Bài Dự Thi Tìm Hiểu 70 Năm Lịch Sử Đảng Bộ Đắk Lắk Và 35 Năm Chiến Thắng Buôn Ma Thuột

Câu 1. Tỉnh Đắk Lắk được thành lập từ năm nào? Tỉnh Đắk Lắk hiện nay có bao nhiêu huyện, thị, thành phố và tên gọi các huyện, thị, thành phố?

Trả lời.

Qua bao thăng trầm, biến cố nhập-tách, đến ngày 02/07/1923 tỉnh Đắk Lắk chính thức được thành lập khi toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định tách Đắk Lắk khỏi tỉnh Kon Tum.

Hiện nay tỉnh có 15 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện. Đó là: Thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Búk, huyện Ea Kar, huyện M'đrắk, huyện Krông Bông, huyện Krông Pắk, huyện Buôn Đôn, huyện Ea Suop, huyện KrôngANa, huyện CuKuin, huyện Ea H'leo, huyện Cư M'gar, huyện Krông Năng và huyện Lắk.

Câu 2. Vì sao Bộ Chính trị lại chọn Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu của chiến dịch Tây Nguyên? Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Buôn Ma Thuột (10/03/1975)?

Trả lời.

Buôn Ma Thuột là thị xã của tỉnh Đắk Lắk và cũng là thị xã lớn nhất ở Tây Nguyên, nằm trên trục đường chính hai quốc lộ 14 và quốc lộ 26, thuận lợi cho việc phát triển chiến đấu ra các tỉnh Tây Nguyên, xuống duyên hải miền Trung và Nam Bộ. Buôn Ma Thuột là vị trí chiến lược quan trọng ở nam Tây Nguyên nhưng lại tương đối cô lập xa các trung tâm quân sự lớn, hạn chế sự chi viện của đối phương. Buôn Ma Thuột và vùng phụ cận có địa thế rất thuận lợi cho tác chiến hợp đồng binh chủng, và ta chưa bố trí binh lực ở đây nên địch chủ quan, sơ hở hơn so với ở Pleiku và Kon Tum. Do đó một trận đánh lớn ở Buôn Ma Thuột sẽ tạo sự rung động mạnh mẽ về chiến lược làm đảo lộn thế phòng thủ của địch ở Tây Nguyên, uy hiếp lực lượng địch ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung, mở ra hướng tiến công quan trọng vào Sài Gòn. Với những phân tích chiến lược như trên, ngày 08/01/1975, Bộ Chính trị đã quyết định chọn Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu của chiến dịch Nam Tây Nguyên.

 

doc13 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 5037 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài Dự Thi Tìm Hiểu 70 Năm Lịch Sử Đảng Bộ Đắk Lắk Và 35 Năm Chiến Thắng Buôn Ma Thuột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 và đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả.
2. Tăng cường đoàn kết toàn dân, chăm lo xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, xây dựng mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng nhân dân vững mạnh.
3. Không ngừng xây dựng, chỉnh đốn Đảng vững mạnh cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Tổ chức Đảng và đảng viên.
4. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng đi vào chiều sâu, làm chuyển biến mạnh mẽ về chất.
Câu 7. Hãy viết về một tấm gương đảng viên tiêu biểu trong những năm đổi mới ở địa phương hoặc nơi công tác, học tập mà ông, bà, anh, chị, đồng chí tâm đắc nhất; hoặc viết về suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh qua 70 năm hình thành và phát triển.
Tấm gương Đảng viên tiêu biểu trong những năm đổi mới mà tôi tâm đắc là đồng chí Y Ngông Niê Kđăm, sinh ngày 13/08/1922 tại buôn Ea Sut, thị trấn Ea Pok, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk.
Xuất thân trong một gia đình nông dân, quê hương có nhà tù giam giữ, tù đày những tù chính trị yêu nước của thực dân Pháp, đồng chí đã sớm ý thức được "nước bị xâm lược, dân mất tự do", sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng trước cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Từ năm 1930 đến năm 1936 đồng chí theo học trường tiểu học Pháp - Đê (Franco - Êđê) tại thị xã Buôn Ma Thuột. Vào những năm cuối ở đây đồng chí đã tham gia Ban lãnh đạo học sinh đấu tranh chống chế độ lao động quá sức đối với học sinh, đòi đủ cơm ăn hàng ngày, đòi tăng giờ học, đòi được học bằng tiếng mẹ đẻ thay thế cho tiếng Pháp, được cấp học bổng cho những học sinh giỏi, cuối cùng thực dân Pháp phải chấp nhận.
Từ năm 1937-1940 đồng chí học tại trường Thành chung Quy Nhơn, tham gia tổ chức hướng đạo sinh, học tiếng Kinh và tham gia phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, cứu đói ở miền Bắc, bị thực dân Pháp tình nghi đuổi về quê.
Từ năm 1942-1945 đồng chí học y sỹ tại trường Y khoa Đông dương ở Sài Gòn, tham gia phong trào thanh niên yêu nước, một tổ chức Việt minh do những người cộng sản lãnh đạo.
Năm 1945 đồng chí tham gia phong trào Việt minh, vận động tổng khởi nghĩa ở tỉnh Đắk Lắk. Ngày 24/08/1945 chính quyền cách mạng ra mắt nhân dân, đồng chí được cử làm Phó chủ tịch UBND cách mạng tỉnh Đắk Lắk.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí được Đảng giao nhiều trọng trách:
- Đầu năm 1946 làm Phó ban quốc dân thiểu số miền Tây Nam Trung bộ, phụ trách xây dựng cơ sở vùng địch hậu.
- Cuối năm 1946 làm Phó giám đốc Nha dân tộc thiểu số Trung ương, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp quốc dân Việt nam.
- Năm 1947-1948 đồng chí học tại Trường Đại học y khoa.
- Năm 1950 đồng chí trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt nam và phục vụ trong quân đội. Từ năm 1950-1951 đồng chí làm Đội phó Đội điều trị phục vụ chiến dịch trung du. Năm 1952-1953 phục vụ chiến dịch tây bắc. Năm 1954 đồng chí là Phân viện phó Phân viện 9 phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Từ năm 1955-1967 đồng chí là giám đốc Trường dân tộc Trung ương.
- Từ năm 1968-1975 đồng chí làm phó giám đốc, rồi giám đốc trường Học sinh miền Nam tại Quế Lâm (Trung Quốc), Bí thư Đảng ủy nhà trường. Sau khi miền Nam được giải phóng, nước nhà thống nhất, đồng chí được điều về tham gia tỉnh ủy và làm Phó chủ tịch ủy ban hành chính tỉnh Đắk Lắk.
Tháng 09/1976 đồng chí được cử làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục, ủy viên Đảng đoàn Bộ Giáo dục.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12/1976) đồng chí được bầu là ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng, sau đó được cử giữ chức vụ Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch ủy ban hành chính tỉnh Đắk Lắk.
Năm 1979 đồng chí được bầu giữ chức Bí thư tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (03/1982) đồng chí được bầu là ủy viên BCH TW Đảng. Sau đại hội V của Đảng, đồng chí được tỉnh ủy bầu giữ chức Bí thư tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk đến cuối năm 1986.
Tháng 04/1987 đồng chí được điều về làm Hiệu trưởng trường Đại học Tây Nguyên.
Đồng chí là đại biểu Quốc hội 9 khoá liên tục từ khoá I (1946) đến khoá IX (1992-1997)
1981-1992 đồng chí là ủy viên Hội đồng Nhà nước, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1992-1997 đồng chí là ủy viên ủy ban thường vụ Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội khoá IX.
Là một trí thức giàu lòng yêu nước, sớm giác ngộ và gắn cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đồng chí luôn tin tưởng và đi theo sự lãnh đạo của Bác Hồ và Đảng cộng sản Việt Nam.
Trải qua gần 60 năm năm hoạt động liên tục, không mệt mỏi trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, công tác dân tộc, đồng chí đã được Đảng và nhân dân tín nhiệm giao đảm nhận nhiều cương vị trọng trách trong Đảng và Nhà nước.
Trong suốt cuộc đời phục vụ sự nghiệp cách mạng của mình, đồng chí luôn nêu tấm gương về lòng tận tụy, sự trung thành với cách mạng, với Tổ quốc, với nhân dân. Dù ở đâu, với bất kỳ cương vị công tác nào, đồng chí cũng luôn tích cực hoạt động và thể hiện là một trí thức vững vàng, kiên định con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa theo tấm gương của Bác Hồ vĩ đại.
Với lòng mong muốn phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước và các dân tộc thiểu số trên mọi miền của Tổ quốc, đồng chí đã có những cống hiến quan trọng cho sự nghiệp đại đoàn kết các dân tộc và là một trong những người có công lao trong việc xây dựng và phát triển chính sách dân tộc nước nhà.
Những người cộng tác gần gũi với đồng chí học tập ở đồng chí sự chân thành, thái độ làm việc nghiêm túc, nếp sống giản dị và gần gũi với mọi người. Đồng chí luôn được mọi người tin yêu và kính trọng.
Hơn nửa cuộc đời làm đại biểu Quốc hội, gắn với những hoạt động của Quốc hội đồng chí luôn xứng đáng là đại biểu của dân. Khi về công tác tại Quốc hội đồng chí đã tích cực tham gia thể chế hóa đường lối của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước đồng chí luôn tâm huyết, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng.
Với những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đồng chí đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận và tặng thưởng Huân chương Độc Lập hạng nhì, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và nhiều Huân Huy chương khác.
Đồng chí Y Ngông Niê Kđăm không còn nữa, nhưng lòng yêu nước, sự trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và những hoạt động của đồng chí về giáo dục - đào tạo, về chính trị - xã hội là những hình ảnh đẹp sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.
Cuộc đời không ngừng rèn luyện, phấn đấu, công lao và sự nghiệp cống hiến của đồng chí Y Ngông Niê Kđăm cho nhân dân tỉnh ta nói riêng và cho đất nước nói chung là một trong những tấm gương Đảng viên tiêu biểu, mẫu mực mà tôi tâm đắc.
Câu 8. Ông, bà, anh, chị, đồng chí cho biết điều tâm huyết nhất của mình muốn góp ý kiến để xây dựng Đảng bộ tỉnh đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới?
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Đảng bộ, quân và nhân dân Đắk Lắk cần phấn đấu hơn nữa nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư trọng tâm cho nông - lâm - ngư nghiệp, thương mại- dịch vụ, chú trọng phát triển công nghiệp - xây dựng. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội. Tăng kim ngạch xuất khẩu. Tạo việc làm mới cho người lao động, sử dụng và sử dụng hiệu quả đội ngũ trí thức trẻ đã qua đào tạo đại học, tuyển chọn lao động và đào tạo nghề. Bảo vệ và trồng mới cây phủ xanh đồi trọc. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và sức chiến đấu của Đảng viên trong tình hình mới.
Kỷ niệm 35 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, với niềm vinh dự và tự hào về truyền thống cách mạng hào hùng của địa phương, Đảng bộ, quân và nhân dân các dân tộc Đắk Lắk quyết tâm phát huy tinh thần cách mạng tiến công, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, tạo thế và lực để tiếp tục tiến lên trong những năm tiếp theo, quyết tâm xây dựng Đắk Lắk, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa, trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, xứng đáng với truyền thống, lịch sử cách mạng anh hùng.
Cuộc thi "Tìm hiểu 70 năm lịch sử Đảng bộ Đắk Lắk và 35 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột" là một dịp lớn để cán bộ công chức và nhân dân Đắk Lắk tìm hiểu, ôn lại, tự hào về lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đắk Lắk; là một dịp để mỗi chúng ta hiểu biết hơn và trân trọng về nơi mà mình và gia đình đang sống, đang xây dựng.
	Buôn Ma Thuột, ngày tháng năm 2010
	Người làm bài dự thi
+++++++
Nguồn: Internet. Tài liệu được biên tập từ nhiều nguồn, với thời gian có hạn, chưa có điều kiện kiểm chứng nên không tránh khỏi thiếu sót.
+++++++
NGỌC LINH SƠN
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ, THƯ VIỆN GIÁO DỤC TỔNG HỢP
cập nhật phần mềm, tài liệu cá nhân có trong quá trình làm việc, sử dụng máy tính và hỗ trợ cộng đồng:
+ Quản lý giáo dục, các hoạt động giáo dục;
+ Tin học, công nghệ thông tin;
+ Giáo trình, giáo án; đề thi, đề kiểm tra; tài liệu tham khảo (Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học, sau đại học);
+ Đề án, luận án, đề tài, luận văn, khóa luận;
Và các nội dung khác (Đảng CS, Đoàn TN, Đội TNTP; kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, thể thao).
Quản trị: Trần Quốc Thành, GV Toán, THPT Chu Văn An, BMT
Phone: 090 5 59 00 99, mail: ngoclinhson@gmail.com, Y!M: ngoclinhson
Keywords:
thư viện giáo dục, lý luận, phương pháp, quản lý, giáo dục, đào tạo, sư phạm, dạy học, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh, toán, toán học, giải tích, đại số, hình học, đề án, luận án, đề tài, luận văn, khóa luận, tiểu luận, chuyên đề, chủ đề, tự chọn, sáng kiến kinh nghiệm, tin học, công nghệ thông tin, download, phần mềm, máy tính, sách, ebook, văn, thơ, Trần Quốc Thành, Ngọc Linh Sơn, ngoclinhson, tài liệu, tư liệu, bài giảng, giáo trình, giáo án, đề thi, đề cương, ôn tập, kiểm tra
+++++++

File đính kèm:

  • docTim hieu 70 nam Lich su Dang bo Dak Lak va 30 nam Chien thang Buon MaThuot Bai du thi 2.doc
Bài giảng liên quan