chuyên môn: ĐH Toán
§6. TỪ VUÔNG GÓC
ĐẾN SONG SONG
Địa chỉ của GV: Số nhà 70, Tổ 3 khu 4 phường Thanh Sơn Uông Bí Quảng Ninh
Số ĐT: 091 883 9926
Số tiết của bài dạy : 10
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức: 
 - Học sinh biết quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thức ba. Biết phát biểu ngắn gọn một mệnh đề toán học.
2. Kỹ năng: 
 - Biết dùng quan hệ vuông góc hoặc song song để chứng minh hai đường thẳng vuông góc hoặc song song.
3. Tư duy : Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận logic.
4. Thái độ: 
- Có y thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, có y thức hợp tác
- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.
II. Yêu cầu của bài dạy
1.Về kiến thức của học sinh
a) Kiến thức về CNTT:
b) Kiến thức chung về môn học
 - Nắm được dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
 - Tính chất của hai đường thẳng song song.
 - Cách vẽ hai đường thẳng song song bằng ê ke vuông và thước thẳng.
2. Về trang thiết bị/ Đồ dùng dạy học
 a) Trang thiết bị / Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT
 - Phần cứng: Máy tính, phông chiếu, máy chiếu, loa 
 - Phần mềm: Microsoft PowerPoint, Microsoft Office Word, MathType, phần mềm để chạy phim như: RealPlayer, klcodec, mpcstar, hoặc VLC...
 b) Trang thiết bị khác/Đồ dùng thiết bị khác:
 Bảng đen, phấn trắng, phấn màu, ê ke vuông, thước thẳng, bút laze.
III. Chuẩn bị cho bài giảng
1.	Chuẩn bị của giáo viên:
 Giáo án trên Word, nội dung trình chiếu trên PowerPoint, bài tập làm nhóm của học sinh.
2.	Chuẩn bị của học sinh:
 Bút dạ, thước thẳng, ê ke. 
IV. Nội dung và tiến trình bài giảng
1 . Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (5’ ):
Chiếu slide 1: Gọi một HS lên bảng
Câu hỏi
1) Phát biểu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song?
2) Cho đường thẳng b và điểm A nằm ngoài đường thẳng b.
a. Hãy vẽ đường thẳng c đi qua điểm A và vuông góc với đường thẳng b tại B.
b. Hãy vẽ đường thẳng a đi qua điểm A và vuông góc với đường thẳng c.
3) a. Cặp góc so le trong có bằng nhau không? Vì sao?
 b. Hai đường thẳng a và b có song song với nhau hay không? Vì sao? 
Trả lời
1) Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau.
2) Vẽ đúng hình sau bằng thước thẳng và ê ke vuông ( ở trên bảng)
3) a. Cặp góc so le trong bằng nhau vì cùng bằng 900.
 b. Nên theo dấu hiệu nhân biết hai đường thẳng song song thì a//b 
Điểm
2
4
2
2
 GV gọi HS dưới lớp nhận xét phần phát biểu dấu hiệu , cách vẽ hình, và trả lời của câu 3. Gv cho điểm HS lên bảng.
 Chiếu slide 2: Cách vẽ hình ở câu hỏi 2 (nếu cần)
3. Bài mới (30’):
a) Giới thiệu, dẫn nhập: 
GV: Qua phần vẽ hình của câu 2, cho ta biết gì ? 
HS: và 
GV: Qua phần trả lời câu hỏi ở câu 3, ta suy ra được điều gì? 
HS: a//b
 Đó chính là quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song của ba đường thẳng.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song (18’)
Phần KTBC là ?1
GV ghi lại bằng kí hiệu
GV: Em hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba?
HS: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
 Chiếu slide 3
GV: Yêu cầu HS yếu đọc và điền đầy đủ vào tính chất 1, vài HS nhắc lại tính chất 1.
GV: Tính chất 1, dùng để làm gì? Khi nào?
HS: Tính chất 1 dùng để nhận biết hai đường thẳng song song khi có hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba. 
 Chiếu slide 4
GV phát bài tập làm nhóm, yêu cầu HS hoạt động nhóm trong 4 phút
Sau 4 phút, GV đổi chéo bài của các nhóm và chấm điểm bài của nhóm đó ( mỗi chỗ điền đúng được 2,5 điểm) 
Chiếu slide 5: Nội dung đáp án của bài tập trên
GV gọi HS điền vào chỗ trống 
Nhận xét bài làm của các nhóm
GV: Bài toán trên cho biết gì? Suy ra được điều gì?
HS: a//b, 
GV: Đây là nội dung tính chất 2 về quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song
Chiếu slide 6
GV: Yêu cầu HS đọc và điền đầy đủ vào phần phát biểu tính chất 2 bằng lời.
GV gọi một HS lên bảng vẽ hình và ghi tính chất dưới dạng kí hiệu
GV: Tính chất 2 dùng để làm gì? 
HS: Tính chất 2 dùng để nhận biết hai đường thẳng vuông góc.
GV yêu cầu một số HS dưới lớp nhắc lại hai tính chất SGK trang 96
GV chốt: Hãy so sánh nội dung tính chất (1) và (2)
HS: Nội dung hai tính chất này ngược nhau.
Chiếu slide 7
GV: Củng cố bằng bài tập 40(SGK/Tr 97)
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời
 a//b
 cb
Hoạt động 2: Tìm hiểu quan hệ giữa ba đường thẳng song song. (12’)
Chiếu slide 8
GV yêu cầu thực hiện bài tập phần ?2 a
GV: Dự đoán xem d’ và d’’ có song song với nhau không?
HS: d’//d’’
GV: Để dự đoán là đúng ta cần phải chứng minh. Dựa vào phần đã biết của bài toán: d’//d, d’’//d và nội dung của hai tính chất vừa học ta cần kẻ thêm đường phụ nào ?
HS(khá- giỏi): Kẻ thêm 
Chiếu slide 9
GV yêu cầu thực hiện bài tập phần ?2 b
Ø a có vuông góc với d’ không? vì sao?
HS: vì và d’//d theo t/c 2
Ø a có vuông góc với d’’ không? vì sao?
HS: vì và d’’//d theo t/c 2
Ø d’ có song song với d’’ không? vì sao?
HS: d’//d’’ vì và theo t/c 1
GV: Bài toán trên cho biết gì? Suy ra được điều gì ?
HS: Biết d’//d, d’’//d suy ra d’//d’’
GV: Đây là tính chất của ba đường thẳng song song
Chiếu slide 10: Nội dung tính chất
GV yêu cầu một HS đọc tính chất, vài HS khác nhắc lại.
GV Ghi tóm tắt tính chất dưới dạng kí hiệu
Chiếu slide 11
GV: Củng cố bằng bài tập 41(SGK/Tr 97)
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời: b//c
Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song 
c
b
a
1
A
B
3
?1
Do 
Nên: 
Mà ở vị trí so le trong 
Vậy a//b (DHNB hai đường thẳng song song)
Tính chất 1: SGK/Tr 96
Tính chất 2: SGK/ Tr 96
2. Ba đường thẳng song song
?2 
a, d’//d’’
b, vì và d’//d (t/c 2)
 vì và d’’//d (t/c 2)
 d’//d’’ vì và (t/c 1)
Tính chất : SGK/ Tr 97
Kí hiệu: d//d’//d”
4. Củng cố (6’)
GV: Qua bài học hôm nay, ta cần nhớ nội dung kiến thức nào ?
HS: ...
 Chiếu slide 12: Nội dung kiến thức cần nhớ
GV: Trong cuộc sống, em nhìn thấy hình ảnh nào có ứng dụng từ bài học này?
HS: ...
 Chiếu slide 13, 14 : Một vài hình ảnh ứng dụng trong cuộc sống
GV: cho HS xem phim tổng kết bài học
Củng cố mở rộng: Bằng những kiến thức đã học, muốn chứng minh 2 đường thẳng song song có những cách nào ?
HS: ...
 Chiếu slide 16: Các cách dùng để chứng minh hai đường thẳng song song
 Để chứng minh hai đường thẳng song song, có 4 cách:
Cách 1: Dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.( Bài 4 – SGK/90)
Cách 2: Chứng minh hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba.(t/c 1)
Cách 3: Chứng minh hai đường thẳng cùng song song với một đường thẳng thứ ba.(t/c 3)
Cách 4: Dựa vào định nghĩa hai đường thẳng song song
5. Hướng dẫn về nhà (3’)
 Chiếu slide 17
 - Học thuộc ba tính chất của bài.
 - Tập diễn đạt các tính chất bằng hình vẽ và kí hiệu hình học
 - Làm các bài tập 42, 43, 44, 46 (SGK/Tr 98).
 33, 34 (SBT/Tr 80).
 Chiếu slide 18: Hướng dẫn bài tập 46(SGK/Tr 98)
Vì sao a//b? Sử dụng tính chất nào? Vì sao?
HS: Dùng tính chất 1, Vì aAB và bAB
Làm thế nào để tính được số đo góc C, dựa vào kiến thức nào?
 HS: Dựa vào tính chất của hai đường thẳng song song, hai góc trong cùng phía bù nhau.
V. Phân tích lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy
 Ứng dụng CNTT không làm mất nhiều thời gian phải treo bảng phụ, để đưa câu hỏi bài tập, hình vẽ lên bảng, hay những từ cần chú ‎y. Ứng dụng CNTT còn đưa được những hình ảnh trực quan sinh động mà với bảng phấn thông thường không thể thực hiện được. Ứng dụng CNTT, GV còn có thể lồng ghép vào những đoạn phim ngắn làm bài học sinh động hơn.
 Kết quả, trong tiết học này học sinh huy động mọi giác quan vào học tập, ứng dụng CNTT làm cho học sinh tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên hơn , có hứng thú học tập hơn, học sinh nắm được kiến thức của bài tốt hơn. 

File đính kèm:

  • docTHI GVST 2014.doc
Bài giảng liên quan