Bài 8: Chủ nghĩa xã hội (2 tiết) - Võ Thị Hồng Phượng

1. Về kiến thức

- Hiểu được chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.

- Hiểu được những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng.

2. Về kĩ năng

Biết phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội với chế độ xã hội trước ở nước ta.

 

docx8 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 3830 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 8: Chủ nghĩa xã hội (2 tiết) - Võ Thị Hồng Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11
( PHẦN CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI )
BÀI 8:
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
(2 TIẾT)
GVHD: 
GSTH: VÕ THỊ HỒNG PHƯỢNG
HỒ CHÍ MINH NGÀY 25 THÁNG 2 NĂM 2013
	PHẦN II: CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI
Bài 8: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 1 bài này HS cần nắm được
1. Về kiến thức
- Hiểu được chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Hiểu được những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng.
2. Về kĩ năng
Biết phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội với chế độ xã hội trước ở nước ta.
3. Về thái độ
Tin tưởng vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 11
- SGK chủ nghĩa xã hội khoa học, sơ đồ, câu hỏi tình huống
- Những thông tin có liên quan đến bài học
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Tại sao phải tăng cường vai trò và nâng cao hiệu quả quản lí kinh tế của nhà nước ?
3. Học bài mới
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức xây dựng nói riêng và nhân dân thế giới nói chung. Vậy chủ nghĩa xã hội là gì? Chủ nghĩa xã hội có gì khác với các chế độ xã hội trước đây? Đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Giới thiệu cho HS về lịch sử lâu dài của tư tưởng xã hội chủ nghĩa, nó phát triển qua các giai đoạn khác nhau cho đến ngày nay (qua sơ đồ và giải thích)
Với yêu cầu bằng kiến thức lịch sử đã học và trả lời các câu hỏi
 ? Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã và đang trải qua những chế độ xã hội nào?
 ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác tiến bộ hơn?
Cho học sinh đọc từ “theo quan điểm…xã hội cộng chủ nghĩa” trang 68
 ? Theo em xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển qua mấy giai đoạn?
? Vậy sự khác nhau về hai giai đoạn(chủ nghĩa xã hội , chủ nghĩa Cộng sản) là gì?
- GV: giải thích nguyên tắc phân phối : 
+ “ làm theo năng lực hưởng theo lao động” có nghĩa là: người làm nhiều hưởng nhiều, người làm ít hưởng ít, người không làm không hưởng.
+ “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” có nghĩa là: làm nhiều, làm ít, không làm đều hưởng thụ như nhau.
- GV đặt câu hỏi: Hiện nay hệ thống XHCN trên thế giới gồm bao nhiêu nước? Kể tên? Theo em, chế độ Xã hội chủ nghĩa đã thể hiện tính ưu việt nổi bật gì so với những xã hội trước đó?
- HS trả lời: 	
- GV nhận xét, kết luận: Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Mông Cổ. Xã hội chủ nghĩa giải phóng con người ra khỏi cảnh bị đàn áp, bóc lột, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và hình thành các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
- GV đặt vấn đề và nêu câu hỏi: Ở Việt Nam, ngay sau khi thực hiện thành công cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng, Nhà nước – đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định con đường phát triển đất nước ta là gì?
- HS trả lời: 
- GV nhận xét, kết luận: Đi lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa. Và từ đó đến nay, dù tình hình thế giới diễn ra phức tạp, có nhiều biến động (đặc biệt là 1991, một nước Xã hội chủ nghĩa lớn, đóng vai trò là đầu tàu trong hệ thống Xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ - Liên Xô), nhưng qua các kì Đại hội, Đảng ta luôn kiên định mục tiêu phát triển đất nước theo con đường Chủ nghĩa xã hội. Vậy Chủ nghĩa xã hội mà toàn Đảng, toàn dân ta đang phấn đấu xây dựng mang những đặc trưng gì, chúng ta cùng tìm hiểu.
Cho học sinh đọc phần “b” và cùng nhau bàn luận về các đặc trưng đó sau đó trả lời các câu hỏi
 ? Theo em mục tiêu xây dựng đất nước của Đảng và nhân dân ta là gì?
 ? Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng do ai làm chủ? Tại sao?
 ? Em có nhận xét gì về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng?
 ? XH XHCN mà nhân dân ta đang xây dung có nền văn hoá ntn?
 ? XH XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng thì con người được giải phóng như thế nào?
 ? Mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc trong nước ta có xảy ra không? Tại sao?
 ? Nhà nước XHCN Việt Nam là nhà nước của ai? Vì sao?
 ? Nước ta thực hiện mối quan hệ với các nước theo nguyên tắc nào?
 ? Có quan điểm: nước ta vừa có CNXH vừa chưa có CNXH theo em đúng hay sai? Vì sao?
1. Chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
a. Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
 - Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua những chế độ xã hội: (5 chế độ) Xã hội Cộng sản nguyên thủy => Xã hội chiếm hữu nô lệ => Xã hội phong kiến => Xã hội tư bản chủ nghĩa => Xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Nguyên nhân làm thay đổi các chế độ XH là: sự phát triển của kinh tế trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định.
- Xã hội Cộng sản chủ nghĩa phát triểnqua 2 giai đoạn: 
♠ Chủ nghĩa xã hội: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng, thực hiện nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực hưởng theo k.quả lao động.
♠ Chủ nghĩa Cộng sản: kinh tế, lực lượng sản xuất phát triển mạnh, năng suất lao động dồi dào, thực hiện nguyên tắc phân phối“làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”.
=>sự khác nhau của 2 giai đoạn này là ở nguyên tắc phân phối.
- Kết luận: Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của chủ nghĩa Cộng sản. Đó là xã hội phát triển ưu việt hơn các XH trước đó. Tiến lên CNXH là một xu thế tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử.
b. Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam
- Dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh
- Do nhân dân lao động làm chủ
- Có nền kinh tế phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại, công hữu về tư liệu sản xuất.
- Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
- Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột
- Các dân tộc trong nước đoàn kết, bình đẳng.
- Nhà nước của dân, do dân, vì dân
- Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới
 Như vậy: nước ta vừa có chủ nghĩa xã hội vừa chưa có chủ nghĩa xã hội.
4. Củng cố.
- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết
- Cho học sinh trả lời các câu hỏi
+ Hai giai đoạn phát triển của XH CSCN có gì khác nhau? Vì sao lại có sự khác nhau?
+ Theo em trong 8 đ.trưng, đặc nào được thể hiện rõ nhất trong cuộc sống hiện nay ở nước ta?
(Đó là đặc trưng: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8)
5. Dăn dò nhắc nhở.
Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp

File đính kèm:

  • docxxahoichunghia1.docx
Bài giảng liên quan