Bài dự thi tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới

Câu 1: Luật Bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ để minh họa cho 2 khái niệm bất kỳ (15 điểm)?

 Trả lời:

 - Theo Điều 5 của luật bình đẳng giới quy định 8 thuật ngữ về bình đẳng giới. Nội dung như sau:

1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.

3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.

5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.

 

doc16 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 4268 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 trong cuộc sống gia đình và xã hội.
Câu 6: 
Theo anh chị, bản thân và cơ quan, tổ chức, địa phương nơi anh chị đang sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng giới được tốt hơn.
Trả lời:
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước các cấp đối với công tác phụ nữ, nhằm phấn đấu đến năm 2015, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, thu hẹp khoảng cách giới và nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực có sự bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao, tạo đà cho sự thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2020. Về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội.
Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị
- Rà soát các quy định của Đảng và Nhà nước về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, nghỉ hưu. Xác định những bất hợp lý và bất lợi đối với phụ nữ khi thực hiện những quy định này để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật Bình đẳng giới.
- Nâng cao vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực của cuộc sống thông qua tăng cường sự tham gia lãnh đạo và quản lý của phụ nữ; thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ; lồng ghép cơ chế, chính sách cụ thể về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nữ. Thực hiện công tác quy hoạch dài hạn cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ với các chỉ tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện.
- Xây dựng cơ chế đảm bảo thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào các quá trình ra quyết định và tăng tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở và từng cơ quan, đơn vị trong việc bảo đảm cho nữ cán bộ, công chức tham gia quản lý nhà nước.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức về công tác cán bộ nữ, góp phần xóa bỏ các định kiến, các quan niệm không phù hợp về vai trò của nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Đa dạng hóa các hình ảnh của nữ giới với các vai trò và nghề nghiệp khác nhau.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, trước hết là quy định về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm.
- Hỗ trợ việc nâng cao năng lực cho nữ lãnh đạo trẻ thông qua việc thực hiện các chương trình, dự án nâng cao năng lực.
Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộcthiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động
- Giảm chi phí tiếp cận việc làm và thời gian tìm việc của người lao động thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động, tư vấn về việc làm và về cơ hội đầu tư. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động và đào tạo nghề có tách biệt theo giới tính. Có các biện pháp cụ thể để khuyến khích đầu tư vào việc cung cấp thông tin về thị trường lao động.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách và mở rộng đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, nhất là đối với nhóm lao động mới; thực hiện các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của nữ giới và nam giới tham gia bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp, chú ý nhóm dễ bị tổn thương (như lao động di cư, lao động nghèo ở vùng nông thôn, vùng dân tộc).
- Bảo đảm các điều kiện để phụ nữ được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng giới các nguồn lực kinh tế (như đất canh tác, các nguồn vốn tín dụng, thông tin thị trường, thông tin về luật pháp, chính sách), bình đẳng về cơ hội tham gia sản xuất kinh doanh.
- Các chính sách, chương trình đào tạo nghề cần tập trung vào khu vực nông thôn, vùng dân tộc; thu hút nhiều lao động nữ; nâng cao tay nghề, kỹ năng, cách quản lý, kinh doanh phát triển tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng cũng như phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dân cư ở nông thôn. Có chính sách hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là cơ sở thu hút nhiều lao động nữ. Tiếp tục đầu tư phát triển và mở rộng hệ thống cơ sở dạy nghề.
- Bảo đảm các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm sử dụng ngân sách nhà nước thu hút nhiều học viên nữ. Xác định và bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu về nữ trong việc bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo cho người dân ở khu vực nông thôn và ven đô thị, vùng dân tộc, hỗ trợ họ áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và chế biến.
- Có chính sách ưu đãi đối với phụ nữ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất. Xây dựng chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ đối với phát triển kinh tế xã hội. Tăng cường các dự án kinh tế hỗ trợ cho các đối tượng phụ nữ ở những vùng khó khăn; phát triển các mô hình kinh tế trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và triển khai các biện pháp cần thiết để khắc phục tình trạng thiếu việc làm của phụ nữ ở nông thôn.
- Xây dựng và thực hiện chính sách đặc thù đối với lao động nữ làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xã, biên giới và là người dân tộc thiểu số.
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chính sách đối với lao động nữ nhằm bảo đảm tính hiệu quả, công bằng trong chính sách đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và chế độ nghỉ hưu.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Đưa nội dung về bình đẳng giới vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục, đặc biệt ở các cấp trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học. Đưa nội dung về giới vào các chương trình bồi dưỡng về quản lý nhà nước, đào tạo trung cấp, cao cấp lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt.
- Có những chính sách đặc thù cho một số nhóm đối tượng: chính sách, chương trình học bổng hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt có chính sách khuyến khích đối với trẻ em gái, phụ nữ nông thôn và vùng dân tộc thiểu số; chính sách đặc thù cho giáo dục mầm non ở vùng sâu, vùng xa và vùng có điều kiện khó khăn; chính sách thu hút giáo viên tiểu học và mầm non là nam giới.
- Vận động mọi gia đình động viên con em trong độ tuổi đi học, đặc biệt quan tâm giũp đỡ và tạo mọi điều kiện tới trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; củng cố và duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và xoá mù chữ, thực hiện tốt chính sách giáo dục đối với vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn.
- Rà soát để xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong hệ thống sách giáo khoa hiện nay.
- Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành giáo dục; xây dựng cơ sở dữ liệu có tách biệt theo giới tính, dân tộc ở các cấp học, bậc học.
Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
- Tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới. Đặc biệt, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản linh hoạt, dễ tiếp cận và miễn phí đối với phụ nữ và nam giới vùng dân tộc.
- Mở rộng mạng lưới tư vấn về sức khỏe sinh sản cho nam giới. Tăng cường đào tạo bác sỹ chuyên khoa nam tại các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh và cấp huyện.
- Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và nam giới. Tăng cường sự tham gia của nam giới vào việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Mở rộng các hoạt động truyền thông đối với người chưa thành niên về sức khỏe tình dục, tránh thai an toàn.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho ngành y tế, nhất là các trạm y tế cơ sở nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân nói chung và phụ nữ nói riêng. Đặc biệt quan tâm bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn.
- Yêu cầu các cơ quan, đơn vị hàng năm có kế hoạch tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công chức; Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người dân tại trạm y tế các xã, phường, thị trấn.
- Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và đặc biệt trong đào tạo sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại cho cán bộ làm công tác y tế.
- Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch của ngành y tế.
Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin
- Nâng cao nhận thức về giới cho người sản xuất các sản phẩm văn hóa, thông tin. Xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong các sản phẩm văn hóa, thông tin.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về giới trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng khu vực.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hoạt động và sản phẩm văn hóa, thông tin từ góc độ giới.
Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
- Đẩy mạnh việc xây dựng gia đình văn hóa, trong đó chú trọng tiêu chí bình đẳng giới trong gia đình.
- Chú trọng xây dựng mô hình các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, bình đẳng và không có bạo lực, thu hút sự tham gia tích cực của nam giới vào các hoạt động này.
- Xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình tư vấn, hỗ trợ phòng chống bạo lực trên cơ sở giới và buôn bán người; nhân rộng các mô hình thành công.
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới
- Bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở các cấp; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ, đặc biệt ở thôn, xóm, cụm dân cư. Xây dựng mạng lưới chuyên gia về giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Bồi dưỡng kỹ năng phân tích, đánh giá và lồng ghép giới cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia hoạch định chính sách và xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức các đợt tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới cho thành viên ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp.

File đính kèm:

  • docbai thi tim hieu ve binh dang gioi 2 (H).doc
Bài giảng liên quan