Bài Báo cáo Trào lưu văn hóa lãng mạn

A.Chủ nghĩa lãng mạn

Là một khuynh hướng thẩm mĩ lấy việc khẳng định cái tôi cá nhân để làm nguồn cản hứng chủ đạo. Một cái tôi không thỏa mãn với thực tại, tự tìm cách giải thoát khỏi thực tại bằng mộng tưởng và đắm mình vào cuộc sống nội tâm tràn đầy tình cảm, cảm xúc. Nó yêu tự do, thích sự độc đáo phi thường, có hứng thú giãi bày những cảm xúc mãnh liệt, đặc biệt là nỗi buồn đau,lòng sấu sứ, tình yêu say đắm,sự ngưỡng mộ tạo hóa và thượng đế.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài Báo cáo Trào lưu văn hóa lãng mạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
cảnh khách quan. Đặc biệt, tính 3.Quá trình phát triển của văn học lãng mạnB.Tiểu thuyết Tố TâmI.Vài nét về tác giả1.Tác giả:- Hoàng Ngọc Phách(1896–1973 ) - Hiệu là Song An,sinh ra trong một gia đình khoa bảng.Quê ở huyện Đức Tho, tỉnh Hà Tĩnh.Trong thời gian đi học ông đã tham gia nhiều phong trào bênh vực và bảo vệ học sinh.Năm 1919, sau khi đỗ CĐ tiểu học Pháp và bằng Thành Chung Nhà văn Hoàng NgọcPháchÔng trúng tuyển vào ban văn chương trường CĐ sư phạm- một ngành học và trường học danh giá bậc nhất lúc bấy giờ. Năm cuối ở trường này ông hoàn thành cuốn tiểu thuyết Tố Tâm Năm 1959, ông chuyển sang Viện văn học làm công tác nghiên cứu cho đến năm 1963 thì nghỉ hưu.Năm 1973, ông qua đời hưởng thọ 77 tuổi.Bìa cuốn tiểu Thuyết Tố Tâm2.Sự nghiệp văn học: - Tố Tâm- tiểu thuyết(1925) tính đến 1990 tái bản 24 lần. - Thời thế với văn chương- tiểu luận phê bình văn thơ(1941) - Đâu là chân lí(1941) - Bên bờ sông Lô(1966) -Chuyện trường Cao đẳng Sư phạm(1968) II. Tác phẩm1.Hoàn cảnh ra đời:- Sự thay đổi mạnh mẽ của hoàn cảnh lịch sử- xã hội, đặc biệt là cuộc khai thác thuộc địa lần 2, đất nước ta có sự thay đổi về mọi mặt.- Nền văn học cũng có những chuyển biến mới2.Tóm tắt:Tác phẩm kể về câu chuyện tình thơ mộng nhưng bi thương của đôi trai tài, gái sắc: Đạm Thủy – Tố Tâm, qua lời dẫn truyện của nhân vật ký giả.Trong một lần về quê nghỉ Tết, Đạm Thủy- một sinh viên CĐ sư phạm – vì bị mất ví và giấy tờ cần thiếtnên có cơ hội gặp Tố Tâm, cô con gái lớn xinh đẹp, nết na của bà Án. Tố Tâm khi còn bé học chữ Nho, sau học trường Pháp Việt, rất yêu văn chương, đã thầm yêu Đạm Thủy từ khi đọc văn thơ chàng trên báo. Nay do tình cờ gặp gỡ, tình cảm giữa 2 người nảy nở và càng trở nên sâu nặng. Nhưng đó là mối tình vô vọng: gia đình Đạm Thủy đã hỏi vợ cho chàng và chàng không muốn làm trái ý cha mẹ, còn Tố Tâm mặc dù yêu tha thiết Đạm Thủy nhưng cũng không muốn làm cho người vợ chưa cưới của chàng đau khổ. Bà Án biết Tố Tâm và Đạm Thủy yêu nhau, chỉ ‘ có ý giữ gìn” chứ không phản đối. Đến khi cậu Tú B dặm hỏi Tố Tâm,bà ưng gả nhưng nàng không thuậnTố Tâm và Đạm thủy thường xuyên trao đổi những bức thư tình, nhưng thư từ cũng không thể làm nguôi nỗi nhớ thương, họ thực sự có nhu cầu gặp nhau, cùng nhau trò chuyện. Hễ có điều kiện là hai người đi chơi vùng ngoại ô, có khi còn đi bãi biển Đồ Sơn. Đó là những ngày tháng xsay đắm và đẹp đẽ nhất của Đạm Thủy và Tố Tâm. Trước tình yêu trong sáng của Tố Tâm đã có lúc Đạm Thủy muốn vứt bỏ sự nghiệp để cùng nàng trốn đến một nơi nào đó để cùng hưởng hạnh phúc, nhưng nghĩ đến gia than lại đành thôi. Khi bà Án ốm nặng bà muốn Tố Tâm nhận lời lấy cậu út Tú để yên bề gia thất. Tố Tâm vì thương mẹ đã chiều theo ý bà. Lấy chồng xông, Tố Tâm nhuốm bệnh, 36 ngày sau thì qua đời.3.Nội dungNgười đọc thấy được lễ giáo phong kiến là trở ngại chia rẽ tình yêu của trai gái.Đề cao tự do yêu thương và hôn nhân.Lần đầu tiên trong lịch sử có một người phụ nữ dám tách tinh yêu ra khỏi tình vợ chồng.Cái chết của Tố Tâm , cuộc đấu tranh giữa tư tưỡng cũ với tư tưởng mới4.Nghệ thuậtKết cấu +Tố Tâm đã phá vỡ lối kết cấu truyền thống của truyện thơ Nôm giai đoạn trước, không chia tác phẩm thành ba phần: hội ngộ, biệt ly, đoàn viên mà thay đổi nó bằng cách kết truyện không có hậu.+ Thời gian nghệ thuật trong truyện bị đảo ngược, không còn lối kết cấu thời gian đơn tuyến mà thay vào đó là một thời gian tâm lí và không gian hồi tưởng. + Trong Tố Tâm Hoàng Ngọc Phách không phân chia nhân vật của mình làm hai tuyến chính - tà, thiện – ác như trong các truyện thơ Nôm.Ông kể lại mối tình giữa hai nhân vật chính Đạm Thủy – Tố Tâm và không để một nhân vật phản diện nào ngăn trở họ. Mối tình của họ tan vỡ là bởi luân lí đạo đức xã hội không cho phép hai người đến với nhau, chính vì vậy đây là tác phẩm đầu tiên đòi quyền sống cá nhân. Miêu tả+ tâm lý nhân vật: Mọi trạng thái tâm lý đều có cơ sở, có quá trình hình thành hợp lý. Để gặp và yêu ngay Tố Tâm, tiềm thức của Đạm Thủy đã lưu giữ gương mặt ấy ngay từ nhà quan huyện. Còn Tố Tâm đáp lại ngay chân tình của Đạm Thủy, bởi nàng, vì yêu thơ, mà đã từng yêu người trong mộng,... + Miêu tả thiên nhiên. Cảnh thiên nhiên trong Tố Tâm lần lượt hiện lên vô cùng sống động và rực rỡ. Thiên nhiên trong tác phẩm được khắc họa bằng ngòi bút tả chân tài hoa. Nó thoát khỏi mớ công thức tả cảnh ước lệ, ít nhiều đã được cá thể hóa. Nhà văn tả thiên nhiên không phải chỉ để tả tình. Thiên nhiên xuất hiện như một lối thoát cho những tâm hồn lãng mạn. Các nhân vật tìm đến thiên nhiên như để nối kết lại trường giao cảm giữa những tâm hồn lãng mạn đang quá cô đơn, đang bị ý thức hệ phong kiến cầm tù. Tố Tâm thực sự khai phá một không gian mới, khoáng đạt, mở hướng cho các tác phẩm sau này xây dựng nên những hình tượng thiên nhiên đầy quyến rũ. Ngôn ngữ: Trong Tố Tâm, nhiều hình thức tổ chức ngôn ngữ được sử dụng: đối thoại giữa các nhân vật, độc thoại nội tâm, ngôn ngữ người kể chuyện Nhìn chung, ngôn ngữ trong Tố Tâm là một thứ ngôn ngữ chải chuốt, giàu cảm xúc, đầy chất trữ tình, chất thơ,... Nó mang đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết lãng mạn. Ra đời lúc quốc văn còn trong thời kỳ phôi thai, trình độ tiểu thuyết còn thấp kém, có được một trình độ diễn đạt như thế, Tố Tâm đáng được ghi nhận công lao làm giàu chữ quốc ngữ.Phần nghệ thuật kể chuyện trong Tố Tâm cũng đáng được đề cao. Dù hầu hết được kết nối qua những đoạn văn, lá thư... nhưng tác phẩm vẫn thừa sức lôi cuốn, làm say mê người đọc từ đầu đến cuối truyện.Cốt truyện Ở Tố Tâm, các biến cố trong truyện đều nhằm khắc họa tính cách hai kiểu nhân vật: một thanh niên trí thức Tây học và một thiếu nữ, con nhà gia giáo, sống theo lối mới. Cốt truyện hấp dẫn không nhờ tình tiết ly kỳ mà vì tâm lý nhân vật được khai thác đến tận cùng những ngóc ngách sâu kín của nó. Nó không theo trình tự truyền thống: gặp gỡ – lưu lạc – đoàn viên. Theo kiểu hiện đại, nó kết thúc bằng bi kịch - bi kịch nhưng không đọng lại dư vị bi quan cho người đọc. Trái lại, bi kịch ấy đã làm rung chuyển nếp cảm, nếp nghĩ mòn xưa của người đọc thời bấy giờ. Sức mạnh ấy, các tiểu thuyết trước và cùng thời với Tố Tâm chưa hề có được.Hạn chế - Về nội dung, tác phẩm chưa xây dựng được điển hình cho một tầng lớp, một giai cấp. Bản thân Đạm Thủy chỉ là một cá nhân cô đơn - Về nghệ thuật, một số sự kiện trong truyện còn dài dòng, dàn trải, nhất là các đoạn đối thoại, những phần trích dẫn thư từ, hay những câu thơ xướng họa,... Điều này làm giảm đi độ căng của truyện, ít nhiều gây cảm giác nhàm chán cho người đọc. Giá như, tác phẩm được gọt bớt một số trang, dòng thừa thãi. Ví dụ, những đoạn đối thoại giữa Đạm Thủy với thằng bé người ở, hay những chỗ trích thư từ, nhật ký của Tố Tâm. C.TỰ LỰC VĂN ĐOÀN1. Khái niệm:Tự lực văn đoàn là tổ chức văn học đầu tiên của nước ta mang đầy đủ tính chất một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện đại. Hội đoàn ấy bắt đầu bằng một tờ báo, đấy là tờ Phong hóa .Hội đoàn ấy chính thức tuyên bố thành lập vào tháng Ba năm 1934, với một tôn chỉ gồm 10 điều mà chúng ta có thể tổng hợp lại trong 4 điểm văn hóa, xã hội, tư tưởng, con người. Bao gồm 7 thành viên: Nhất Linh( Nguyễn Tường Tam); Hoàng Đạo( Nguyễn Tường Long); Thạch Lam( Nguyễn Tường Vinh); Khái Hưng( Trần Khánh Dư); Tú Mỡ(Hồ Trọng Hiếu); Thế Lữ(Nguyễn Thứ Lễ); Xuân Diệu( Ngô Xuân Diệu)Hoàng ĐạoKhái HưngXuân DiệuNhất LinhThế LữTú MỡThạch LamXu hướng tiểu thuyết là đấu tranh cho chủ nghĩa cá nhân, khẳng định và giương cao lá cờ của chủ nghĩa cá nhân tư sảnNội dung sáng tácĐấu tranh giải phóng cá nhân, giải phóng bản ngã:Chống lễ giáo phong kiến, đòi quyền hạnh phúc cá nhân là vấn đề không mới, vốn đã được đặt ra từ lâu trong văn học Việt Nam: thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều (Nguyễn Du), Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách),Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã tiếp nối những truyền thống ấy của văn học dân tộc trong hoàn cảnh xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Tác phẩm Tự lực văn đoàn đều chĩa mũi nhọn đả kích lễ giáo phong kiến và nếp sống đại gia đình phong kiến với những tác phẩm như: “Nửa chừng xuân”, “Đoạn tuyệt”, “Lạnh lùng”, “Đôi bạn”, “Gia đình”, “Thoát ly”,. Họ hô hào giải phóng phụ nữ khỏi cảnh mẹ chồng nàng dâu, cảnh thủ tiết của những người phụ nữ trẻ góa bụa, đòi quyền hạnh phúc của đôi lứa yêu nhau. - Đề cao hạnh phúc cá nhân Tình yêu trong Tự lực văn đoàn muôn hình vạn trạng. Có tình yêu “bất vong bất diệt” của Lan và Ngọc dưới bóng Phật tổ (Hồn bướm mơ tiên - Khái Hưng), có tình yêu “trong giây phút mà thành thiên thu” như của Loan và Dũng (Đoạn tuyệt - Nhất Linh), có tình yêu lại mộc mạc, thủy chung như của Liên (Gánh hàng hoa - Nhất Linh và Khái Hưng),... Bên cạnh đó, còn có những cuộc tình vụng trộm, lén lút như Nhung trong “Lạnh lùng” của Nhất Linh, tình yêu lông bông tài tử của Nam trong “Đẹp” của Khái Hưng Viết về tình yêu trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, các nhà văn đã đề cao tình cảm trong sáng, thủy chung của những chàng trai, những cô gái. Tình yêu của họ phải vượt qua bao nhiêu ràng buộc khắt khe nhưng họ luôn đấu tranh bảo vệ hạnh phúc của mình. - Hình tượng người chiến sĩ cách mạng Một trong những nội dung xã hội của tiểu thuyết tự lực văn đoàn đó là hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong các tác phẩm, dù rằng hình ảnh này chỉ thoáng qua, non nớt, yếu ớt, lắm lúc lại bi quan. Người thanh niên không có lý tưởng, không cảm thấy được:  “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ  Mặt trời chân lí chói qua tim”  Hay không thể:  “Tôi buộc lòng tôi với mọi người  Để tình trang trải khắp nơi nơi”  Tư tưởng cải cách nông thôn Tinh thần cải cách thôn quê là ý chí, là lý tưởng của cả nhóm TLVĐ chứ không riêng một ai. Ngay từ đầu, Nhất Linh đã thể hiện trong tác phẩm Giấc mộng Từ Lâm(1927), trong đó có đoạn: “Tôi định có nhiều tiền tậu một cái đồn điền độ mấy ngàn mẫu vừa đồi vừa ruộngcốt nhất là giáo hóa cho dân . Không chỉ sáng tác văn học- Tự Lực Văn Đoàn còn trao giải thưởng cho các nhà văn không thuộc nhóm. Giải thưởng cứ 2 năm xét trao giải 1 lần- xét vào các năm lẻ. Giải thưởng chỉ trao cho các tác giả không thuộc nhóm vì vậy tính khách quan được “dư luận chung trong giới đánh giá rất cao”

File đính kèm:

  • pptchu_nghia_lang_man_To_Tam_Tu_luc_van_doan.ppt
Bài giảng liên quan