Bài dự thi “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới” - Lương Tuấn Vinh

Câu 1: Luật Bình đẳng giới được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào? Nêu chính sách

và nội dung quản lý nhà nước về Bình đẳng giới.

Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI nước CHXHCN Việt Nam

thông qua tại kì họp thứ X ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ

ngày 01 tháng 7 năm 2007.

* Những chính sách nhà nước về bình đẳng giới:

1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị kinh tế, văn hóa,

xã hội và gia đình, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ

hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự

phát triển.

2. Bảo vệ, hỗ trợ khi người mẹ mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ, tạo điều

kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình .

3. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu

cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới .

4. Khuyến khích cơ quan, tổ chức gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động

thúc đẩy bình đẳng giới.

pdf19 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1007 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới” - Lương Tuấn Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 nghèo, huy động mạnh mẽ các nguồn lực khác trong xã hội đã góp 
phần đưa tỷ lệ phụ nữ được tiếp cận với các dịch vụ y tế lên hơn 90%. Trên 50% 
số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn từ chương trình mục tiêu quốc 
gia về giảm nghèo, 45% phụ nữ được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội đã 
góp phần mạnh mẽ trong thành quả giảm nghèo ở Việt nam. Theo đánh giá của 
ngân hàng thế giới, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ 
14
phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là quốc gia đạt được sự thay đổi đổi nhanh 
chóng nhất về xóa bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Á 
(mục tiêu thứ 3 trong 8 mục tiêu thiên niên kỷ).
Tuy nhiên với nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác bình đẳng giới vẫn 
còn những hạn chế bất cập; nguyên tắc bình đẳng giới chưa được cụ thể hóa toàn 
diện và triệt để trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, một số quy định 
được ban hành nhưng thiếu chế tài, biện pháp, nguồn lực và cơ chế đủ mạnh để 
bảo đảm thực hiện. Chênh lệch về tỷ lệ nam nữ tham gia quản lý, lãnh đạo ở các 
cấp, các ngành khá cao (phụ nữ chưa bằng 1/3 nam giới). Tỷ lệ nữ là lao động 
phổ thông và công nhân chưa qua đào tạo cao hơn nam giới 1,5 lần. Lao động 
nữ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chỉ bằng 42% so với lao động nam. Thu 
nhập bình quân của lao động nữ bằng khoảng 79% lao động nam. Việc chăm sóc 
sức khỏe sinh sản chưa được quan tâm đầy đủ, công việc gia đình vẫn được coi 
là công việc không được trả công và phần lớn đều do phụ nữ đảm nhận, tư tưởng 
trọng nam khinh nữ vẫn còn nặng nề, tình trạng ngược đãi, bạo lực, buôn bán phụ 
nữ và trẻ em gái vẫn tồn tại.
 Vì sự tiến bộ của phụ nữ, để Pháp luật nói chung, Luật bình đẳng giới nói 
riêng đi vào cuộc sống, trách nhiệm của cá nhân tôi và của Trường PTDTNT Thái 
Nguyên nơi tôi đang công tác trong việc thúc đẩy bình đẳng giới như sau: 
Một là: Mỗi người, không phân biệt nam hay nữ cần tích cực tìm hiểu, 
nghiên cứu Luật bình đẳng giới; nghiên cứu, quán triệt các văn bản pháp quy về 
việc thúc đẩy bình đẳng giới.
Hai là: Nắm vững mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về 
giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát 
triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, 
củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã 
hội và gia đình. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia 
đình. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là nam, nữ không bị phân biệt đối 
xử về giới; biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về 
giới; chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về 
15
giới; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp 
luật.
Ba là: Nắm được bình đẳng giới trong các lĩnh vực đời sống xã hội nói 
chung và trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng. Trong lĩnh vực giáo dục và 
đào tạo: nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; nam, nữ bình 
đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; nam, nữ bình đẳng trong 
việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên 
môn, nghiệp vụ; nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng 
mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính 
phủ; biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao 
gồm: Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo và lao động nữ khu vực 
nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Bốn là: Nắm được các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; nắm được trách 
nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm 
bình đẳng giới.
 Năm là: Tích cực tuyên truyền và tham gia các hoạt động về Bình đẳng 
giới. Đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao 
nhận thức về giới, bình đẳng giới. Mở rộng đối tượng tuyên truyền, từ nam giới, 
đến nữ giới, đến cán bộ công đoàn, cán bộ công chức, nhân dân, học sinh Tăng 
cường mở các lớp tập huấn về kỹ năng lồng ghép giới cho cán bộ công đoàn, cán 
bộ lãnh đạo, quản lý để đưa được vấn đề giới vào trong kế hoạch giáo dục, bồi 
dưỡng, trong quy hoạch cán bộ, trong các văn bản báo cáo đánh giá, trong xây 
dựng, giám sát kiểm tra chính sách pháp luật, trong các cuộc họp  nâng tỷ lệ 
nữ trong các hoạt động, trong các cuộc họp, trong các tổ chức đoàn thể, bộ máy 
của Nhà trường, nâng tỷ lệ nam trong các hoạt động về giới nói riêngPhối hợp 
với các ban, ngành đoàn thể liên quan đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra giám 
sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và các chính sách liên quan đến lao 
động nữ. Tranh thủ sự ủng hộ của các nguồn lực về công tác tổ chức các hoạt 
động về giới, bình đẳng giới. Nâng cao trách nhiệm cá nhân, đơn vị trong việc 
16
nghiên cứu các kỹ năng lồng ghép vấn đề giới vào trong các chương trình, kế 
hoạch và hoạt động của đơn vị.
Câu 6:
? Theo anh/chị, bản thân anh/chị và cơ quan, tổ chức, địa phương nơi 
anh chị làm việc hoặc sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng giới được 
tốt hơn? 
Trả lời
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và hiệu quả 
quản lí của các cơ quan nhà nước các cấp đối với công tác phụ nữ, nhằm phấn đấu 
đến năm 2015, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, thu hẹp khoảng cách 
giới và nâng vị thế của người phụ nữ trong một số lĩnh vực có sự bất bình đẳng 
hoặc nguy cơ mất bình đẳng giới cao, tạo đà cho sự thực hiện thành công các mục 
tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2020.
Điều 28 của Luật bình đẳng giới quy định Uỷ ban nhân dân các cấp có 
trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu quốc gia về bình 
đẳng giới tại địa phương; trình Hội đồng nhân dân ban hành hoặc ban hành văn 
bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện 
pháp luật về bình đẳng giới ở địa phương; thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi 
phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới; tổ chức, chỉ đạo 
việc tuyên truyền, giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân 
địa phương.
Điều 29 của Luật bình đẳng giới quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 
các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm:Tham gia xây dựng chính 
sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của 
pháp luật; bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức; tham gia giám sát việc thực hiện 
pháp luật bình đẳng giới; tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên 
17
thực hiện bình đẳng giới.
Điều 30 của Luật bình đẳng giới quy định trách nhiệm của Hội Liên hiệp 
phụ nữ Việt Nam: Thực hiện các quy định tại Điều 29 của Luật này; tổ chức các 
hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phối hợp 
với cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ tiêu chuẩn ứng 
cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia 
quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị; thực hiện phản biện xã hội 
đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới...
Điều 31 của Luật bình đẳng giới quy định trong công tác tổ chức, cán bộ, 
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm: 
Bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ bình đẳng trong 
việc làm, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm và hưởng phúc lợi;bảo đảm việc đánh giá cán 
bộ, công chức, viên chức, người lao động trên nguyên tắc bình đẳng giới.
Trong hoạt động, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã 
hội có trách nhiệm: Xác định thực trạng bình đẳng giới, xây dựng và bảo đảm 
thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức mình và có báo cáo hằng 
năm; giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, công chức, viên 
chức, người lao động do mình quản lý; có biện pháp khuyến khích cán bộ, công 
chức, viên chức, người lao động thực hiện bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức 
và gia đình; tạo điều kiện phát triển các cơ sở phúc lợi xã hội, các dịch vụ hỗ trợ 
nhằm giảm nhẹ gánh nặng lao động gia đình...
 Điều 32 của Luật bình đẳng giới quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức 
khác(không thuộc trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này như các cơ quan, 
tổ chức kinh tế, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt 
Nam...) có trách nhiệm: Phải bảo đảm cho nam, nữ bình đẳng trong tham gia và 
thụ hưởng; báo cáo hoặc cung cấp kịp thời thông tin về bình đẳng giới trong cơ 
quan, tổ chức theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền; bố trí cán bộ hoạt động về 
bình đẳng giới; tổ chức nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm tăng 
18
cường bình đẳng giới; dành nguồn tài chính cho các hoạt động bình đẳng giới; tổ 
chức hệ thống nhà trẻ phù hợp để lao động nam, nữ kết hợp hài hoà giữa lao động 
sản xuất và lao động gia đình; hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng 
mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi; tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ 
hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con...
Điều 33 của Luật bình đẳng giới quy định một số điểm mới: gia đình có 
trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, 
hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới; giáo dục các thành viên có 
trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình; đối xử công bằng, 
tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các 
hoạt động khác.
Điều 34 của Luật bình đẳng giới quy định công dân có trách nhiệm: Học 
tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới;thực hiện và hướng 
dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới; phê phán, 
ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới; giám sát việc thực hiện và bảo 
đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân.
 Cao Lộc, ngày 28 tháng 9 năm 2012 
 Người Viết Bài 
 Lương Tuấn Vinh
19

File đính kèm:

  • pdfBài dự thi bình đẳng giới _Lương Tuấn Vinh.doc.pdf
Bài giảng liên quan