Bài giảng Bài 1 : truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
1. Mục đích:
Bồi dưỡng cho học sinh hiểu được nội dungcơ bản lịch sử đánh giặc giữ nước và truyền thống vẻ vang của dân tộc tả trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước: góp phần xây dựng lòng tự hào, tinh thần yêu nước đối với thế hệ trẻ.
2. Yêu cầu:
- Có thái độ học tập tốt, hiểu đúng đủ nội dung của bài.
- Tiếp tục học tập góp phần giữ gìn, kế thừa, phát triển truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và sự nghiệp xây doing bảo vệ Tổ Quốc ngày nay.
II. NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN:
1. Nội dung:
- Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc việt nam.
- Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
2. Thời gian: Toàn bài : 4 tiết.
Lên lớp 4 tiết.
Trọng tâm : phần II, 75 phút.
50. + Chiến thắng Tây Bắc 1952 + Chiến thắng Đông Xuân năm 1953 -1954, đỉnh cao là Chiến Dịch Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải kí Hiệp Định Giơ- Ne-Vơ và rút về nước, Miền Bắc ta hoàn toàn được giải phóng. 6. Cuộc Kháng Chiến Chống Mĩ Cứu Nước ( 1954 – 1975): - Đế Quốc Mĩ thay Thực Dân Pháp xâm lược nước ta, chúng dựng lên chính quyền Tay Sai Ngô Đình Diệm biến Miền Nam nước ta thành Thuộc Địa Kiểu Mới của chúng,lập căn cứ quân sự của chúng, hòng chia cắt lâu dài nước ta. - Nhân dân ta đứng lên đánh Mĩ: + Đồng Khởi, thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miềøn Nam năm 1960 +Đánh bại Chiến Lược Chiến Tranh Đặc Biệt năm 1961 -1965. +Đánh bại Chiến Lược Chiến Tranh Cục Bộ năm 1965 – 1968. +Đánh bại Chiến Lược Việt Nam Hoá Chiến Tranh năm 1968 -1973, cùng với chiến thắng của quân và dân Lào, Campuchia, đập tan cuộc tập kích Chiến Lược Bằng Máy Bay B52 tại Hà Nội, buộc Mĩ phải kí Hiệp Định Pari, rút Quân Mĩ về nước. + Đại Thắng Mùa Xuân Năm 1975, đỉnh cao là Chiến Dịch Hồ Chí Minh, giải phong hoàn toàn Miền Nam, thống nhất nước nhà, cả nước đi lên CNXH. 7 Chiến Tranh Bảo Vệ Tổ Quốc Sau Năm 1975: - Biên Giới Tây Nam. - Biên Giới Phía Bắc. II. TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHỆP ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC: Dựng Nước Đi Đôi Với Giữ Nước: Dựng nước đi đôi với giữ nước là một qui luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta : - Từ cuối thế kỉ III TCN đến nay, dân tộc ta phải tiến hành gần 20 cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc, hàng trăm cuộc khởi và chiến tranh giải phóng dân tộc. Tổng số thời gian dân tộc ta có chiến tranh dài hơn 12 thế kỉ. - Chúng ta đã đẩy lùi quân xâm lược, đập tan bọn tay sai giữ vững nền ĐLDT. Bỡi vì : + Thời kì nào chúng ta cũng cảnh giác, chuẩn bị đề phòng giặc ngay từ thời bình. + Khi chiến tranh xảy ra thực hiện vừa chiến đấu vừa sản xuất. + Giặc đến cả nước đánh giặc, thắng giặc rồi cả nước chăm lo xây dựng đất nước và chuẩn bị đối phó với mưu đồ của giặc. Mọi người đều xác định : nhiệm vụ đánh giặc giữ nước hầu như thường xuyên, cấp thuyết và gắn liền với nhiệm vụ xây dựng đất nước. Đất nước giàu mạnh là điều kiện có ý nghĩa quyết định ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh xâm lược kẻ thù. Lấy Nhỏ Chống Lớn, Lấy Ít Địch Nhiều - Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, bởi vì các cuộc chiến tranh xảy ra, về so sánh lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, kẻ thù thường đông quân hơn ta gấp nhiềulần : +Cuộc kháng chiến chống Tống : Ta có 10 vạn , Địch có 30 vạn. +Cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên: ta 20-30 vạn, địch 50-60 vạn. +Cuộc kháng chiến chống Mãn Thanh :Ta có 10 vạn , địch có 29 vạn. + Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ ,địch nhiều hơn ta nhiều lần. - Các cuộc chiến tranh, rốt cuộc ta đều thắng, một trong các lí do là: + Chúng ta biết lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc giữ nước. +Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều là một tất yếu trở thành truyền thôùng đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do: - Cơ sở tạo nên lònh yêu nước, tinh thần chiến đấu : + Nhân dân ta nhận thức sâu sắc, mình là chủ nhân của đát nước và đất nước là tài sản chung của mọi người dân. + Nhân dân ta có tình cảm sâu sắc đói với quê hương, đất nước, luôn gắn bó thiết tha với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. + Nhân dân ta luôn nắm vững và giải quyết đúng đắn mối quan hệTổ quốc và gia đình, xã hội và con người, nước mất thì nhà tan. + Trong lịch sử đánh giặc giữ nước, dân tộc ta có biết bao anh hùng giám xả thân vì nền độc lập tự do. Tinh thần chiến đấu hi sinh của các anh hùng dân tộc trở thành biểu tượng sáng ngời về lòng yêu nước, mãi mãi trong kí ức người Việt Nam chúng ta khắc sâu tinh thần đó: thà hi sinh tất cả chứ không chiệu mất nước, không chiệu làm nô lệ. “không có gì quí hơn độc lập tự do”. Cả nước chung sức đánh giặc, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện: Cả nước chung sức đánh giặc, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc, để chiến thắng quân xâm lược có lực lượng vật chất lớn hơn ta. - Thời Trần 3 lần đánh thắng Mông – Nguyên, chủ yếu vì “ bấy giờ Vua Tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nên giặc mới bó tay”. - Nghĩa Quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh bởi vì “ Tướng Sĩ một long phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào”, “nên hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương dân chúng”. - Chúng ta thắng thực dân Pháp, đế quốc Mĩ chủ yếu bởi vì , “quân dân nhất trí, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, cả nước là một chiến trường giết giặc”. “ bất kì đàn ông, đàn bà, già, trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì đứng lên đánh Pháp cứu Tổ Quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc thuỗng gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống Thực Dân cứu nước”. Thắng giặc bằng trí thônh minh sáng tạo, bằng tài nghệ thuật quân sự độc đáo. - Trí thông minh sáng tạo được thể hiện trong tài thao lược kiệt xuất của dân tộc thông qua các cuộc đấu tranh giữ nước. Biết phát huy những cái ta có để tạo nến sức mạnh lớn hơn địch, thắng địch như: + Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhều. + Lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. + Phát huy uy lực moi vũ khí có trong tay. + Kết hợp nhiều cách đánh giặc phù hợp linh hoạt. - NTQS Việt Nam là NTQS củaCTNDViệt Nam, NTQS toàn dân đánh giặc. - Trí thông minh sáng tạo, nghệ thuật quân sự độc đáo được thể hiện trong lịch sử đánh giặc của dân tộc. Tiêu biểu như: + Lý Thường Kiệt: tiến công trước, phòng ngự vững chắc, chủ động phản công đúng lúc: “tiên phát chế nhân”. + Trần quốc Tuấn: biết chế ngự sức mạnh kẻ địch và phản công khi chúng suy yếu, mệt mỏi: “Dĩ đoản chế trường”. + Lê Lợi: Đánh lâu dài ,tạo thế lực , tạo thời cơ dành thắng lợi : “Lấy yếu chống mạnh”. + Quang Trung: Biết đánh thần tốc, tấn công mãnh liệt bằng nhiều mũi, nhiều hướng khiến 29 vạn quân thanh không kịp trở tay. + Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ dưới sự lãnh đạo của Đảng: Tổ chức LLVT ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, đánh giặc bằng mọi phưiưng tiện và hình thức. Kết hợp đánh địch trên các mặt trận, quân sự, chính trị, kinh tế, binh vận. Kết hợp đánh du kích và đánh chính qui tác chiến của LLVT địa phương và các binh đoàn chủ lực. Đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng và đô thị. Tạo ra hình thái chiến tranh cài răng lược, xen giữa ta và địch. Buộc địch phải phân tán, đông mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu, luôn bị động đối phó với cách đánh của ta.Chúng phải thua. Đoàn kết quốc tế - Chúng ta đoàn kết với các nước trên bán đảo Đông Dương và các nước trên thế giới. - Mục đích đoàn kết, vì ĐLDT của mõi quốc gia, cùng chống lại sự thống trị của kẻ thù xâm lược. -Đoàn kết quốc tế được biểu hiện trong lịch sử: + Trong cuộc khán chiến chống quân Mông_Nguyên, có sự hỗ trợ của đấu tranh của nhân dân Campuchia ở phía nam; có sự tham giam gia của một đội quân người Trung Quốc trong đạo quân của Trần Nhật Duật cùng chống ách thống trị của quân Mông_Nguyên. + Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ,chống Mĩ nhan dân ta đã được đồng tình ủng hộ và sự giúp đỡ của quốc tế lớn lao. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhân tố quyết định sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đứng lên lật đổ ách thống trị của chế độ Phong Kiến ,Thực Dân: Cách Mạng Tháng Tám thành công, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, giành độc lập thống nhất tổ quốc, đưa cả nước lên XHCN. - Trong giai đoạn Cách Mạng mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược:xây dựng XHCN và bảo vệ tổ quốc Việt nam XHCN, vì dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. . KẾT LUẬN BÀI - Lịch sử Việt Nam trải qua hành ngàn năm dựng nước và giữ nước, đầy gian khổ nhưng rất vinh quang. -Dân tộc Việt Nam có một truyền thóng đánh giặc giữ nước rất vẻ quang, rất đáng tự hào. -Truyền thống cao quí của dân tộc đã và đang được các thế hệ người Việt Nam nhất là thế hệ trẻ ngày nay gìn giữ, kế thừa, phát triển tronh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN giai đoạn mới. C . KẾT THÚC GIẢNG DẠY 1. Hệ thống nội dung đã giảng dạy trong bài - Lịch sử đánh giặc của dân tộc Việt Nam - Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. 2. Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu : Tập trung 2 vấn đề: - Nêu vắn tắt lịch sử đánh giặc của dân tộc - Truyền thống vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước (trọng tâm) 3. Nhận xét đánh giá kết quả buổi học
File đính kèm:
- BAØI 1.doc