Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên

1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên

- Hiểu được vì sao phải yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên

- Nêu được biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên

- Nêu được một số việc làm thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

2. Kĩ năng

a. Kĩ năng bài học

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và của người khác đối với thiên nhiên

- Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên

- Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên.

b. Kĩ năng sống

- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong việc bảo vệ thiên nhiên

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi bảo vệ thiên nhiên và hành vi phá hoại thiên nhiên

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.

3. Thái độ

- Yêu thiên nhiên , tích cực bảo vệ thiên nhiên

- Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 3005 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần:
Tiết:
Bài 7	YÊU THIÊN NHIÊN,
SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Kiến thức:
- Nêu được thế nào là yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên
- Hiểu được vì sao phải yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên
- Nêu được biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên
- Nêu được một số việc làm thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
Kĩ năng
a. Kĩ năng bài học
Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và của người khác đối với thiên nhiên
Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên
Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên.
b. Kĩ năng sống
Kĩ năng giải quyết vấn đề trong việc bảo vệ thiên nhiên
Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi bảo vệ thiên nhiên và hành vi phá hoại thiên nhiên
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.
Thái độ
Yêu thiên nhiên , tích cực bảo vệ thiên nhiên
Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
1. Giáo viên:
a. Câu hỏi kiểm tra
b. Tổ chức phân công thảo luận nhóm
Tranh ảnh trong bộ tranh GDCD 6, SGK - SGV
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về môi trường, về sự phá rừng, tác hại của việc phá hoại thiên nhiên, đã gây ra lũ lụt, ô nhiễm môi trường, thiếu lương thực, thiếu nước ngọt.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là biết ơn? Em đã biết ơn những ai? Vì sao?
Biết ơn có ý nghĩa như thế nào? Em đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn?
 3. Giới thiệu bài mới
Cho H giải thích tranh ảnh đẹp thiên nhiên đã được sưu tầm trước và nói cảm nghĩ về cảnh đẹp đó
Kể về trường hợp bảo vệ thiên nhiên hoặc tàn phá thiên nhiên, gần gũi với hs, yêu cầu các em nêu nhận xét, thể hiện thái độ của mình.
Bài mới
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
KIẾN THỨC
 * HĐ 1: Khai thác cảnh đẹp của thiên nhiên qua bài:
“Một ngày chủ nhật bổ ích”.
- Những chi tiết nào trong bài nói lên cảnh đẹp của địa phương của đất nước mà em biết?
+ Bức tranh vẽ cảnh gì? (núi, cây, sông).
+ Theo các em 2 bên đường miêu tả như thế nào? (xanh ngắt 1 màu xanh, xanh của đồng ruộng).
+ Bầu trời thế nào?
+ Đường miêu tả như thế nào? (lúc lên cao, lúc xuống thấp)
+ Dãy núi Tam Đảo như thế nào? (hùng vĩ mờ trong sương)
+ Xuống xe mọi người cảm thấy như thế nào? (vui tươi, thoải mái)
+ Vì sao vui tươi, thoải mái? (hít thở không khí trong lành)
1. Cảnh thiên nhiên trong truyện được miêu tả như thế nào? (thiên nhiên ở Tam Đảo thật tươi đẹp và hùng vĩ: Đồng ruộng xanh ngắt một màu; những tia nắng vàng rực rỡ; những ngọn đồi, những vùng đất xanh mướt ngô, khoai, chè; dãy Tam Đảo hùng vĩ mờ trong sương).
2. Các bạn trong truyện đã có tâm trạng như thế nào khi ra về? (vui tươi, thoải mái thấy người khỏe ra, thêm yêu thiên nhiên)
3. Qua tìm hiểu truyện và qua hiểu biết của mình, em hãy cho biết thế nào là thiên nhiên và thiên nhiên bao gồm những gì?
Kết luận: Thiên nhiên là những gì tự nhiên có, tồn tại xung quanh con người mà không phải con người tạo ra. * GDMT: Thiên nhiên là một bộ phận của môi trường tự nhiên. Thiên nhiên bao gồm: không khí, bầu trời, sông, suối, rừng cây, đồi, núi, động- thực vật
* HĐ 2: Phân tích vai trò của thiên nhiên đối với con người và sự phát triển kinh tế – xã hội.
 Hs hiểu vì sao phải yêu quý bảo vệ thiên nhiên và thế nào là sống hòa hợp với thiên nhiên.
Hs thảo luận:
Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào? (thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống như thức ăn, nước uống, không khí để thở, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người.)
Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu thiên nhiên bị tàn phá? (thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm cho cuộc sống của con người gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thiệt hại về tài sản, tính mạng, môi trường bị tàn phá, ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái ...)
Theo em thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên?
(là sống gần gũi với thiên nhiên; tôn trọng, không làm trái qui luật thiên nhiên; biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người, mặt khác biết tìm cách khắc phục, hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra
* Nêu một số ví dụ như: bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi phá rừng, trồng và chăm sóc cây xanh, lợi dụng sức nước của các dòng sông làm thủy điện, khai thác thủy hải sản, khai thác rừng có kế hoạch
Kết luận: Thiên nhiên là tài sản vô giá, là nguồn sống của con người, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển giữa thiên nhiên. Thiên nhiên bị tàn phá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự tốn tại của con người. vì vậy con người phải biết yêu quý thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Phân tích cảnh đẹp của thiên nhiên đối với cuộc sống tinh thần của con người.
+ Con người sống nhờ vào đâu? (vào thiên nhiên).
+ Thiên nhiên đối với con người như thế nào?
+ Chúng ta cần làm gì đối với thiên nhiên? (trồng và chăm sóc cây xanh, khai thác rừng có kế hoạch, kết hợp giữa khai thác và trồng rừng, bảo vệ các loài động vật, không đánh bắt hải sản bằng phương pháp hủy diệt (nổ mìn, xung điện)
* HĐ 3: Xác định trách nhiệm và các biện pháp giữ gìn bảo vệ thiên nhiên để được sống chung với thiên nhiên.
Tổ chức cho hs xem tranh :
Tranh1: Rừng bị đốt phá làm nương rẫy.
Tranh 2: Chúng em tham gia phủ xanh đồi trọc
Tranh 3: Sau cơn lũ
Hs lần lượt nhận xét từng bức tranh , trả lời:
Tranh1 thể hiện hành động tàn phá thiên nhiên của con người. Để phục vụ cuộc sống của mình, con người đã vô tình hủy hoại rừng, làm mất cân bằng sinh thái. Đây là hành động xấu và bị pháp luật nghiêm cấm. Tranh 2 thể hiện hành động bảo vệ, giữ gìn, tái tạo của con người. Đây là thể hiện tình yêu và cuộc sống thể hiện tình yêu và cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên của con người. Tranh 3 thể hiện hậu quả của việc tàn phá thiên nhiên mà con người phải gánh chịu.
? Em hãy nêu những hành động bảo vệ thiên nhiên và những hành động tàn phá thiên nhiên khác mà em biết?
Bảo vệ thiên nhiên : trồng cây gây rừng , bảo vệ rừng nguyên sinh; khai thác rừng, thủy hải sản, có kế hoạch, bảo vệ động vật ...
Tàn phá thiên nhiên: đánh cá bằng nổ mìn; phá núi để lấy đá nung vôi; săn bắt, bắn giết các loài động vật, lấp hố ao để làm nhà ... 
Kết luận: Những tác động của con người làm thiên nhiên thay đổi theo hướng có lợi hoặc có hại cho con người. Chúng ta cần biết lựa chọn và hành động đúng đắn để bảo vệ cuộc sống của chính mình.
* HĐ 4: liên hệ thực tế
? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
HS cả lớp nêu biện pháp.
? hãy nêu các hoạt động của trường em để bảo vệ thiên nhiên và môi trường
HS kể các hoạt động cuả trường.
Kết` luận: Bằng những hành động thiết thực, các em hãy góp phần dù nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên, thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình.
Cần học tập và phát huy những việc làm thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
Cần phê phán, khắc phục những việc làm phá hoại thiên nhiên.
1. Thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên
Sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên.
Tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, không làm những điều có hại cho thiên nhiên.
Biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người và khắc phục, hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra.
2/ Vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên:
- Vai trò của thiên nhiên đối với chất lượng cuộc sống của con người, thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống., đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, không có thiên nhiên con người sê không tồn tại được.
- Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu (làm cho cuộc sống gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thiệt hại về tài sản, tính mạng con người)
D. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố:
 * GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi và làm bài tập sau:
1. Theo em, vì sao phải yêu quý, bảo vệ thiên nhiên , sống hòa hợp với thiên nhiên?
2. Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên?
a. Mùa hè Lâm hay tắm mưa ở ngoài trời.
b. Lớp Hương thường xuyên chăm sóc cây và hoa trong vườn trường.
c. Ngày đầu năm cả nhà Vân đi hái lộc
d. Đi tham quan ngoài trời, Lê thường hái cành cây và hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.
Đáp án : chọn phương án b
* GV yêu cầu HS giải thích câu: Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
 2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
HS học bài, làm bài tập SGK.
Tìm việc làm thiết thực để bảo vệ thiên nhiên và thực hiện.
Chuẩn bị bài 8: “Sống chan hoà với mọi người”. Đọc trước truyện đọc trong SGK

File đính kèm:

  • docbai 7 lop 6.doc
Bài giảng liên quan