Bài giảng Bài 1: Đột biến gen
I. ĐỘT BIẾN VÀ THỂ ĐỘT BIẾN.
-Đột biến: là những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở mức độ phân tử (AND) hoặc ở cấp độ tế bào (nst)
-Nguyên nhân chung: do tác nhân lý hóa trong môi trường, hoặc do những rối loạn các quá trình sinh lý hóa sinh trong tế bào.
Thể đột biến: và những cá thể mang đột biến và đã biểu hiện ra kiểu hình
CHƯƠNG III : BIẾN DỊBài 1: ĐỘT BIẾN GENI. ĐỘT BIẾN VÀ THỂ ĐỘT BIẾN. -Đột biến: là những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở mức độï phân tử (AND) hoặc ở cấp độ tế bào (nst) -Nguyên nhân chung: do tác nhân lý hóa trong môi trường, hoặc do những rối loạn các quá trình sinh lý hóa sinh trong tế bào.Thể đột biến: và những cá thể mang đột biến øvà đã biểu hiện ra kiểu hìnhII ĐỘT BIẾN GEN. -KN: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc vài cặp nu, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử AND. -Thường gặp 4 dạng : +Mất một cặp nu. +Thêm một cặp nu. +Thay thế một cặp nu. +Đảo vị trí một cặp nu.III. CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐBG. -Các tác nhân ĐB sẽ gây rối loạn quá trình tự nhân đôi của AND hoặc nối đoạn bị đứt vào AND ở vị trí mới. -ĐBG không chỉ phụ thuộc vào loại, tác nhân, cường độ liều lượng tác nhân, mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Gen bền vững thì ít bị ĐB,gen không bền thì dễ bị ĐB. -VD:gen quy định nhóm máu có a len:IA,IB,IO. Có 6 kg khác nhau,4 loại nhóm máu.IV. CƠ CHẾ BIỂU HIỆN ĐỘT BIẾN GEN. - Đột biến khi đã phát sinh sẽ được “ tái bản “ qua cơ chế tự nhân đôi AND. a)Đột biến giao tử: nếu đột biến phát sinh trong giảm phân, xảy ra ở một tế bào sinh dục nào đó, qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử. +nếu là đột biến trội, nó sẽ biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến đó. +nếu là đột biến lặn, nó sẽ đi vào hợp tử trong cặp gen dị hợp và bị gen trội át đi. Qua giao phối đột biến lặn được phát tán trong quần thể và sẽ biểu hiện ở tình trạng đồng hợp lặn. b)Đột biến xô ma -Đột biến xảy ra trong nguyên phân, tại 1 tế >bào sinh dưỡng, rồi được nhân lên trong 1 mô, có thể biểu hiện ở một phần cơ thể, tạo nên các thể khảm. Vd: ở hoa giấy màu tím, thỉnh thoảng 1 số cành trắng, đỏ . . . +ĐB xôma không di truyền qua sinh sản hữu tính.c)Đột biến tiền phôi : -Đột biến xảy ra ở những lần phân bào đầu tiên của hợp tử, trong giai đoạn tử 2 đến 8 tế bào. - Đột biến tiền phôi được di truyền qua sinh sản hữu tính.V.HẬU QUẢ CỦA ĐỘT BIẾN GEN. -Biến đổi trong dãy nu của gen dẫn đến biến đổi trong cấu trúc Marn, dẫn đến biến đổi trong cấu trúc prôtên biểu hiện thành biến đổi đột ngột, gián đoạn một hoặc một số t.trạng, ở một hoặc vài cá thể. -Đột biến thay thế hay đảo vị một cặp chỉ ảnh hưởng đến một aa. Đột biến mất hoặc thêm một cặp sẽ làm thay đổi các bộ ba mã hóa trên AND từ điểm xảy ra đột biến đến cuối gen, do đó làm thay đổi cấu tạo của chuỗi pôli từ điểm có nu đột biến -Phần lớn các ĐBG là có hại vì nó gây rối loạn quá trình tổng hợp protein, đặc biệt là ĐB ở các gen quy định cấu trúc enzim. -Tuy nhiên có một số trung tính hoặc có lợi.CÂU HỎI GIÁO KHOA VÀ TRẢ LỜI1)Đột biến gen là gì? Các dạng thường gặp? (Trả lời)2)Nguyên nhân và cơ chế phát sinh Đột biến ? (Trả lời)3)Cơ chế biểu hiện Đột biến gen? (Trả lời)4) Hậu quả của Đột biến gen? Vì sao đa số Đột biến gen là có hại? (Trả lời)
File đính kèm:
- BAI1DB~1.ppt