Bài giảng Bài 1: Tôn trọng lẽ phải - Nguyễn Thị Thu Trang

 1. Kiến thức:

 - Giúp học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải? Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

 - Học sinh nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người phải tôn trọng lẽ phải?

 2. Thái độ:

 - Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những gương tốt trong xã hội.

 - Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.`

 

doc69 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 1: Tôn trọng lẽ phải - Nguyễn Thị Thu Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng dạy và học:
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 Tác hại của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? HS cần phải làm gì?
 Nêu một số biện pháp phòng tránh các tai nạn do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?
Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: (2 phút)
GV cần quyển SGK trên tay và nói: Cuốn sách này là của tôi. GV đã khẳng định điều này với quyển sách. GV là chủ sở hữu của quyển sách. Để hiểu rõ hơn về quyền sở hữu chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
7 phút
6 phút
12 phút
6 phút
5 phút
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặt vấn đề.- Cho HS thảo luận nhóm.
? Nhóm1,2,3: Những người sau đây có quyền gì?
( Hãy chọn đúng các mục tương ứng. )
1. Người chủ chiếc xe máy.
2. Người được giao giữ xe.
3. Người mượn xe.
a. Giữ gìn bảo quản xe.
b. Sử dụng xe để đi.
c. Bán, tặng cho người khác.
? Nhóm 4,5,6: Người chủ xe máy có quyền gì?
1. Cất giữ trong nhà.
2. Dùng để đi lại, chở hàng.
3. Bán, tặng cho, mượn.
a. Chiếm hữu.
b. Sử dụng.
c. Định đoạt.
- Giải thích: Chiếm hữu là chiếm giữ tài sản.
Định đoạt là quyền quyết định tài sản.
Sử dụng là dùng đúng mục đích.
? Chiếc Bình cổ do ông An tìm được, có thuộc về ông An không? Vì Sao?
- Ông An có quyền bán bình cổ đó không? Vì sao?
- Kết luận chúng ta đã tìm hiểu quyền sở hữu và quyền sở hữu gồm 3 quyền. Cụ thể các quyền đó như thế nào chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
* Hoạt động 3: Xác định những tài sản thuộc quyền công dân.
? Kể tên những loại tài sản nào thuộc quyền sở hữu của công dân?
? Gia đình em có những loại tài sản gì?
? Nhà ở của gia đình do nhà nước cấp, gia đình em có quyền sử dụng ngôi nhà đó không?
? Cô Hạnh có người bà con gửi biếu tiền, cô có được sở hữu ngôi nhà này không?
- GV: Treo bảng phụ và hướng dẫn HS điền câu trả lời vào bảng và gọi tên các loại tài sản.
Quyền sở hữu tài sản gì
Ví dụ tài sản.
- Tư liệu sinh hoạt.
- Thu nhập hợp pháp.
- Góp vốn kinh doanh.
- Tư liệu sản xuất.
- Của cải để dành.
* Hoạt động 4:Tìm hiểu nội dung bài học.
? Quyền sở hữu của công dân là gì?
GV: Đọc điều 58 HP 1992 và điều 175 Bộ luật Hình sự (SGK).
? Quyền sở hữu tài sản bao gồm những quyền gì?
? Quyền chiếm hữu là gì?
? Trong 3 quyền trên, quyền nào là quan trọng nhất?
? Công dân có những quyền sở hữu nào?
? Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của công dân được nhà nước qui định như thế nào? Ví dụ?
- Liên hệ giáo dục cho HS
? Vì sao phải tôn trọng người khác? Nó thể hiện phẩm chất gì? ( trung thực )
? Nhà nước có bảo vệ quyền sở hữu của công dân hay không?
* Hoạt động 5: Tìm hiểu quyết định của pháp luật.
? Những tài sản nào được nhà nước qui định đăng kí quyền sở hữu? Vì sao?
.
? Đăng kí quyền sở hữu có phải là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản không?
? Nêu 1 số biện pháp của nhà nước về bảo vệ tài sản của công dân?
* Hoạt động 6: Làm bài tập SGK
Các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời.
- 1c, 2a, 3b.
1a, 2b, 3c.
- Bình cổ không thuộc về ông An, vì bình cổ thuộc về nhà nước, ônh An không có quyền bán bình cổ vì chỉ có chủ sở hữu bình cổ mới có quyền bán. Đó là cơ quan văn hoá hoặc bảo tàng.
- Nhà ở, tủ lạnh, quạt, ti vi, lương phụ cấp đi làm, trâu, bò, heo, gà, vịt, xe máy, xe đạp
- HS trả lời.
- Không, vì ngôi nhà này thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
- Được.
- Tủ lạnh, quạt, ti vi..
- Tiền lương
- Nuôi tôm, mở cửa hàng
- Tiền tiết kiệm, vàng
Bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền định đoạt, quyền sử dụng.
- Quyền định đoạt yài sản là quan trọng nhất. Vì quyền này quyết định đối với tài sản như bán, cho, tặng
- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác. Ví dụ: Nhặt được của rơi trả lại người mất. Khi vay nợ phải trả đầy đủ đúng hẹn. Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu, nếu làm hư hỏng phải sữa chữa, bồi thường
HS trả lời.
- Nhà ở, đất đai, xe máy. Vì có đăng kí thì nhà nước mới bảo vệ.
- Đăng kí quyền sở hữu là là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản.
- Quyết định quyền và nghĩa vụ, cách thức bảo vệ tài sản, phải đăng kí quyền sở hữu, qui định hình thức, biện pháp xử lí. quyết định trách nhiệm của công dân, tuyên truỳen giáo dục công dân.
I. Tìm hiểu vấn đề: ( SGK )
II. Nội dung bài học:
1.Quyền sở hữu của công dân: Là quyền của công dân đối với tài sản của mình.
2. Quyền sở hữu tài sản gồm:
- Quyền chiếm hữu: trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.
- Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị tài sản đó.
- Quyền định đoạt tài sản là là quyền quyết định đối với tài sản như: mua, bán, tặng, cho
3. Công dân có các quyền:
- Thu nhập hợp pháp.
- Để dành của cải.
- Sở hữu nhà ở.
- Sở hữu tư liệu sinh hoạt.
- Sở hữu vốn và tài sản trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
4.Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, không được xâm phạm đến tài sản cá nhân, nhà nước, tập thể
5. Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân.
3. Củng cố: (3 phút)
Cho HS làm bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ.
4. Dặn dò: (1 phút)
Học bài cũ, soạn bài 17.
* Rút kinh nghiệm: . 
 Ngày soạn: 25 / 02 / 2008.
Tuần 24 - Tiết 24. 
Bài 17: NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNGCỘNG. 
I Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được tài sản của nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lí.
2. Thái độ: Hình thành và nâng cao cho HS ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
3. Kĩ năng: Biết tôn trọng tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng, dũng cảm đấu tranh ngăn cản các hành vi xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
II. Tài liệu và phương tiện: Hiến pháp năm 1992, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự
III. Hoạt động dạy và học:
Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Quyền sở gữu tài sản bao gồm những quyền nào? Trong các quyền đó quyền nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Công dân có quyền sở hữu tài sản nào? Cho ví dụ?
Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài mới: ( 2 phút )
6 phút
7 phút
15 phút
5 phút
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề.
- Cho HS đọc phần đặt vấn đề SGK
? Em hãy cho biết ý kiến các bạn và ý kiến của Lan giải thích, ý kiến nào đúng ý kiến nào sai? Vì sao?
? Ở trường hợp Lan e xử lí mhư thế nào?
? Qua tình huống này chúng ta rút ra bài học gì?
Chuyển ý.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu những biểu hiện của việc tôn trọng tài sản của nhà nước.
- Cho HS thảo luận nhóm:
? Nhóm 1,2,3: Kể tên một số tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng mà em biết?
- Cho HS dọc điều 78 SGK
? Nhóm 4,5,6: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng của công dân?
? HS có trách nhiệm như thế nào về tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng?
- GV: Đưa tình huống: Hoàng và An trong giờ ra chơi hay nô đùa, xxô đẩy nhau. Hoàng đẩy An vào cánh cửa kính và làm 6 ô cửa kính bị vỡ.
? Hoàng và An đã vi phạm gì?
? Nhà trường sẽ xử lí hành vi 2 bạn như thế nào?
* Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung bài học.
? Tài sản của nhà nước bao gồm những loại gì?
? Tài sản của nhà nước thuộc quyền sở hữu của ai?
? Khai thác quyền lợi từ các tài sản đó phục vụ cho nhân dân thì được gọi là gì?
? Lợi ích công cộng là gì?
? Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng như thế nào?
? Công dân có nghĩa vụ như thế nào đối với tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng?
? Nhà nước quản lí tài sản và lợi ích công cộng theo phương thức nào?
- Cho HS đọc Điều 78 Hiến pháp năm 1992. Điều 144 Bộ luật hình sự.
? Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tài sản của nhà nước, tiết kiệm, tham ô, lãng phí.
* Hoạt động 5: Làm bài tập SGK
- Một HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Ý kiến của Lan là đúng. Vì rừng là tài sản của quốc gia, Nhà nước giao cho kiểm lâm và uỷ ban nhân dân địa phương quản lí, vì các cơ quan này có trách nhiệm xử lí.
- Em sẽ báo với các coe quan có thẩm quyền can thiệp.
- Phải có trách nhiệm với tài sản của nhà nước.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày.
+ Tài sản của nhà nước: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nhà văn hoá, khu du lịch
+ Lợi ích công cộng: Đường sá, cầu cống, bệnh viện, trường học, công viên, vốn và tài sản do nhà niứơc đầu tư
- Nghĩa vụ của công dân: Ý thức bảo vệ tài sản, tăng cường quản lí, bảo vệ lợi ích cộng đồng, chống lãng phí, tham ô, tham nhũng, tiết kiệm, tuyên truyền giáo dục thực hiện những qui định của pháp luật, đấu tranh với những hành vi xâm phạm tài sản của nhà nước.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ tài sản của lớp, trường, của xã hội, tiết kiệm trong sử dụng điện nước, có lối sống giản dị, phê bình những hành vi vi phạm tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng, tuyên truyền vận đọng mọi người cùng tham gia thực hiện pháp luật.
- HS trả lời, GV nhận xét bổ sung.
- Lợi ích công cộng.
- Trống chùa ai vỗ thì thùng.
Của chung ai khéo vỗ vùng nên riêng.
- Chưa học làm đã lo ăn bớt.
- Của vào nhà quan như than vào lò.
I Tìm hiểu đặt vấn đề : SGK.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Tài sản nhà nước gồm: Đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên trong lòng đất, nguồn nước, nguồn lợi ở thềm lục địa, vùng trời, phần vốn và tài sản do nhà nước đầu tư
- Tài sản của nhà nước thuộc quyền sở hữu của toàn dân.
- Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.
2. Tầm quan trọng: 
Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là coe sở vật chất để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
3. Nghĩa vụ của công dân:
- bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
- Không được xâm phạm.
- Khi được nhà nước giao quản lí, sử dụng phải bảo quản giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí.
4. Nhà nước quản lí tài sản như thế nào?
- Nhà nước ban hành, tổ chức thực hiện các qui định pháp luật về quản lí và sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân.
- Tuyên truyền giáo dục công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
3. Củng cố: ( 4 phút )
Cho HS làm bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ.
4. Dặn dò: ( 1 phút )
Làm bài tập 1,2,3,4. Học bài và xem trước bài 18.
* Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doccd8.doc
Bài giảng liên quan