Bài Dự Thi “Tìm Hiểu Công Tác Phòng Chống Và Kiểm Soát Ma Tuý Trong Đoàn Viên, Thanh Niên” Năm 2012
Câu 1. Bạn hãy cho biết ma túy là gì? Ma túy ảnh hưởng như thế nào đến bản thân, gia đình và xã hội?
Cừu 2. Bạn hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn tới việc mắc nghiện ma túy? Tái nghiện ma túy là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới việc tái nghiện ma túy và tác hại của việc tái nghiện ma túy?
Câu 3. Bạn hãy nêu những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống ma túy? Ngày Quốc tế phòng chống ma túy là ngày nào? Ý nghĩa của ngày quốc tế phòng chống ma túy?
Câu 4. Bạn hãy nêu quy trình các bước tố giác tội phạm ma túy, điểm tệ nạn ma túy; phát giác người nghi nghiện ma túy tại hội nghị cơ quan, đơn vị bạn? Các hình thức phát giác, tố giác; số điện thoại của cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh khi cần cung cấp thông tin phát giác, tố giác người có biểu hiện vi phạm về ma túy?
Câu 5. Bạn hãy cho biết những kết quả cơ bản đã đạt được trong công tác phòng chống ma túy của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010? Những mục tiêu trong công tác phòng chống và kiểm soát ma túy của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La giai đoạn 2011- 2015?
Câu 6. Bạn hãy cho biết những nhiệm vụ và giải pháp tăng cường đấu tranh với tội phạm ma túy và phòng chống tái trồng cây thuốc phiện trên địa bàn tỉnh Sơn La?
Câu 7. Bạn hãy cho biết những tiêu chí để xây dựng cơ quan, đơn vị trở thành đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy? Những giải pháp để giữ vững và xây dựng đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy tại cơ quan, đơn vị bạn?
Câu 8. Bạn hãy cho biết Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Sơn La đã triển khai những nhiệm vụ gì trong công tác phòng chống ma túy? Hãy nêu một hoạt động tiêu biểu của đoàn, hội tại địa phương, đơn vị bạn?
dân tộc tỉnh Sơn La. 2- Mục tiêu 2.1- Đến năm 2015, khống chế tỷ lệ người nghiện ma tuý trong danh sách quản lý dưới 0,1% dân số toàn tỉnh; không phát sinh người nghiện ma tuý mới, kiên trì trong cai tái nghiện, khống chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tái nghiện; hỗ trợ vốn, tạo việc làm ổn định cho tối thiểu 30% số người sau chữa trị cai nghiện không tái nghiện. 2.2- Sử dụng mọi biện pháp ngăn chặn nguồn cung cấp ma tuý từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh; vận động toàn dân thường xuyên tố giác và tích cực tham gia đấu tranh với tội phạm ma tuý; kiên quyết đấu tranh, triệt xoá tất cả các điểm tệ nạn ma tuý, bóc gỡ các đường dây mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các chất ma tuý. Bàn giao địa bàn sạch về ma tuý cho chính quyền các cấp quản lý, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và thành tiêu chí trong việc xét các danh hiệu thi đua hàng năm. 2.3- Xoá bỏ việc trồng và tái trồng cây có chất ma tuý, thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng sản xuất phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân. 2.4- Kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc lưu thông, sử dụng các tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần. 2.5- Đến năm 2015: 100% số xã, phường, thị trấn, bản, tiểu khu, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đạt hoặc cơ bản đạt tiêu chuẩn không có ma tuý; trong đó có 90% đạt tiêu chuẩn không có ma tuý. Câu 6- Bạn hãy cho biết những nhiệm vụ và giải pháp để tăng cường công tác đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma tuý; phòng chống tái trồng cây thuốc phiện trên địa bàn tỉnh Sơn La. * Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: 1- Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo 2- Lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục 3- Chỉ đạo công tác đấu tranh với tội phạm về ma tuý 4- Chỉ đạo điều trị, phục hồi chức năng người nghiện và quản lý sau cai nghiện ma tuý 5- Chỉ đạo giữ vững và xây dựng xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; trường học không có ma tuý Nhiệm vụ và giải pháp phòng chống tái trồng cây thuốc phiện: * Nhiệm vụ: Xoá bỏ toàn bộ diện tích tái trồng cây có chất ma tuý trên địa bàn toàn tỉnh, hỗ trợ đồng bào trong chuyển hướng sản xuất. * Giải pháp: - Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh trong công tác phòng chống tái trồng cây có chứa chất ma túy; - Vận động nhân dân ký cam kết không tái trồng cây có chứa chất ma túy; tố giác, phát giác những người có hành vi vi phạm, tái trồng - Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, phát hiện kịp thời và kiên quyết tổ chức phá nhổ toàn bộ diện tích trồng và tái trồng cây có chất ma tuý, đồng thời lập hồ sơ xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm theo quy định. - Triển khai việc lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, thay thế cây thuốc phiện với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác. Đẩy mạnh việc chuyển đổi, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào quá trình sản xuất, phát triển cây trồng, vật nuôi, thay thế cây có chất ma tuý, đặc biệt là ở những vùng có điều kiện, khả năng tái trồng cây có chứa chất ma túy. - Phát triển cơ sở hạ tầng, văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội, tạo nguồn thu nhập ổn định, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở vùng thực hiện xoá bỏ và thay thế việc trồng cây có chứa chất ma tuý. Câu 7- Bạn hãy cho biết những tiêu chí để xây dựng cơ quan, đơn vị trở thành đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy ? Những giải pháp để giữ vững và xây dựng đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy tại cơ quan, đơn vị bạn ? * Tiêu chí để xây dựng cơ quan, đơn vị trở thành đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy: Căn cứ Quyết định số 2608/QĐ-UBND ngày 09/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Tiêu chí đánh giá, chấm điểm thực hiện công tác phòng, chống ma tuý, gồm 5 Tiêu chí như sau: 1. Tiêu chí 1: Công tác tổ chức, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma tuý 2. Tiêu chí 2: Công tác hỗ trợ cắt cơn và cai nghiện đối với người mắc nghiện ma tuý 3. Tiêu chí 3: Công tác giải quyết điểm tệ nạn ma tuý 4. Tiêu chí 4: Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý 4. Tiêu chí 5: Công tác phòng chống tái trồng cây có chứa chất ma tuý * Những giải pháp để giữ vững và xây dựng đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy tại cơ quan đơn vị: - Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục - Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý - Công tác hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện ma tuý, quản lý cai nghiện - Xoá bỏ và thay thế các loại cây có chứa chất ma tuý Câu 8- Bạn hãy cho biết Đoàn Thanh niên CSHCM tỉnh Sơn La đã triển khai những nhiệm vụ gì trong công tác phòng chống ma tuý? Hãy nêu một hoạt động tiêu biểu của đoàn, hội tại địa phương, đơn vị bạn? - Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ đoàn chủ chốt, cán bộ đoàn cấp cơ sở, đội ngũ tuyên truyền viên về công tác phòng chống ma tuý. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng chống và kiểm soát ma tuý đến cơ sở. Các sản phẩm truyền thông được lựa chọn, phù hợp với các đối tượng thanh niên ở từng vùng, miền khác nhau như: + Các loại tờ rơi tuyên truyền về công tác phòng chống ma tuý + Tranh cổ động về ma tuý và chồng cây thay thế cây thuốc phiện + Các loại băng hình, băng catset tuyên truyền phòng chống ma tuý + Các cụm tranh pa nô tuyên truyền - Tổ chức thường xuyên các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh ở các cấp độ và phạm vi khác nhau. Các chiến dịch truyền thông phòng chống ma tuý nhằm huy động các đối tượng xã hội, các tổ chức tham gia kết hợp với các lực lượng, nhất là công an để về truyền thông nâng cao nhận thức, vừa truy quét các ổ nhóm buôn bán, tàng trữ ma tuý - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ma tuý, thi tuyên truyền văn hoá văn nghệ về phòng chống ma tuý. Tổ chức hội trại thanh niên đoàn kết phòng chống ma tuý. Đây là loại hình tự giáo dục rất có hiệu quả và có tác động sâu rộng đến mọi tầng lớp thanh niên. - Đoàn thanh niên các cấp tiếp tục xây dựng mô hình các câu lạc bộ, các đội giáo dục đồng đẳngCoi đây là một mục tiêu đổi mới phương thức tập hợp đoàn kết giáo dục thanh niên, nhất là thanh niên chậm tiến, thanh niên vùng sâu vùng xa. Thực hiện giáo dục một cách có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức, định hướng hành vi tích cực và tạo được phong trào quần chúng trong cuộc đấu tranh phòng chống ma tuý. Câu 9- Là một đoàn viên, thanh niên bạn sẽ làm gì để đóng góp chung vào công tác phòng chống ma túy chung của tỉnh Sơn La. - Không ngừng nghiên cứu, học tập, tìm hiểu các văn bản, chủ trương chính sách của Trung ương của tỉnh về công tác phòng chống ma tuý, tìm hiểu về tác hại và hiểm hoạ của tệ nạn ma tuý để chủ động phòng ngừa. - Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền về công tác phòng chống ma tuý do đoàn, hội các cấp phát động. - Phát giác người nghiện, nghi nghiện ma tuý, tham gia công tác tình nguyện thực hiện việc vận động người nghiện ma tuý tự nguyện đi hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện, cai tái nghiện tại các cơ sở nhà nước. Tố giác người phạm tội về ma tuý, người tái trồng cây có chứa chất ma tuý trên địa bàn. - Thực hiện sự phân công của đoàn, hội các cấp về việc giúp đỡ đoàn viên thanh niên mắc nghiện ma tuý thực hiện quy trình quản lý của tỉnh, không tái nghiện ma tuý. - Phối hợp với các tổ chức giúp đỡ người nghiện ma túy có việc làm ổn định, tái hoà nhập cộng đồng. - Tham gia các đội thanh niên tình nguyện, câu lạc bộ đồng đẳng, tổ an ninh nhân dân, ban bảo vệ dân phố tham gia quản lý địa bàn, đảm bảo an ninh trật tự. Tích cực tham gia xây dựng đoàn, hội nơi đang sinh hoạt đạt tiêu chuẩn không có ma tuý. Câu 10- Bạn hãy viết một bài không quá 1500 từ về một trong các nội dung sau: Phước là một cậu thanh niên 23 tuổi do ham chơi và bị đám người nghiện ngập ngoài xã hội dụ dỗ, lôi kéo. Phước nghĩ nếu cuộc sống của mình sau này nếu cứ như vậy thì không có tương lai và con đường phía trước sẽ là địa ngục. Nên Phước đã quyết định cách ly khỏi đám bạn nghiện, gói ghém quần áo, lương thực mang lên núi Chóp Chài làm trang trại để tự cai nghiện. Phước đã trải qua bao vật vã, đau đớn về thể xác, song cuối cùng mong ước loại trừ heroin ra khỏi cơ thể cũng có kết quả. Phước trở thành điển hình tự cai nghiện, được nhận nhiều giấy khen của chính quyền và các đoàn thể ở huyện, tỉnh, đặc biệt Phước còn vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ LĐTB&XH. Từ kinh nghiệm của bản thân mình, Phước nảy ra ý tưởng táo bạo, đó là dùng trang trại của mình để làm cơ sở cai nghiện ma tuý và phòng, chống tái nghiện. Bởi, Phước suy nghĩ rằng, ở trang trại trên núi Chóp Chài, người nghiện sẽ được cách ly hoàn toàn với môi trường có ma tuý và có thể tham gia chăn nuôi, sản xuất, tự nuôi sống bản thân mình trong thời gian cai nghiện. Phước lập đề án gửi chính quyền xã, huyện... Nhưng rồi, dự định của Phước không thực hiện được. Tuy vậy, Phước không bỏ cuộc, không từ bỏ ý nghĩ chia sẻ, động viên những người nghiện ma tuý để giúp họ tăng thêm nghị lực, từ bỏ "cái chết trắng" trở về hoà nhập cộng đồng. Phước quyết định xuống núi tham gia đội ngũ giáo dục đồng đẳng phòng, chống ma tuý của tỉnh, làm nhân viên dự án tiếp cận cộng đồng của LIFE/GAP... Tham gia nhóm giáo dục đồng đẳng, Phước chẳng những tìm gặp, vận động các con nghiện ở xã Bình Trị cai nghiện, mà còn đi các xã lân cận trong huyện Thăng Bình, rồi lên Hiệp Đức, Tiên Phước... Cũng có người nghe theo lời Phước, song cũng có đối tượng chửi bới, thậm chí đe doạ mạng sống của Phước. Nhưng, không vì thế mà Phước chán nản. Bởi vì, bên Phước còn có các cô, bác trong cấp uỷ, chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội giúp đỡ; nhất là sự hỗ trợ của các cán bộ, chiến sĩ Công an. "Đã có một số người nghe lời em từ bỏ ma tuý làm lại cuộc đời. Chỉ điều ấy thôi em đã hạnh phúc rất nhiều" - Phước nói và cười thật tươi nói, nụ cười mãn nguyện của chàng trai trẻ đã từ bỏ ma tuý, trở về làm những việc có ích cho đời...
File đính kèm:
- BÀI DỰ THI MA TUÝ.doc