Bài dự thi: Em yêu lịch sử Việt Nam

Câu 1:

 - Vào ngày 06 tháng 12 năm 2012, UNESCO đã công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

 - Điều làm em tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là:

 +Truyền thuyết kể rằng: Âu Cơ lấy Lạc Long Quân được một thời gian thì sinh ra Bọc trăm trứng, trứng nở ra 100 người con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên”. Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười lăm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương. Là tổ tiên của dân tộc Việt cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng sâu nặng tình nghĩa anh em một nhà.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi: Em yêu lịch sử Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bài dự thi:
EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bài làm:
Câu 1:
 - Vào ngày 06 tháng 12 năm 2012, UNESCO đã công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. 
 - Điều làm em tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là:
 +Truyền thuyết kể rằng: Âu Cơ lấy Lạc Long Quân được một thời gian thì sinh ra Bọc trăm trứng, trứng nở ra 100 người con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên”. Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười lăm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương. Là tổ tiên của dân tộc Việt cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng sâu nặng tình nghĩa anh em một nhà.
 + Đây là hiện tượng không phải dân tộc nào cũng có. Trải qua thời kỳ lịch sử hết sức lâu dài, Việt Nam đã xây dựng được một biểu tượng, cố kết cộng đồng dân tộc tạo nên sức mạnh hết sức to lớn trong quá trình lịch sử. Nền tảng của việc thờ Quốc tổ chính là tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam có từ xa xưa, từ đó phát triển thành việc thờ Quốc tổ của toàn dân tộc. Điều đó lòng kính trọng tiền nhân, kính trọng tổ tiên của người Việt Nam được thế giới coi & công nhận là biểu tượng chung mang giá trị nhân bản: Con người phải có gốc rễ, cội nguồn
Câu 2:
 Sinh ra trong thời kỳ hoà bình không biết chiến tranh gian khổ là gì, nhưng qua những bài lịch sử em đã được học. Em không thể nào không nhớ đến cuộc chiến vĩ đại của dân tộc đánh dấu 1 bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử dân tộc'' Chiến dịch điện biên phủ ''. 
 Theo sách sử ghi rằng:
 Từ cuối năm 1953 thực dân Pháp đã đổ quân chiếm đóng Ðiện Biên và thành lập ở đây một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh được trang bị nhiều vũ khí hiện đại.Tại thung lũng Ðiện Biên đã diễn ra cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Việt Nam suốt 55 ngày đêm với đội quân viễn chinh xâm lược của thực dân Pháp (13/3/1954 - 7/5/1954).Ta thực hiện kế hoạch theo 3 đợt bắt sống tướng Ðờ Catri (De Castries) và toàn bộ ban chỉ huy, loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 quân địch. Chiến thắng Ðiện Biên Phủ đã gây một tiếng vang lớn chấn động địa cầu, khắp năm châu đều biết đến Ðiện Biên Phủ - Việt Nam.Em rất biết ơn & tự hào về QĐND Việt Nam & đại tướng Võ Nguyên Giáp. Em nguyện sẽ cố gắng học tập và noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Câu 3:
 -Trong lịch sử dân tộc Việt Nam em thích nhất là nhân vật vua Quang Trung.
 -Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế, vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam trong cuộc nội chiến và cả khi chống giặc ngoại xâm. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh (Trung Quốc) từ phía bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt.
Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40. Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn.
Cuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và cả trong văn học dân gian.
Câu 4:
 Quê em ở Quảng Trị miền đất của các vị anh hùng dân tộc ,đặc biệt là cố tổng bí thư Lê Duẩn. Và “Khu Di tích, khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn” là tên gọi chung cho một quần thể di tích bao gồm: Nhà lưu niệm cố bí thư Lê Duẩn – nơi sinh hoạt của gia đình bí thư từ khi chuyển từ Bích La Đông lên Hậu Kiên và hiện nay là nơi thờ tự hai cụ thân sinh và bí thư tại quê hương. Nhà tưởng niệm, là nơi tổ chức lễ viếng thăm của khách hành hương và khách tham quan. Nhà trưng bày lưu niệm là nơi trưng bày những hiện vật, tư liệu liên quan đến thân thế và sự nghiệp đồng chí Lê Duẩn.Khu di tích lưu niệm Tổng bí thư Lê Duẩn là một di tích lịch sử lưu niệm danh nhân tiêu biểu của Tỉnh Quảng Trị, gắn liền tuổi trẻ và những năm tháng hoạt động cách mạng của đồng chí ở quê nhà với sự tồn tại và phát triển của phong trào đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
 - Để bảo tồn các di sản văn hoá cần phải: + Triển khai, tuyên truyền phổ biến Luật Di Sản Văn Hoá đến mọi người dân, đặc biệt là lớp trẻ, học sinh, sinh viên,… để mọi người nhận thức được giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học… của di sản văn hoá và không quên về cội nguồn dân tộc + Chính quyền phải ban hành các quy chế, quy định về việc bảo tồn, bảo vệ các di sản văn hoá ở địa phương, nhanh chóng lập đề án công nhận các di sản văn hoá chưa được Nhà nước công nhận. + Trùng tu, tôn tạo các di sản văn hoá xuống cấp phải đảm bảo nguyên trạng ban đầu không phá vỡ tính chất “cổ” của di sản.
 + Có chính sách đãi ngộ hợp lí đối với những người làm công tác bảo tồn các di sản văn hoá. + Tổ chức tham quan, học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu về các di sản văn hoá cho mọi tầng lớp nhân dân. Đào tạo người thuyết minh di sản bài bản, cuốn hút, có chiều sâu để lại ấn tượng tốt đẹp cho người nghe. +Đào tạo tầng lớp kế thừa các di sản văn hoá phi vật thể, các nghệ nhân phải có truyền nhân thích hợp kế thừa mình phát triển di sản văn hoá đó. + “Xã hội hoá” công tác bảo tồn các di sản văn hoá để có nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn di sản. - Để phát huy giá trị các di sản văn hoá cần phải: + Hoàn hiện cơ sở hạ tầng, các công trình phụ, cảnh quan môi trường, các khu giải trí kèm theo các di sản văn hoá lớn. +Quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, internet, mạng xã hội,… về các di sản văn hoá đặc trưng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng. + Mở rộng dịch vụ bán hàng lưu niệm, đồ ăn nhanh, món ăn đặc sản vùng miền, … giá cả hợp lý. Phát hành các ấn phẩm sách báo về di sản văn hoá liên quan,… + Phối hợp chặc chẽ với ngành du lịch tổ chức các chuyến tham quan trật tự, nề nếp, an toàn hấp dẫn du khách và bạn bè quốc tế. +Đảm bảo công tác an ninh, vệ sinh, cứu hộ tại các di sản. Thường xuyên tổ chức góp ý,rút kinh nghiệm kịp thời các biểu hiện sai trái, tiêu cực, vi phạm thuần phong mỹ tục…
Câu 5:
 -Hai câu thơ trên là của Bác Hồ. -Có ý nghĩa là:Bác Hồ dạy chúng ta phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phải có quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ học sinh phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. “Biết” quá khứ để rút kinh nghiệm mà vận dụng cho hiện tại và tương lai. -Để người học yêu thích môn lịch sử thì trước hết:  +Người dạy phải là người yêu thích lịch sử.  +Dạy lịch sử cần phải liên hệ với thực tế những địa danh trong lịch sử đó bây giờ ở đâu? Tên gọi đã thay đổi như thế nào? Những vật dụng thời xa xưa thay đổi như thế nào qua thời gian? Nếu có hình ảnh minh hoạ trực quan thì càng tốt.  + Người dạy phải hướng người học vào câu chuyện lịch sử, dẫn giải từng bước giống như một đoạn phim ngắn trong một tập phim dài, luôn làm cho người học háo hức chờ đợi đến hồi kế tiếp.
  _____________________________________
TRƯỜNG: TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HẢI LĂNG
------------------------------------
BÀI DỰ THI
EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM
Họ & tên : LÊ THỊ CẨM CHI
Tháng 10 năm 2014
TRƯỜNG: TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HẢI LĂNG
------------------------------------
BÀI DỰ THI
EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM
Họ & tên : LÊ THỊ CẨM CHI
Tháng 10 năm 2014

File đính kèm:

  • docBai du thi lich su.doc
Bài giảng liên quan