Bài giảng Bài 1: Dân Cư Trong Luật Quốc Tế

Dân cư trong luật quốc gia thì chủ yếu qui định về công dân

Dân cư trong luật quốc tế là tổng hợp tất cả những người sinh sống trong 1 nước sở tại, bao gồm

Công dân nước sở tại  có quốc tịch của quốc gia sở tại

Người nước ngòai

Người không quốc tịch

 

doc24 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 1: Dân Cư Trong Luật Quốc Tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hân phận ngọai giao nhất định, họat động trong những dịp đặc biệt, những công vụ mang tính nghi thức lễ tân xã giao à Ví dụ việc chia vui, chia buồn 
IV	Cơ quan lãnh sự
Có rất nhiều tương đồng với cơ quan ngọai giao à chỉ cần phân biệt thông qua các điểm khác biệt 
1	Khái niệm
Lãnh sự cũng là 1 lọai cơ quan quan hệ đối ngọai của nhà nước, có trụ sở trên lãnh thổ quốc gia sở tại nhưng được lập ra là để thực hiện chức năng lãnh sự ở trong 1 khu vực lãnh thổ nhất định ( khu vực lãnh sự ) của quốc gia sở tại trên cơ sở thỏa thuận giữa 2 quốc gia hữu quan à được xác định trong hiệp định lãnh sự 
Trong khi đó cơ quan ngọai giao lại đại diện cho quốc gia, có phạm vi họat động bao trùm trên tòan bộ lãnh thổ quốc gia sở tại
Nếu cơ quan đại diện ngọai giao được lập thành 1 cơ quan duy nhất, đóng tại thủ đô nước sở tại thì cơ quan lãnh sự có thể không được thành lập hay được thành lập thành một hay nhiều cơ quan trên nhiều khu vực lãnh thổ khác nhau à tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan và phụ thuộc vào nhu cầu công việc lãnh sự cụ thể ( có tính chất hành chính tư pháp như cấp visa, con nuôi, giám hộ, kết hôn  ) : thường có ở các thành phố lớn của quốc gia sở tại nơi có nhiều công dân của quốc gia đó sinh sống làm việc
Khác biệt về tính chất quan hệ 
Quan hệ ngọai giao có tính chất chính trị, đại diện : được xác lập sau khi các bên công nhận tư cách chủ thể của nhau, quyết định thành lập quan hệ giữa các quốc gia à được cụ thể ở điều 6 công ước Viên 1961
Quan hệ lãnh sự có tính hành chính, tư pháp quốc tế à được cụ thể hóa ở diều 15 công ước Viên 1961 : như là 1 công chứng viên, 1 hộ tịch viên
Quan hệ lãnh sự có tính chất độc lập tương đối với quan hệ ngọai giao : do có bản chất khác nhau. Nếu không có thỏa thuận nào khác, khi thiết lập quan hệ ngọai giao thì quan hệ lãnh sự cũng được chấp nhận. Nhưng khi quan hệ ngọai giao bị cắt đứt thì quan hệ lãnh sự có thể vẫn tồn tại. 
Ví dụ Việt nam có quan hệ lãnh sự với Đài loan tuy chưa thiết lập quan hệ ngọai giao
Quan hệ ngọai giao có liên hệ mật thíêt với quan hệ lãnh sự : các chức năng ngọai giao đã bao hàm các chức năng lãnh sự à Trong cơ quan ngọai giao luôn có phòng lãnh sự, họat động tương tự như cơ quan lãnh sự
IV	Quyền ưu đãi và miễn trừ ngọai giao lãnh sự 
1	Khái niệm
Ưu đãi và miễn trừ ngọai giao lãnh sự là quyền ưu tiên đặc biệt mà quốc gia sở tại trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc tế dành cho cơ quan đại diện ngọai giao, cơ quan lãnh sự và thành viên của các cơ quan này, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trên thực hiện tốt chức năng của mình 
Xuất phát từ các tập quán quốc tế xa xưa : nguyên tắc có đi có lại, sứ thần được bất khả xâm phạm về thân thể . Luật quốc tế hiện đại thừa nhận việc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia : không quốc gia nào được phán xét, xét xử quốc gia khác à quyền miễn trừ tư pháp của các quốc gia. Khi viên chức ngọai giao thực hiện quan hệ ngọai giao giữa quốc gia này với quốc gia khác thì người này đang đại diện cho quyền lợi của cả dân tộc, quốc gia mình à được hưởng sự đối xử đặc biệt khởi nguồn từ sự tôn trọng bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia 
Đối tượng được thụ hưởng trực tiếp các quyền này là cơ quan ngọai giao và thành viên của cơ quan ngọai giao
Căn cứ vào đối tượng được thụ hưởng, chia ra 2 lọai 
Cơ quan ngọai giao và cơ quan lãnh sự
Thành viên của các cơ quan này
2	Hệ thống quyền ưu đãi và miễn trừ ngọai giao lãnh sự của cơ quan đại diện ngọai giao và cơ quan lãnh sự
Công ước Viên 1961 và 1963 qui định cụ thể
Cơ quan đại diện ngọai giao à có quyền đầy đủ và cao nhất
Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở ( điều 20-29 ) : trụ sở được xem là “lãnh thổ” của quốc gia được đại diện, mang tính chất tuyệt đối ( chính quyền sở tại không có quyền vào can thiệp chỉ trừ khi người đứng đầu cơ quan ngọai giao đã đồng ý ) nghĩa vụ của quốc gia sở tại nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền này, sự an tòan, an ninh của cơ quan này.
Chú ý	Chỉ được hưởng quyền bất khả xâm phạm về trụ sở khi trụ sở được sử dụng đúng chức năng của cơ quan đại diện ngọai giao
Tài sản của trụ sở, phương tiện giao thông cũng không thể bị trưng dụng, trưng mua, tịch thu, bị thi hành án, bị khám xét
Quyền miễn thuế và lệ phí ( như thuế nhập khẩu cho các thiết bị nhập vào để phục vụ cho công việc chính thức của cơ quan : xe, văn phòng phẩm; các thuế đánh vào các lệ phí có từ các họat động chức năng chính thức của cơ quan ) Nhưng các phí cụ thể như Tiền điện nước điện thọai intenet . Vẫn phải đóng
Quyền tự do liên lạc với quốc gia mình, các cơ quan ngọai giao của các quốc gia khác ( trừ các máy phát tin bằng vô tuyến điện phải có sự cho phép của quốc gia sở tại do liên quan đến an ninh quốc phòng )
Quyền treo quốc kỳ quốc huy à phương tiện giao thông xe được treo quốc kỳ cho dù sử dụng vào việc công hay việc tư ( do cơ quan ngọai giao mang tính chất chính trị )
Cơ quan lãnh sự à có quyền hạn chế hơn do sự khác biệt về tính chất pháp lý và địa vị pháp lý
Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở : Tương tự cơ quan ngọai giao nhưng có ngọai lệ là khi xảy ra tai biến ( cháy nổ hỏa họan ) thì chính quyền sở tại có quyền vào can thiệp ( xem như người đứng đầu cơ quan lãnh sự đã đồng ý ) : có tính tương đối
Về tài sản thì tương tự nhưng có ngọai lệ là trong trường hợp vì lợi ích, an ninh công cộng của quốc gia sở tại thì quốc gia sở tại có quyền trưng dụng, trưng mua  với điều kiện quốc gia sở tại phải bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng
Quyền treo quốc kỳ quốc huy à hạn chế hơn : chỉ phương tiện giao thông sử dụng vào việc công, ngay cả khi là xe của người đứng đầu cơ quan lãnh sự ( do tính chất hành chính của cơ quan lãnh sự )
Hệ thống quyền ưu đãi và miễn trừ ngọai giao cho thành viên
Viên chức ngọai giao ( người có thân phận ngọai giao ) được hưởng quyền rộng nhất và đầy đủ nhất
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể 1 cách tuyệt đối : viên chức ngọai giao không thể bị bắt, tạm giữ tạm giam dưới bất kỳ hình thức nào, quốc gia sở tại có nghĩa vụ phải đối xử viên chức ngọai giao 1 cách trọng thị
Quyền miễn trừ về xét xử hình sự 1 cách tuyệt đối : viên chức ngọai giao không thể bị đem ra xét xử trước tòa án quốc gia sở tại mà phải giải quyết thông qua con đường ngọai giao
Quyền miễn trừ xử phạt hành chính 1 cách tuyệt đối : viên chức ngọai giao
Quyền miễn trừ xử phạt dân sự : tương đối à khi tham gia các vụ kiện dân sự với tư cách cá nhân thì viên chức ngọai giao không được hưởng quyền miễn trừ vàphải chịu sự xét xử của tòa án quốc gia sở tại 
Ví dụ 	Nếu đại sứ có liên quan đến những lĩnh vực sau thì vẫn phải ra tòa mà không thể viện dẫn quyền miễn trừ xét xử 
vụ kiện về nghề nghiệp, thương mại
người được hưởng thừa kế, người quản lý di chúc
tranh chấp trong việc mua bán bất động sản
So sánh 
Cơ quan đại diện ngọai giao 
Quan hệ ngọai giao mang tính chính trị à đại diện cho quốc gia để làm việc với quốc gia sở tại
Thực hiện các chức năng ngọai giao, bao gồm cả chức năng lãnh sự ( thành lập phòng lãnh sự trong cơ quan ngọai giao )
Mang tính chất vĩ mô
Chỉ 1 và đặt tại thủ đô
Luôn luôn là cơ quan chính thức ( đại sứ quán, khâm sứ quán, đại biện quán )
Trình tự bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan ngọai giao hòan tòan khác ( phải gởi hồ sơ lý lịch của ứng cử viên đại sứ cho bộ ngọai giao quốc gia sở tại xem xét để quyết định đồng ý hay không, phải do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm )
Hệ thống quyền ưu đãi và miễn trừ ngọai giao ( viên chức ngọai giao, nhân viên hành chính, nhân viên phục vụ )
Cho cơ quan : trọn vẹn và tuyệt đối ( ví dụ trụ sở được xem như là lãnh thổ, bất khả xâm phạm và nước sở tại phải bảo vệ tuyệt đối ) Tài sản tuyệt đối không được trưng thu, trưng mua
Viên chức ngọai giao : hưởng tuyệt đối quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không buộc phải ra làm chứng, trong khi thi hành công vụ thì được miễn trừ tư pháp hành chính; được miễn trừ tư pháp hành chính tuyệt đối ; những vụ kiện liên quan bất động sản liên quan sở hữu của viên chức ngọai giao thì vẫn phải ra hầu tòa 
Nhân viên hành chính và nhân viên phục vụ của cơ quan ngọai giao và cơ quan lãnh sự thì hưởng quyền như nhau ( thực tế thường do công dân quốc gia sở tại đảm nhận )
Cơ quan lãnh sự 
Quan hệ lãnh sự mang tính kinh tế, thương mại tư pháp
Thực hiện chức năng lãnh sự
Mang tính chất vi mô
Có 1 hay nhiều cơ quan lãnh sự, đặt ở những thành phố lớn có nền kinh tế phát triển, tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các quốc gia 
Có thể có lãnh sự danh dự ( có tính tùy nghi, không bao gồm 1 bộ máy mà chỉ là 1 cá nhân am hiểu pháp luật, họat động kinh tế, văn hóa của quốc gia sở tại, không nằm trong biên chế cơ quan lãnh sự hay ngọai giao )
Trình tự bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan lãnh sự khá đơn giản ( sau khi xem xét đồng ý hồ sơ, quốc gia sở tại quyết định cấp giấy chứng nhận lãnh sự ) 
Hệ thống quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự 
Cho cơ quan : không có tính tuyệt đối như cơ quan ngọai giao ( trong các trường hợp đặc biệt thì cơ quan có thẩm quyền có thể vào ). Tài sản có thể được trưng thu, trưng mua
Viên chức lãnh sự có thể bị bắt giữ , truy tố, xét xử tại tòa án quốc gia sở tại nếu phạm trọng tội ( có hình phạt nặng hơn 7 năm tù giam ), phải ra làm chứng trước tòa trong các vụ việc liên quan; trong khi thi hành công vụ thì được miễn trừ tư pháp hành chính
Nhân viên hành chính và nhân viên phục vụ của cơ quan ngọai giao và cơ quan lãnh sự thì hưởng quyền như nhau ( thực tế thường do công dân quốc gia sở tại đảm nhận )
Ghi chú :	
Điều 38 công ước Viên 1961 qui định à người Việt nam được bổ nhiệm làm viên chức ngọai giao Pháp thì vẫn được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ nhưng mức độ hẹp hơn : vẫn bị áp dụng tư pháp tài phán trong quá trình làm việc trừ khi Việt nam quyết định giành quyền ưu đãi không áp dụng
Persona no grata ( tuyên bố bất tín nhiệm ) à viên chức ngọai giao bị tuyên bố bất tín nhiệm trong vòng 72 giờ phải ra khỏi lãnh thổ quốc gia sở tại 
Viên chức ngọai giao không thể tuyên bố từ bỏ quyền ưu đãi miễn trừ ngọai giao do đây là ưu đãi của quốc gia này dành cho quốc gia kia, chứ không phải là ưu đãi của quốc gia dành cho cá nhân

File đính kèm:

  • docKhái quát về LQT.doc