Bài Báo cáo môn nông nghiệp bền vững chủ đề: Nền nông nghiệp hóa học
Nền nông nghiệp hóa học là một bước chuyển tiếp, một bước đột phá mới quan trọng từ nền nông nghiệp du canh du cư sang nền nông nghiệp tiên tiến hơn trong giai đoạn hình thành và phát triển của hệ thống nông nghiệp thế giới. Nguồn gốc của sự chuyển biến đó là do nền nông nghiệp du canh du cư là một loại hình sản xuất nông nghiệp với đặc điểm là sự thay đổi nơi sản xuất hiện tại, tìm nơi sản xuất mới từ vùng này sang vùng khác, từ khu đất này sang khu đất khác sau khi nguồn tài nguyên, điều kiện tự nhiên tại chỗ đã sử dụng đến nghèo kiệt do các hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên.
ninh lương thực thực phẩm trên thế giới. III.2.2.2. Tiêu cực và giải pháp khắc phục Dư lượng độc chất gây tổn hại đến sức khỏe con người. Thuốc trừ sâu sẽ là con dao hai lưỡi, nó sẽ gây hại nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe con người nếu sử dụng không đúng liều lượng, không đúng cách: + Tổ chức WHO ước lượng mỗi năm 3% lao động trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển bị nhiễm độc thuốc trừ sâu. + Thập niên 90 ở Châu Phi mỗi năm 11 triệu người bị nhiễm độc. + Malaysia 7% nông dân bị ngộ độc hàng năm và 15 % bị ngộ độc ít nhất 1 lần trong đời. Ở Việt Nam trên 300 loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng (có cả các loại thuốc bị cấm như Wolfatox, Monitor, DDT) + Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép: 30% số mẫu đất có dư lương thuốc bảo vệ thực vật đã vượt quá tiêu chuẩn 2-40 lần. 55% mẫu không khí có nồng độ thuốc bảo vệ thực vật vượt quá tiêu chuẩn 2-10 lần. Trong quá trình lao động sản xuất nông nghiệp, người nông dân thường xuyên tiếp xúc với phân thuốc hóa học. Bên cạnh đó, một số nông dân không tuân thủ các quy tắc an toàn trong việc dùng phân thuốc hóa học. Ví dụ: Người nông dân ăn uống trong khi đang sử dụng phân thuốc hóa học, xịt thuốc đi ngược chiều gió, cho trẻ em nô đùa với thuốc bảo vệ thực vật. Hậu quả là, người nông dân dễ dàng mắc các bệnh về rối loạn tim mạch, phổi, thần kinh, hay bị các triệu chứng về da. Do đó, việc tập huấn cho người nông dân sử dụng thuốc hóa học, phân bón một cách hợp lý như: sử dụng thuốc, phân bón theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất, nhà khuyến nông, áp dụng đúng nguyên tắc 4 đúng đối với các loại thuốc hóa học, áp dụng 3 giảm 3 tăng đối với phân bón, con giống III.2.3. Đối với môi trường III.2.3.1. Tích cực Nền nông nghiệp hóa học góp phần cải tạo tốt các vùng đất bị bỏ hoang, bị nhiễm phèn, nhiễm mặn và hạn chế xói mòn đất do chặt phá rừng làm nương rẫy của nền nông nghiệp du canh du cư để lại, hạn chế được sự gây hại của sâu hại, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. III.2.3.2. Tiêu cực và giải pháp khắc phục Tình trạng thâm canh cao, đất đai không được nghỉ ngơi kết hợp với việc bón quá nhiều phân thuốc hóa học không kết hợp với việc dùng phân hữu cơ làm cho đất đai ngày càng chai sạn, chua hóa nhanh. Sử dụng phân thuốc không đúng kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc dẫn đến hậu quả nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng ruộng bị ô nhiễm. Phần dư của phân bón, thuốc hóa học khi sử dụng cho cây trồng, vật nuôi sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất. Các nguồn nước tiêu thoát từ ruộng lúa, kênh mương mới đào và nước thải từ nuôi trồng thủy sản đang là tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước. Chai lọ thuốc hóa học vứt bừa bãi sau khi dùng xong mưa xuống lương thuốc còn tồn đọng trong chai sẽ theo nước mưa trôi xuống kênh rạch gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: ảnh hưởng của thuốc trừ sâu và độc tính của nó lên thủy sinh vật gây ra sự biến đổi về mặt sinh lý, sinh trưởng và sinh sản của sinh vật Hình 1: Sự lưu chuyển của nông dược trong môi trường Vì vậy, trong bảo vệ môi trường cũng cần việc quản lý ban đầu, hạn chế cao nhất nguồn gây ô nhiễm và ngăn chặn ô nhiễm kịp thời, xử lý khi ô nhiễm còn sơ khai cũng là yếu tố quan trọng trong bảo vệ môi trường. Cần đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp khoa học nhằm xử lý bằng cách tận dụng, tái sử dụng nguồn gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho mọi người cũng có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường cho nông nghiệp, nông thôn phát triển hiệu quả, bền vững. III.3. Sự khác biệt giữa nền nông nghiệp hóa học và nền nông nghiệp du canh du cư và nền nông nghiệp bền vững Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa nền nông nghiệp hóa học và nền nông nghiệp du canh du cư và nền nông nghiệp bền vững: Bảng 1: Sự khác biệt giữa nền nông nghiệp hóa học và nền nông nghiệp du canh du cư và nền nông nghiệp bền vững Chỉ tiêu đánh giá Nông nghiệp du canh du cư Nông nghiệp hóa học Nông nghiệp bền vững Sử dụng hóa chất Không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong sản xuất Sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực phẩm, phân bón hóa học trong khâu sản xuất. Sử dụng các chế phẩm sinh học, các hóa chất, phân bón hữu cơ trong khâu sản xuất Khoa học kỹ thuật Không áp dụng khoa học kỹ thuật Áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ - tăng năng suất. Áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ cải thiện năng suất, chất lượng. Kinh tế Đáp ứng nhu cầu sống hằng ngày Chú trọng năng suất, không mang tính lâu dài Đảm bảo tăng năng suất kèm theo sử dụng lâu dài, bền vững. Môi trường Không chú ý đến môi trường, cải thiện đất. Tác động tiêu cực đến môi trường Không chú ý bảo vệ môi trường, cải thiện đất làm cho đất bạc màu, hoang hóa, môi trường bị ô nhiễm. Tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường Chú ý bảo vệ môi trường theo xu hướng sử dụng lâu dài, bền vững. Tác động tích cực đến môi trường Khuynh hướng sản xuất Người dân sản xuất theo khuynh hướng tụ cung, tự cấp Người dân sản xuất theo hướng hàng hóa và tự cung, tự cấp. Sản xuất theo hướng hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Loại hình sản xuất Chủ yếu là độc canh Thâm canh, luân canh Thâm canh, luân canh Cuộc sống người dân Cuộc sống bắp bênh, mai đây mai đó, không ổn định Cuộc sống người dân tương đối ổn định Cuộc sống người dân tương đối ổn định Tính phụ thuộc Chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên (nước tưới trong sản xuất) Phụ thuộc vào các loại giống có năng suất cao và trình độ canh tác Phụ thuộc vào các loại giống có năng suất cao và trình độ canh, khoa học kỹ thuật – công nghệ. Trình độ canh tác Trình độ canh tác thấp Trình độ canh tác cao Trình độ canh tác cao, tiên tiến hơn Xu hướng phát triển nền nông nghiệp hóa học và phương hướng giải quyết cho Việt Nam và cho thế giới IV.1. Xu hướng phát triển ở Việt Nam và trên thế giới Nền nông nghiệp hóa học từ khi hình thành và phát triển nó đã đem lại những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Nó ngày càng được chuyên môn hóa và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, mức độ thâm canh ngày càng cao, lạm dụng ngày càng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hàng loạt các biện pháp tăng năng suất cây trồng như trồng lúa 3 vụ, khai thác gỗ Tuy nhiên, nó chạy theo mục đích kinh tế là năng suất và sản lượng cao mà không quan tâm đến con người và môi trường sinh thái. Điều này đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng không thể dự báo trước được như: đất đai ngày càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước. Vì vậy, xu hướng phát triển của nền nông nghiệp hóa học trong tương lai sẽ là nền nông nghiệp bền vững, là nền nông nghiệp ít sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vào trong nông nghiệp, đặt mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu. Bên cạnh đó, năng suất sản xuất vẫn đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho người tiêu dùng. IV.2. Phương hướng giải quyết IV.2.1. Đối với thế giới Nền nông nghiệp thế giới không ngừng phát triển kéo theo đó là vấn đề bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh lương thực, sức khỏe của người tiêu dùng đang được xem là nhu cầu cấp thiết và mang tính toàn cầu. Cần xây dựng một mạng lưới quản lý môi trường nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương một cách chặt chẽ, lâu dài và bền vững. Đáng chú ý hơn nữa, chúng ta cần nâng cao chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản nhằm gắn với công tác bảo vệ môi trường, tăng sức cạnh tranh và hạn chế tác động xấu từ phía mặt trái của quá trình toàn cầu hóa. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường. Ngoài ra, cần áp dụng các mô hình có lợi cho con người và cho môi trường như: mô hình xử lý rác thải ô nhiễm môi trường, ứng dụng sản phẩm công nghệ sinh học bảo vệ thực vật trong sản xuất rau an toàn Do đó, nhiệm vụ của mỗi quốc gia trên thế giới không ngừng quan tâm, cũng không ngừng tăng cường hỗ trợ nhân rộng các mô hình mang lại hiệu quả, lợi ích lâu dài và bền vững cho con người môi trường và hạn chế các mô hình ảnh hưởng không tốt đối với con người và môi trường. IV.2.2. Đối với Việt Nam Trong thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về vấn đề đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, cải thiện tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống xung quanh một cách lâu dài và phát triển bền vững. Do đó, chúng ta cần đẩy mạnh công tác đảm bảo tốt an ninh lương thực thực phẩm, phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản sẽ góp phần nâng cao giá trị sử dụng và giá trị thương mại của sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, ổn định và vững chắc theo chiều sâu Xây dựng hệ thống xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường cần phải thực hiện phù hợp với thực tiễn của Việt Nam để từng bước hướng dẫn các doanh nghiệp, người sản xuất. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu các chế phẩm sinh học nhằm bảo tồn các nguồn sinh vật quý hiếm (nguồn Gen quý), khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý. Kết luận Nền nông nghiệp hóa học từ khi hình thành và phát triển mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho xã hội, tăng năng suất sản xuất nông nghiệp góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp thế giới. Ngoài ra, nó góp phần tích cực trong vấn đề bảo vệ an ninh lương thực toàn cầu, chuyên môn hóa các khâu trong hoạt động sản xuất, sử dụng máy móc thay thế con người. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của nền nông nghiệp hóa học thì nền nông nghiệp này đã ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường sinh thái. Do đó, nền nông nghiệp hóa học là sự phát triển tất yếu khách quan trong hệ thống nông nghiệp thế giới, vượt khỏi nền nông nghiệp du canh du cư lạc hậu, và nền nông nghiệp này cũng là tiền đề của một nền nông nghiệp mới, tiên tiến, an toàn, bền vững lâu dài và thân thiện với môi trường sinh thái.
File đính kèm:
- Noi dung.doc
- DANH SÁCH BẢNG.doc
- Muc luc.doc
- Tai lieu tham khao.doc