Bài giảng Baì 1- Mục tiêu, nội dung chương trình thể dục 12
- TD là một môn học, là hoạt động chủ yếu của công tác GDTC, một mặt của giáo dục toàn diện ở nhà trường, nhằm trang bị cho HS những knến thức và kĩ năng cơ bản để rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực, giúp HS giải toả những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên.
- Việc dạy và học TD trong trường phổ thông góp phần giữ gìn sức khoẻ, phát triển thể lực, nâng cao chất lượng con người Việt nam và chuẩn bị cho người lao động tương lai đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước
- Giáo dục THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học ĐH, CĐ, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống.
BAỉI 1 Leõ Thanh Haỷi THPT Soỏ 1 Phuứ Myừ – Bỡnh ẹũnh Trường thpt Số 1 PHù Mỹ Tổ: thể dục Bài 1 Một sô vấn đề chung chương trình TD 12 Một số phương pháp tập luyện phát triển sức mạnh 1. Một số vấn đề chung TD 12 - TD là một môn học, là hoạt động chủ yếu của công tác GDTC, một mặt của giáo dục toàn diện ở nhà trường, nhằm trang bị cho HS những knến thức và kĩ năng cơ bản để rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực, giúp HS giải toả những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên. - Việc dạy và học TD trong trường phổ thông góp phần giữ gìn sức khoẻ, phát triển thể lực, nâng cao chất lượng con người Việt nam và chuẩn bị cho người lao động tương lai đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước Giáo dục THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học ĐH, CĐ, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống. - Cấu trúc nội dung chương trình theo kiểu đồng tâm vừa kế thừa, nâng cao vừa bổ sung nội dung mới bao gồm phân “mềm”. Phần “cứng”. Đánh giá cần coi trọng cả kiến thức, kĩ năng, thành tích (thể hiện sự tăng tiến về thể lực), sự cố gắng và sự tiến bộ của HS. - Kết thúc mỗi nội dung học, học kỳ và cuối năm học học sinh sẽ được tiến hành kiểm tra đánh giá, xếp loại học lực cũng như đánh giá xếp loại thể lực chung. 2. Nội dung chương trình TD lớp 10 a. Lí thuyết chung b. Thể dục nhịp điệu + TD nhịp điệu Nữ (10 động tác) + TD liên hoàn Nam (50 động tác) c. Chạy tiếp sức 4 x 100m d. Chạy bền (kiểm tra Nam 1000m, Nữ 500m) e. Nhảy xa kiểu “ưỡn thân” f. Đá cầu g. Cầu lông h. Thể thao tự chọn 2 trong 5 môn: - Bóng đá - Bóng chuyền - Bóng rổ - Đẩy tạ - Bơi lội 2. Một số phương pháp tập luyện phát triển sức mạnh a. Khái niệm: SM là một trong các yếu tố thể lực, đó là khả năng tạo ra lực cơ học bằng nỗ lực cơ bắp. Nói cách khác là năng lực khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống lại nó bằng co rút của cơ bắp Trong LĐ cũng như trong hoạt động TDTT, việc phát huy SM luôn găn với tố chất SN và tố chất SB. Do vậy căn cứ vào mối quan hệ giữa SM với SN và SM với SB, người ta thường phân biệt: SM tối đa (đơn thuần), SM nhanh, SM bền SM tối đa: Là SM lớn nhất có thể sinh ra khi co cơ tối đa SM nhanh: (còn gọi là SM tốc độ) là năng lực phát huy SM trong một khoảng thời gian ngắn nhất bằng sự co cơ nhanh SM bền: là năng lực duy trì SM trong một thời gian vận động kéo dài. Các loại SM không liên quan trực tiếp với nhau. b. ý nghĩa của việc tập luyện SM: Tập luyện SM thường được tiến hành thông qua việc khắc phục một trọng lượng nhất định, như tạ hoặc trọng lượng của bản thân người tập. Quá trình này tạo nên những kích thích và những biến đổi về chức năng của cơ thể và cơ bắp. Tập luyện SM thường xuyên thì sự cung cấp máu cho cơ bắp sẽ được tăng cường, quá trình trao đổi chất trong cơ thể cao hơn lúc bình thường. Nhờ đó mà cơ bắp nở nang, xương tăng độ dày và phát triển vững chắc Tập luyện SM còn góp phần nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thần kinh – cơ và rèn luyện ý chí Tập luyện nâng cao SM của cơ bắp là tiền đề thuận lợi cho việc học, hoàn thiện các kĩ năng vận động cơ bản và các kĩ thuật thể thao; Là cơ sở để nâng cao thành tích thể thao và nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra việc tập luyện SM còn làm tiêu hao năng lượng mỡ thừa, tạo cho cơ thể có vóc dáng khoẻ, đẹp; Làm nảy sinh nhưng tình cảm lành mạnh, hướng tới cái đẹp và các hành động nhân văn, lứa tuổi HS THPT là lứa tuổi rất thuận lợi để phát triển SM.
File đính kèm:
- TD 12 ly thuyet tiet 1.ppt